MitMat_MitMat

New Member

Download miễn phí Đề tài Doanh nghiệp Việt nam trong tiến trình hội nhập AFTA - Vấn đề và giải pháp





Trong những năm gần đây, với sự hướng dẫn và hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước về khung khổ pháp lý, về đổi mới chính sách kinh tế vĩ mô, về thuận lợi hoá môi trường kinh doanh cũng như những hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp về việc nâng cao các nguồn lực cho sự phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến nhất định trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, hội nhập AFTA nói riêng. Tuy nhiên, tuỳ theo điều kiện và khả năng phát triển cụ thể, phần lớn các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vẫn còn lúng túng cả trong nhận thức cũng như xây dựng chiến lược, kế hoạch, bước đi cần thiết trong tiến trình hội nhập, trước hết là hội nhập AFTA. Chính bản luận án này là tài liệu tạo cơ sở lý luận và phương pháp luận cho tiến trình hội nhập AFTA của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.

Luận án đã thực hiện được một số công việc sau đây:

- Đã hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và cơ sở thực tiễn về hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, hội nhập AFTA nói riêng đối với các doanh nghiệp thông qua việc làm rõ khái niệm, bản chất và các loại hình hội nhập kinh tế quốc tế; làm rõ mục tiêu, chương trình hoạt động của AFTA; khẳng định vai trò và những điều kiện cần thiết đối với doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập AFTA và bước đầu rút kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của một số quốc gia trong khu vực.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


giá thành có thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực để đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này chủ yếu vẫn là gia công xuất khẩu. Toàn bộ các mặt hàng quần áo và hàng may sẵn mặc dù hiện đang có mức thuế suất cao nhưng đều đã được để ở danh mục cắt giảm. Tuy nhiên, mặt hàng này vẫn còn có thể gặp phải những vướng mắc về vấn đề hạn chế số lượng hàng nhập khẩu.
Đối với ngành điện - điện tử:
Các nước ASEAN đã đi trước Việt Nam một bước trong việc phát triển ngành điện - điện tử. Các nước ASEAN đã đưa các mặt hàng thuộc lĩnh vực này vào danh mục cắt giảm thuế ngay để đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của mình. Hiện nay, chỉ có một số ít các sản phẩm được các nước để trong danh mục loại trừ tạm thời với một tiến trình giảm chậm như: các sản phẩm biến thế điện công suất thấp, thiết bị âm thanh, ti vi, đèn neon và điện cực của Thái lan, máy phát điện công suất thấp, đèn hình, một số thiết bị đIện của Indonesia, đài, tivi của Philippines.
Đối với ngành cơ khí đóng tầu:
Mặc dù là ngành được chính phủ quan tâm từ nhiều năm nay, song so với trình độ của các nước ASEAN thì Việt Nam vẫn còn yếu kém so với các nước như: Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái lan. Đối với ngành này, phần lớn các mức thuế áp dụng hiện nay cho tầu thuỷ nhập khẩu là 0%. Để hỗ trợ lớn nhất cho ngành đóng tầu trong nước, trong tiến trình thực hiện CEPT, các mức thuế sẽ được nâng lên một cách phù hợp cho các sản phẩm đóng tàu mà trong nước có thể sản xuất, lắp ráp được và sau đó sẽ đưa vào lịch trình giảm thuế chậm nhất. Đồng thời sẽ sửa đổi các mức thuế suất đối với linh kiện, phụ tùng cơ khí, điện một cách hợp lý nhất theo tỷ lệ nội địa hoá để tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài vào sản xuất các sản phẩm, linh kiện của ngành đóng tầu.
Đối với sản phẩm mỹ phẩm và chất tẩy rửa:
Hiện nay, sản xuất trong nước đối với mặt hàng mỹ phẩm và chất tẩy rửa đã đáp ứng đáng kể nhu cầu trong nước về chất lượng, mẫu mã và giá cả. Tuy nhiên, phần lớn các chế phẩm dùng làm nguyên liệu cho đầu vào được nhập khẩu, mà trong đó một phần đáng kể từ ASEAN. Hiện nay các nước ASEAN đều đã đưa các mặt hàng này vào danh mục cắt giảm ngay, ngoại trừ chất tẩy rửa của Indonesia được để trong danh mục loại trừ tạm thời. Trên thực tế việc đưa các sản phẩm này vào danh mục cắt giảm thuế quan không ảnh hưởng nhiều đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.
Đối với ngành xi măng:
So sánh với khả năng cạnh tranh của các nước trong khu vực, xi măng sản xuất trong nước sẽ phần nào có lợi thế về các chi phí vận tải, bảo hành và thị hiếu tiêu dùng. Song yếu tố quan trọng là giá thành sản xuất lại là một trong những mặt không thuận lợi của các doanh nghiệp Việt Nam và cần có một thời gian tương đối dài đầu tư thì ngành này mới có mặt bằng giá thành tương đương khu vực. Hiện nay, phần lớn các nước ASEAN đều đã đưa mặt hàng này vào danh mục cắt giảm với tiến trình giảm nhanh, ngoại trừ Malaysia. Hơn nữa, ngay với hàng rào bảo hộ hiện nay, lượng xi măng nhập khẩu từ các nước ASEAN, đặc biệt từ Indonesia và Thái lan đã chiếm một tỷ trọng lớn. Hiện mặt hàng này được Chính phủ đưa vào danh mục giảm thuế chậm nhất.
Thực tế thời gian qua đã cho thấy, ASEAN đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt nam. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước ASEAN năm 2000 ước tính 7 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt gần 3 tỷ USD chiếm 1/ 4 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàI FDI từ các nước ASEAN vào Việt Nam ước tính đạt gần 4 tỷ USD tính đến 2000, chiếm tỷ trọng gần 20% tổng số vốn FDI. Như vậy, những lợi ích to lớn thu được từ các quan hệ hợp tác kinh tế – thương mại giữa Việt nam với các nước trong khối ASEAN cho thấy các nguồn lợi kinh tế là những động lực lớn nhất thúc đẩy cho quá trình xúc tiến thực thi các cam kết của Việt Nam nhằm duy trì và gia tăng hơn nữa các lợi ích thu được từ quá trình liên kết kinh tế trong ASEAN.
2.2.4. Tình hình liên quan đến sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam [20], [21], [23], [30], [34], [53]
Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 1999, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam ở thứ hạng 48/59 nước được xem xét. Phần lớn hàng hoá xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đều có giá thành cao, chất lượng không ổn định, mẫu mã chủng loại còn cùng kiệt nàn, bao bì kém hấp dẫn, khả năng giao hàng không chắc chắn. Giải thích tình trạng này, hầu hết các doanh nghiệp đều đổ lỗi cho thiếu vốn và thiết bị lạc hậu. Hơn 90% doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ. So sánh các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam với Hoa Kỳ về vốn bình quân/doanh nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hoa Kỳ so với ta lớn hơn 500 lần; tương tự các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản hơn ta 300 lần, của Thái Lan hơn ta 150 lần. [53]
Phần lớn các doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ, rất dễ bị tổn thương trước biến động của thị trường. Hiện có gần 30% doanh nghiệp tư nhân có mức vốn dưới 100 triệu đồng. Số doanh nghiệp tư nhân có vốn 10 tỷ đồng trở lên chỉ chiếm 1,0%, 100 tỷ đồng trở lên chỉ chiếm 0,1% tổng số doanh nghiệp. Nguồn vốn tự có và tự tích luỹ cho đầu tư còn rất hạn chế. Phần lớn họ phải đi vay từ bè bạn và gia đình, từ khu vực phi chính thức. Chỉ 1/3 số doanh nghiệp tư nhân vay được vốn từ hệ thống ngân hàng (chủ yếu là ngân hàng thương mại cổ phần) và nguồn vốn này chỉ chiếm chưa đầy 20% tổng số nguồn vốn vay của họ.
Các doanh nghiệp Nhà nước tuy thuận lợi hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng nhưng phần đông cũng đang hoạt động trong tình trạng thiếu vốn, chiếm dụng vốn lẫn nhau. Năm 2000, vốn bình quân của một Tổng công ty 91 là 3885 tỷ đồng, trong đó 5 Tổng công ty có mức dưới quy định 1000 tỷ đồng (Công nghiệp tàu thuỷ, cà phê, Lương thực miền Nam, Lương thực miền Bắc, thuốc lá). Trình độ công nghệ, thiết bị máy móc trong các doanh nghiệp Việt Nam rất lạc hậu so với các nước trong khu vực. Máy móc, thiết bị thuộc nhiều thế hệ, chủng loại, nguồn gốc khác nhau.
Theo kết quả khảo sát của Bộ Khoa học - Công nghệ và môi trường, tại nhiều doanh nghiệp Nhà nước thuộc 7 ngành khác nhau, máy móc thiết bị của ta lạc hậu so với thế giới từ 10 đến 20 năm, mức độ hao mòn hữu hình từ 30 đến 50%. Thời gian khấu hao tài sản cố định kéo dài bình quân từ 10 đến 12 năm trong khi mức khấu hao bình quân của thế giới chỉ từ 7 đến 8 năm. Trình độ của các chủ doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung còn rất hạn chế, đặc biệt là đối với các chủ doanh nghiệp tư nhân: chỉ có 31% đạt trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên. Hơn 60% số lao động trong các doanh nghiệp tư nhân chưa học hết lớp 10 và phần lớn lao động là thủ công.
Xét trên cả hệ thống doanh nghiệp Việt Nam, mối liên kết giữa các doanh nghiệp còn rất lỏng lẻo, chỉ cạnh tranh mà thiếu sự hợp tác phát triển, đặc biệt giữa các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghi

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Yếu tố tác động đến văn hóa doanh nghiệp của các công ty du lịch tại việt nam Văn hóa, Xã hội 0
D Xây dựng văn hoá doanh nghiệp cho các doanh nghiệp việt nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế Văn hóa, Xã hội 0
D Chiến lược marketing SME doanh nghiệp là việt coffee Luận văn Kinh tế 0
D Đề án Đặc điểm kế toán ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 3
D Thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Vấn Đề Hoàn Thiện Kế Toán Hoạt Động Đầu Tư Góp Vốn Liên Doanh Trong Các Doanh Nghiệp Tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành thép việt nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu tác động của cam kết lao động trong hiệp định thương mại EVFTA đến quan hệ lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích ngành đồ uống nước giải khát Doanh nghiệp Suntory Pesico Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Mô hình thương mại điện tử của Alibaba và bài học cho doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top