bebongy

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

CHƯƠNG I 1
SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO HỘ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP 1
PHI THUẾ VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC 1
A.SỰ CẦN THIẾT PHẢI ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO HỘ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC. 1
I.SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO HỘ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC. 1
1.TÍNH CẦN THIẾT CHUNG PHẢI BẢO HỘ CỦA CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI. 1
2.SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO HỘ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC CỦA VIỆT NAM. 1
II.PHƯƠNG THỨC BẢO HỘ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC. 2
1.CÁC BIỆN PHÁP BẢO HỘ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC. 2
A.BIỆN PHÁP THUẾ QUAN 2
B.CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ (NTM) 3
C.SỰ KẾT HỢP GIỮA HAI BIỆN PHÁP ĐỂ BẢO HỘ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC. 5
2.CÁC NTM ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ BẢO HỘ. 5
3.THỜI GIAN BẢO HỘ. 6
4.CÁC NGÀNH ĐƯỢC BẢO HỘ. 6
5.XU HƯỚNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC NTM ĐỂ BẢO HỘ. 6
B.KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG CÁC NTM ĐỂ BẢO HỘ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC. 7
I.THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC NTM CỦA HOA KỲ. 7
II.THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC NTM CỦA THÁI LAN. 8
1.HẠN NGẠCH NHẬP KHẨU. 8
2.CẤP PHÉP NHẬP KHẨU. 8

chương I
Sự cần thiết phải bảo hộ sản xuất trong nước bằng các biện pháp
phi thuế và kinh nghiệm của một số nước
A.Sự cần thiết phải áp dụng các biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước.
I.Sự cần thiết phải bảo hộ sản xuất trong nước.
1.Tính cần thiết chung phải bảo hộ của các quốc gia trên thế giới.
Không một nước nào, dù là nước có nền kinh tế hùng mạnh như Hoa Kỳ, lại không có nhu cầu phải bảo hộ một số ngành sản xuất trong nước.
Tuy nhiên, mục tiêu bảo hộ lại khá đa dạng. Đối với những nền kinh tế phát triển thì mục tiêu chính của việc bảo hộ là nhằm duy trì việc làm cho những nhóm lớn người lao động có kỹ năng tương đối thấp. Mặc dù không phải là lực lượng tạo ra sức cạnh tranh chủ yếu cho nền kinh tế, nhưng những nhóm người này có sức mạnh chính trị đáng kể, buộc các chính đảng được họ hậu thuẫn phải quan tâm đặc biệt tới lợi ích của họ. Những nhóm điển hình là lao động trong lĩnh vực dệt may, nông nghiệp, luyện kim đen.
Trong khi đó, mục tiêu bảo hộ của những nước có trình độ phát triển kinh tế trung bình và thấp lại chủ yếu nhằm duy trì và phát triển một số ngành sản xuất quan trọng và có nhiều tiềm năng trở thành ngành cạnh tranh trong tương lai. Chẳng hạn, Malaysia hết sức cố gắng để bảo hộ ngành sản xuất ô tô. Thái Lan tiếp tục duy trì bảo hộ ở mức cao với một số ngành điện tử, cơ khí, đường. Trung Quốc duy trì mức bảo hộ cao nhất có thể được với ngành ô tô, thép, thuốc lá.
Ngoài ra, các nước này còn có thể phải duy trì bảo hộ nhằm đạt được các mục tiêu khác. Chẳng hạn, Trung Quốc phải tiếp tục bảo hộ trong một thời gian nhất định nhiều ngành sản xuất nhằm tránh cho các doanh nghiệp sở hữu nhà nước khỏi bị phá sản nhanh chóng. Đây là điểm khác biệt nổi bật giữa các nước đang chuyển đổi với các nước công nghiệp phát triển. Tại các nước công nghiệp phát triển, những nhóm người lao động tại các ngành đang suy thoái hay có năng suất thấp (dệt may, nông nghiệp) có sức mạnh chính trị đáng kể. Trong khi đó, tại các nước đang chuyển đổi, các doanh nghiệp sở hữu nhà nước lại có sức mạnh chính trị to lớn mà việc bảo hộ chúng có ý nghĩa quan trọng đặc biệt.
2.Sự cần thiết phải bảo hộ sản xuất trong nước của Việt Nam.
Việt Nam là nước đang phát triển với trình độ phát triển kinh tế còn rất thấp. Nền kinh tế của Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường, các yếu tố của kinh tế thị trường còn chưa được tạo lập đồng bộ và còn nhiều khiếm khuyết.
Hệ thống pháp luật, công cụ quan trọng để quản lý nhà nước trong kinh tế thị trường, vừa thiếu vừa chưa đồng bộ lại chồng chéo, chưa tạo được môi trường pháp lý bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Các chính sách tài chính, tiền tệ, xuất nhập khẩu cũng đang trong tình trạng tương tự.
Với nền kinh tế kém phát triển, công nghệ lạc hậu, nếu không có chiến lược bảo hộ đúng đắn thì nhiều ngành sản xuất trong nước sẽ không thể đứng vững được trước sức ép cạnh tranh gay gắt của hàng nhập khẩu
Đứng trước xu hướng tất yếu của tự do hóa thương mại và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, với năng lực cạnh tranh yếu kém của nhiều ngành sản xuất, vấn đề phải bảo hộ để thúc đẩy sản xuất trong nước và phát triển kinh tế trở nên hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc bảo hộ phải có chọn lọc, có điều kiện, có thời hạn và phải giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa hội nhập và bảo hộ về mặt thời gian và “độ trưởng thành” một cách chủ động.
Một số ngành công nghiệp non trẻ hiện gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với hàng nhập khẩu nhưng trong tương lai có thể có sức cạnh tranh cao nếu được hưởng những hỗ trợ nhất định và được bảo hộ bằng những chính sách phi thuế thích hợp trong một thời gian cần thiết.
Cũng cần bảo hộ một số ngành tuy hiện nay cạnh tranh kém nhưng tỏ ra có tiềm năng về dài hạn. Một mặt, phần lớn những ngành này yêu cầu hàm lượng vốn lớn, khả năng cạnh tranh và phát triển dựa trên công nghệ hiện đại. Mặt khác, đây lại là những ngành công nghiệp chiếm vị trí quan trọng, cần được đầu tư phát triển hợp lý để tạo nên xương sống cho nền kinh tế (luyện kim, hóa dầu, xi măng...). Cần có những biện pháp bảo hộ thích hợp để các ngành này tránh được nguy cơ phá sản và dần dần nâng cao khả năng cạnh tranh trong tương lai.
II.cách bảo hộ sản xuất trong nước.
1.Các biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước.
a.Biện pháp thuế quan
Ưu điểm:
ã Rõ ràng
Giả sử đối với một hàng hóa nhập khẩu nào đó ngoài thuế quan không hề bị áp dụng bất kỳ một biện pháp hạn chế thương mại nào khác thì lợi thế của hàng hóa sản xuất trong nước so với hàng nhập khẩu chính là mức thuế nhập khẩu.
Sự minh bạch, rõ ràng của thuế quan là một ưu điểm lớn của biện pháp bảo hộ. Trong WTO thuế quan được thừa nhận là công cụ hợp pháp bảo hộ sản xuất trong nước. NTBs phải được xoá bỏ hay thuế hóa.
ã ổn định, dễ dự đoán
Qua nhiều vòng đàm phán đa phương, thuế quan ngày càng có xu thế ổn định và dễ dự đoán. Sau Vòng đàm phán Uruguay, tất cả các nước thành viên WTO đều phải ràng buộc 100% các dòng thuế đối với các sản phẩm nông nghiệp. Đối với các sản phẩm công nghiệp, các nước phát triển đã ràng buộc 99% các dòng thuế, các nước đang phát triển ràng buộc 73% và các nước có nền kinh tế chuyển đổi ràng buộc 98%. Các con số này đảm bảo mức độ tiếp cận thị trường an toàn hơn cho các nhà đầu tư và kinh doanh quốc tế.
ã Dễ đàm phán cắt giảm mức bảo hộ
Vì thuế quan là công cụ bảo hộ mang tính rõ ràng hơn cả nên trong khuôn khổ các cuộc đàm phán song phương và đa phương, thuế quan luôn là đối tượng đàm phán cắt giảm. Một điểm đáng chú ý khác là trong khuôn khổ đàm phán đa phương, thuế quan có thể được tiến hành cắt giảm theo công thức. Trong và sau Vòng đàm phán Uruguay, trong khuôn khổ WTO còn nổi lên xu hướng cắt giảm thuế quan theo ngành (ví dụ: mức thuế 0% áp dụng cho nhiều sản phẩm của các ngành dược phẩm, sắt thép, sản phẩm công nghệ thông tin...).
Nhược điểm:
Một nhược điểm dễ thấy của thuế quan là không tạo được rào cản nhanh chóng. Trước các tình thế khẩn cấp như hàng nhập khẩu tăng nhanh gây tổn hại hay đe dọa gây tổn hại cho ngành sản xuất nội địa, các NTB như cấm nhập khẩu, hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu không tự động... tỏ ra hữu hiệu hơn, có khả năng ngay lập tức chặn đứng dòng nhập khẩu.
b.Các biện pháp phi thuế (NTM)
Ngoài thuế quan ra, tất cả các biện pháp khác, dù là theo quy định pháp lý hay tồn tại trên thực tế, ảnh hưởng đến mức độ và phương hướng nhập khẩu được gọi là các NTM. Mỗi NTM có thể có một hay nhiều thuộc tính như áp dụng tại biên giới hay nội địa, được duy trì một cách chủ động hay bị động, phù hợp hay không phù hợp với thông lệ quốc tế, nhằm bảo hộ hay không bảo hộ...
Ưu điểm:
ã Phong phú về hình thức Có thể chia các NTM thành các nhóm lớn sau:
- Các biện pháp hạn chế định lượng (như cấm, hạn ngạch, giấy phép);
- Các biện pháp quản lý giá (như trị giá tính thuế quan tối thiểu, giá nhập khẩu tối đa, phí thay đổi, phụ thu);
- Các biện pháp liên quan tới doanh nghiệp (như doanh nghiệp thương mại nhà nước);
- Các biện pháp kỹ thuật (như quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn, thủ tục xác định sự phù hơp, yêu cầu về nhãn mác, kiểm dịch động thực vật);
- Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời (như tự vệ, trợ cấp và các biện pháp đối kháng, biện pháp chống bán phá giá);
- Các biện pháp liên quan tới đầu tư (như thuế suất thuế nhập khẩu phụ thuộc tỷ lệ nội địa hóa, hạn chế tiếp cận ngoại tệ, yêu cầu xuất khẩu, ưu đãi gắn với thành tích xuất khẩu);
- Các biện pháp khác (như tem thuế, biểu thuế nhập khẩu hay thay đổi, yêu cầu đảm bảo thanh toán, yêu cầu kết hối, thủ tục hành chính, thủ tục hải quan, mua sắm chính phủ, quy tắc xuất xứ).: nhiều NTM khác nhau có thể đáp ứng cùng một mục tiêu, áp dụng cho cùng một mặt hàng
Các NTM trong thực tế rất phong phú về hình thức nên tác động, khả năng và mức độ đáp ứng mục tiêu của chúng cũng rất đa dạng. Do đó, nếu sử dụng NTM để phục vụ một mục tiêu đề ra thì có thể có nhiều sự lựa chọn, kết hợp hơn mà không bị gò bó chật hẹp trong khuôn khổ một công cụ duy nhất như thuế quan. Ví dụ: để nhằm hạn chế nhập khẩu phân bón, có thể đồng thời áp dụng các biện pháp hạn ngạch nhập khẩu, cấp giấy phép nhập khẩu không tự động, đầu mối nhập khẩu, phụ thu nhập khẩu.
ã Đáp ứng nhiều mục tiêu: một NTM có thể đồng thời đáp ứng nhiều mục tiêu với hiệu quả cao
Mỗi quốc gia thường theo đuổi nhiều mục tiêu trong chính sách kinh tế, thương mại của mình. Các mục tiêu đó có thể là: (i) bảo hộ sản xuất trong nước, khuyến khích phát triển một số ngành nghề; (ii) bảo vệ an toàn sức khỏe con người, động thực vật, môi trường; (iii) hạn chế tiêu dùng; (iv) đảm bảo cân bằng cán cân thanh toán; (v) bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, v.v... Các NTM có thể đồng thời phục vụ hiệu quả nhiều mục tiêu khác nhau khi việc sử dụng công cụ thuế quan không khả thi hay không hữu hiệu bằng.
Ví dụ: quy định về vệ sinh kiểm dịch đối với nông sản nhập khẩu vừa đảm bảo an toàn sức khỏe con người, động thực vật lại vừa gián tiếp bảo hộ sản xuất nông nghiệp trong nước một cách hợp pháp. Hay cấp phép không tự động đối với dược phẩm nhập khẩu vừa giúp bảo hộ ngành dược nội địa, dành đặc quyền cho một số đầu mối nhập khẩu nhất định, quản lý chuyên ngành một mặt hàng quan trọng đối với sức khỏe con người, phân biệt đối xử với một số nước cung cấp nhất định.
ã Nhiều NTM chưa bị cam kết ràng buộc cắt giảm hay loại bỏ
Do NTM thường mang tính mập mờ, mức độ ảnh hưởng không rõ ràng như những thay đổi định lượng của thuế quan, nên tác động của chúng có thể lớn nhưng lại là tác động ngầm, có thể che đậy hay biện hộ bằng cách này hay cách khác. Hiện nay các hiệp định của WTO chỉ mới điều chỉnh việc sử dụng một số NTM nhất định. Trong đó, tất cả các NTM hạn chế định lượng Các NTM hạn chế định lượng như cấm nhập khẩu, hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu không tự động v.v... gây cản trở, bóp méo thương mại và thường bị coi là các NTB (NTBs). đều không được phép áp dụng, trừ trường hợp ngoại lệ.
Một số NTM khác tuy có thể nhằm mục tiêu hạn chế nhập khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước nhưng vẫn được WTO cho phép áp dụng với điều kiện tuân thủ những quy định cụ thể, rõ ràng, khách quan. Chẳng hạn như tiêu chuẩn kỹ thuật, biện pháp kiểm dịch động thực vật, tự vệ, thuế chống bán phá giá, các biện pháp chống trợ cấp, thuế đối kháng, hỗ trợ nông nghiệp dạng hộp xanh.
Ngoài ra, vẫn có thể tiếp tục áp dụng mà chưa bị yêu cầu cắt giảm hay loại bỏ những NTM chưa xác định được sự phù hợp hay không phù hợp với các quy định của WTO. Những NTM này có thể do WTO chưa có quy định điều chỉnh hay có quy định nhưng rất chung chung và trên thực tế rất khó có thể xác định được tính phù hợp hay không phù hợp với quy định đó, hay chúng vẫn là một thực tế được thừa nhận chung. Chẳng hạn như yêu cầu đặt cọc, trả thuế nhập khẩu trước, v.v...
Nhược điểm:
ã Không rõ ràng và khó dự đoán
Các NTM trên thực tế thường được vận dụng dựa trên cơ sở đoán chủ quan, thậm chí tuỳ tiện, của nhà chức trách về sản xuất và nhu cầu tiêu thụ trong nước. Chẳng hạn để xác định hạn ngạch nhập khẩu phân bón trong năm tới, Chính phủ phải dự kiến được công suất sản xuất trong nước có khả năng đáp ứng được bao nhiêu phần trăm tổng nhu cầu về phân bón của toàn ngành nông nghiệp.
Trong bối cảnh nền kinh tế ngày nay rất phức tạp và thường xuyên biến động, việc đưa ra một đoán tương đối chính xác là rất khó khăn. Nếu đoán không chính xác sẽ có ảnh hưởng xấu đến sản xuất trong nước. Ví dụ như gây ra thiếu hụt trầm trọng nguồn cung cấp phân bón khi sản xuất trong nước vào thời vụ, đẩy giá tăng vọt (sốt nóng) hay trái lại, dẫn đến tình trạng cung vượt cầu quá lớn trên thị trường làm giá sụt giảm (sốt lạnh). Điều này đồng nghĩa với việc các quyết định sản xuất và kinh doanh sẽ chịu rủi ro cao hơn.
Sử dụng NTM cũng thường làm nhiễu tín hiệu chỉ dẫn quyết định của người sản xuất và người tiêu dùng trong nước, tín hiệu chỉ dẫn việc phân bổ nguồn lực trong nội bộ nền kinh tế (chính là giá thị trường), phản ánh không trung thực lợi thế cạnh tranh thực sự. Do đó, khả năng xây dựng kế hoạch đầu tư sản xuất kinh doanh hiệu quả trong trung và dài hạn của người sản xuất bị hạn chế.
Tác động của các NTM thường khó có thể lượng hóa được rõ ràng như tác động của thuế quan. Nếu mức bảo hộ thông qua thuế quan đối với một sản phẩm có thể dễ dàng được xác định bằng chính thuế suất đánh lên sản phẩm đó thì mức độ bảo hộ thông qua NTM là tổng mức bảo hộ của các NTM riêng rẽ áp dụng cho cùng một sản phẩm. Bản thân mức độ bảo hộ của mỗi NTM cũng chỉ có thể được ước lượng một cách tương đối. Cũng vì mức độ bảo hộ của các NTM không dễ xác định nên rất khó xây dựng một lộ trình tự do hóa thương mại rõ ràng như với bảo hộ chỉ bằng thuế quan.
ã Khó khăn, tốn kém trong quản lý
Vì khó đoán nên các NTM thường đòi hỏi chi phí quản lý cao và tiêu tốn nhân lực của nhà nước để duy trì hệ thống điều hành, kiểm soát bằng NTMs.
Một số NTM thuộc thẩm quyền và phạm vi quản lý của nhiều cơ quan với những mục tiêu khác nhau, đôi khi còn mâu thuẫn nhau, nên có thể gây khó khăn cho bản thân các nhà hoạch định chính sách, quản lý, và các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế trong việc xây dựng, sử dụng, tiếp cận thông tin cũng như đánh giá tác động của các NTM này.
Các doanh nghiệp sản xuất chưa chú trọng đến tiếp cận thông tin và chưa có ý thức xây dựng, đề xuất các NTM để bảo hộ sản xuất, còn trông chờ vào nhà nước tự quy định. Do đó, thực tế là các doanh nghiệp thường phải tốn kém chi phí vận động hành lang để cơ quan chức năng ra quyết định áp dụng NTM nhất định có lợi cho mình.
Ngoài ra, có những NTM bị động là những NTM tồn tại trên thực tế ngoài ý muốn của các nhà hoạch định chính sách như bộ máy quản lý thương mại quan liêu, năng lực thấp của các nhân viên hải quan, các văn bản pháp lý không được công bố công khai,...
ã Nhà nước không hay ít thu được lợi ích tài chính
Việc sử dụng các NTM phục vụ mục tiêu hạn chế nhập khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước hầu như không đem lại nguồn thu tài chính trực tiếp nào cho nhà nước mà thường chỉ làm lợi cho một số doanh nghiệp hay ngành nhất định được bảo hộ hay được hưởng ưu đãi, đặc quyền, như được phân bổ hạn ngạch, được chỉ định làm đầu mối nhập khẩu. Điều này còn dẫn đến sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nội bộ nền kinh tế.
c.Sự kết hợp giữa hai biện pháp để bảo hộ sản xuất trong nước.
Các biện pháp thuế quan và NTM là hai công cụ bảo hộ sản xuất quan trọng đối với mọi quốc gia. Do mỗi công cụ đều có điểm mạnh, yếu đặc thù nên chúng thường được sử dụng bổ sung lẫn nhau nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Mặc dù về lý thuyết, WTO và các định chế thương mại khu vực thường chỉ thừa nhận thuế quan là công cụ bảo hộ hợp pháp duy nhất nhưng thực tế đã chứng minh rằng các nước không ngừng sử dụng các NTM mới, vừa đáp ứng mục đích bảo hộ, vừa không trái với thông lệ quốc tế.
Mức độ hiệu quả của bảo hộ có tăng lên nhiều hay không còn phụ thuộc vào tính linh hoạt có chọn lọc, có định hướng của chính phủ các nước trong việc áp dụng NTMs bổ trợ cho biện pháp thuế quan. Nếu biết kết hợp hài hòa và tinh tế hai công cụ này, sản xuất trong nước sẽ được bảo hộ, hỗ trợ có thời hạn để nâng cao sức cạnh tranh nhằm từng bước thích nghi với các định chế và nguyên tắc chung của môi trường thương mại quốc tế.
2.Các NTM được sử dụng để bảo hộ.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

DangHoangNguyen

New Member
Re: [Free] Sự cần thiết phải bảo hộ sản xuất trong nước bằng các biện pháp phi thuế và kinh nghiệm của một số nước

download
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Sự cần thiết phải bảo hộ sản xuất trong nước bằng các biện pháp phi thuế và kinh nghiệm của một số nước

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Môn đại cương 0
D Sự cần thiết để phát triển du lịch văn hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa Công nghệ thông tin 0
R Vốn đầu tư một yếu tố cần thiết để thúc đẩy sự tăng trưởng ở xí nghiệp vật tư chế biến hàng xuất khẩ Luận văn Kinh tế 0
N Sự cần thiết khách quan và vai trò của bảo hiểm y tế Luận văn Kinh tế 0
T Vốn cố định và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của các doanh nghiệp trong đi Luận văn Kinh tế 0
B Phân tích sự cần thiết của việc ứng dụng Marketing trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
K Sự cần thiết của marketing địa phương trong việc thu hút đầu tư tại các địa phương ở Việt Nam hiện n Luận văn Kinh tế 0
B Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán chi phí SX và giá thành sản phẩm nói chung và ở chi nh Luận văn Kinh tế 0
P Sự cần thiết ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân Luận văn Kinh tế 0
D Giải quyết việc làm, sự cần thiết của chương trình cho vay tài trợ giải quyết việc làm (cvttgqvl) Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top