Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm vừa qua tình hình kinh tế xã hội nước ta đã có nhiều thay đổi quan trọng, đánh dấu bước ngoặt trên con đưòng phát triển: chỉ tiêu tăng trưởng luôn được duy trì, trung bình năm khoảng 7%, các chỉ báo xoá đói giảm nghèo, phát triển con người, bình đẳng giới tương đối khả quan trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế với xuất phát điểm thấp, bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều biến động không thuận lợi. Những thành tựu đó do đường lối đổi mới đã được Đảng và Nhà nước ta đề ra và thực hiện thông qua các chính sách và biện pháp trên mọi lĩnh vực trong đó các chính sách về tiền lương
Tiền lương là một trong những công cụ kinh tế cực kỳ quan trọng và vô cùng nhạy cảm trong đời sống kinh tế - chính trị và xã hội của bất cứ một quốc gia nào. Đồng thời, tiền lương cũng là một trong những vấn đề cực kỳ phức tạp trên cả phương diện lý thuyết và thực tiễn. Chính vì vậy, sự cần thiêt của việc nghiên cứu tiền lương nhất là về tiền lương tối thiểu phải luôn luôn được xã hội quan tâm trao đổi thường xuyên và liên tục để có thể giúp các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà chức trách có được một cái nhìn đầy đủ, toàn diện, chính xác và sâu sắc hơn nữa về “đòn bẩy” kinh tế đặc biệt quan trọng này.
Là một sinh viên của chuyên ngành kinh tế lao động, em đã được học về một số vấn đề liên quan tới tiền lương, đăc biệt là đã nhận thấy được tầm quan trọng và tính cấp thiết của tiền lương tối thiểu - vấn đề quan trọng bậc nhất trong nền tài chính quốc gia trong giai đoạn hiện nay. Thông qua việc thực hiện đề án em muốn tìm hiểu rõ hơn về một nội dung môn học của mình. Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế nên đề án của em còn nhiều sai sót, mong cô hướng dẫn và chỉ bảo để em hoàn thành đề án hoàn thiện hơn. Em xin chân thành Thank cô giáo Nguyễn Phương Mai!

NỘI DUNG

I. Cơ sở lý luận
1. Thị trường lao động, tiền lương và tiền lương tối thiểu
1.1 Hàng hoá sức lao động và giá cả sức lao động
Trong nền kinh tế thị trường, mọi yếu tố đầu vào của sản xuất đều là hàng hoá kể cả yếu tố sức lao động. Nó là một loại hàng hoá đặc biệt, là một yếu tố chủ yếu của quá trình sản xuất, nhưng khác với các tư liệu sản xuất ở chỗ nó đưa các yếu tố khác của sản xuất nào hoạt động và tạo ra một giá trị mới, lớn hơn giá trị ban đầu. Hàng hoá sức lao động cũng giống như mọi hàng hoá khác đều có giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị sức lao động bao gồm giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết để bù đắp lại sức lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất, giá trị những chi phí để nuôi dưỡng con người trước và sau tuổi có khả năng lao động, giá trị của những chi phí cần thiết cho việc hoc hành. Những chi phí này không chỉ phụ thuộc vào nhu cầu tự nhiên và sinh lý của con người mà còn phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội. Do vậy giá trị sức lao động không phải là yếu tố cố định, nó thường xuyên thay đổi giữa các giai đoạn phát triển của lịch sử và có thể khác nhau giữa các nước các vùng. Trong kinh tế thị trường giá cả sức lao động có thể dao động quanh giá trị của nó tuỳ từng trường hợp vào quan hệ cung cầu sức lao động. Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động chỉ thể hiện rõ trong quá trình người chủ sử dụng sức lực của người làm thuê, nghĩa là trong việc tiêu dùng sức lao động của người làm thuê
Và cũng như mọi hàng hoá khác, hàng hoá sức lao động cũng được đem ra trao đổi mua bán trên thị trường. Đó là thị trường lao động
1.2 Thị trường lao động
Có khá nhiều định nghĩa về thị trường lao động, mặc dù còn có những điểm khác biệt nhưng các định nghĩa hiện có đều thống nhất với nhau về mặt nội dung cơ bản và được nêu ra như sau: Thị trường lao động là nơi thực hiện các quan hệ xã hội giữa người bán sức lao động (người làm thuê) và người mua sức lao động (người sử dụng lao động) thông qua các hình thức thoả thuận về giá cả (tiền công, tiền lương) và các điều kiện làm việc khác trên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản, bằng miệng hay thông qua các dạng hợp đồng lao động hay thoả thuận khác
Thị trường lao động chỉ có thể được hình thành khi hội đủ các yếu tố sau: 1) Có nền kinh tế hàng hoá phát triển theo cơ chế thị trường. 2) Có định chế pháp luật cho phép tồn tại thị trường lao động. 3) Người lao động không sở hữu tư liệu sản xuất đủ đảm bảo các nhu cầu cá nhân. 4) Có hệ thống thể chế thị trường lao động thích hợp. Sự hình thành, phát triển và hoạt động của thị trường lao động chịu sự tác động của hệ thống quy luật của nền kinh tế thị trường như quy luật giá trị, giá cả, cạnh tranh, độc quyền ...Các quy luật này tác động chi phối quan hệ cung cầu lao động
Trong nghiên cứu, phân tích thị trường lao động trước hết phải phân tích làm rõ các yếu tố ảnh hưởng tới cung cầu lao động và sự vận động của chúng, mối quan hệ giữa cung cầu và ảnh hưởng của mối quan hệ đó tới sự hình thành giá cả sức lao động. Dưới đây là những phân tích cụ thể về các yếu tố đó
1.3 Cung lao động
Theo Samuelson cung lao động biểu hiện số lượng lao động mà các hộ gia đình sẵn lòng đem bán trên thị trường. Cung lao động là tập hợp những người có khả năng và có nhu cầu làm việc. Lý thuyết cung lao động được xác định trên cơ sở học thuyết tiêu dùng, việc tham gia vào hoạt động lao động phụ thuộc vào mức lương thực tế họ dự kiến sẽ thu được và khả năng thu nhập từ các nguồn khác mang lại. Điều này sẽ khiến quyết định lựa chọn của con người tuỳ theo các mức tiền lương khác nhau trên thị trường cũng như khả năng thoả dụng tối đa của các mức lương đó
Thông thường khi nói tới cung trên thị trường lao động thường phân biệt rõ thành cung thực tế và cung tiềm năng. Cung thực tế về lao động gồm tất cả những người đủ 15 tuổi đang làm việc và những người thất nghiệp. Cung tiềm năng gồm tất cả những người đủ 15 tuổi trở lên đang lam việc, những người thất nghiệp và những người đang đi học, đang làm công việc nội trợ hay không có nhu cầu làm việc
Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới cung lao động: quy mô và tốc độ tăng dân số, quy định về độ tuổi lao động, tình trạng bản thân người lao động, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động….
1.4 Cầu lao động
Cầu lao động cho thấy sức lao động mà nhà sản xuất sẵn sàng thuê để sản xuất hàng hoá dịch vụ với từng mức tiền lương nhất định. Trong nền kinh tế thị trường cầu lao động là cầu dẫn xuất. Lao động là yếu tố đầu vào cần thiết để sản xuất ra một khối lượng hàng hoá vật phẩm nhất định do vậy quy mô của nó phụ thuộc vào mức cầu của hàng hoá do lao động sản xuất cũng như là giá cả của hàng hoá đó trên thị trường
Cầu thực tế là nhu cầu thực tế về lao động cần được cung tại một thời điểm nhất định thể hiện qua số lượng những chỗ làm việc trống và những chỗ làm việc mới. Còn cầu tiềm năng là nhu cầu về lao động cho tổng số chỗ làm việc có thể có được sau khi đã tính đến các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tạo việc làm trong tương lai như vốn, đất đai, tư liệu sản xuất, công nghệ và cả những điều kiện khác như chính trị, xã hội …
Cầu về lao động gồm hai mặt: thứ nhất cầu về chất lượng lao động. Thứ hai, cầu về số lượng lao động. Xét từ góc độ số lượng, trong điều kiện năng suất lao động không biến đổi cầu về số lượng lao động xã hội tỷ lệ thuận với quy mô và tốc độ sản xuất. Nếu quy mô sản xuất không đổi cầu về số lượng lao động tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. Còn xét từ góc độ chất lượng, việc nâng cao năng suất lao động, mở rộng quy mô, tiền vốn, tri thức… của doanh nghiệp ngày càng đòi hỏi nâng cao cầu về chất lượng sức lao động
1.6 Mối quan hệ giữa giá cả sức lao động và cân bằng cung cầu lao động
Kinh tế thị trường là một thể thống nhất của các thị trường: hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ, vật tư, vốn, tài chính, sức lao động, trong đó thị trường sức lao động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong lịch sử phát triển, so với các thị trường khác thì thị trường lao động được hình thành và phát triển chậm hơn, có mối quan hệ và chịu ảnh hưởng của các thị trường nói trên. Thị trường sức lao động là một loại thị trường gắn với các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất – kinh doanh, là sự biểu hiện mối quan hệ tác động giữa một bên là người sử dụng sức lao động và một bên là người có sức lao động dựa trên nguyên tắc thoả thuận để xác định giá cả sức lao động. Và giá cả sức lao động cũng như cũng như các loại hàng hoá khác có thể biến động tăng giảm phụ thuộc vào quan hệ cung cầu sức lao động.
Sự vận động của cung cầu lao động sẽ chi phối số lượng người tham gia vào thị trường lao động và mức tiền công. Nếu mức cung lao động phù hợp với mức cầu với điều kiện mức cầu có khả năng thu hút tất cả những người có khả năng lao động và mong muốn làm việc thì thị trường lao động vận hành tốt. Nếu cung lớn hơn thì tiền lương sẽ giảm xuống, ngược lại nếu cung nhỏ hơn cầu, tiền lương sẽ được nâng cao. Mặt khác giá trị sức lao động bằng giá trị các tư liệu sinh hoạt cần thiết bù đắp lại sức lao động đã hao phí. Nếu giá cả các tư liệu sinh hoạt thay đổi thì tiền lương danh nghĩa cũng phải thay đổi theo. Như vậy tiền lương thường xuyên biến động nhưng nó phải xoay quanh giá trị sức lao động.
Tuy nhiên không có thị trường lao động hoàn hảo, trong đó các yếu tố của nó hoạt động cân bằng tuyệt đối, không có tình trạng thất nghiệp, không có bất bình đẳng về tiền công và thu nhập vì vậy Nhà nước luôn nỗ lực tìm cách kiểm soát cung cầu lao động và tiền công sao cho giữ chúng ở vị trí cân bằng nhưng sự cạnh tranh với mục đích tạo ra động lực lại phá vỡ sự cân bằng. Các yếu tố thị trường lao động luôn thay đổi theo sự phát triển kinh tế xã hội. Xã hội càng phát triển thì các yếu tố càng được kiểm soát hiệu quả hơn và ngược lại các nước kém phát triển thì sự dao động của các yếu tố này xung quanh vị trí cân bằng càng lớn tính tự phát của thị trường càng lớn
Trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo do cung cầu điều chỉnh linh hoạt theo mức tăng của tiền công thì thất nghiệp không xảy ra( tuy nhiên mức tiền lương có thể thấp một cách tuỳ ý). Nhưng không phải lúc nào thị trường lao động cũng vận hành suôn sẻ, sự mất cân bằng cung cầu lao động sẽ dẫn tới hiện tượng thất nghiệp. Theo quan điểm của các nhà kinh tế, hiện tại trong nền kinh tế thị trường thất nghiệp là hiện tượng không thể tránh khỏi do vậy mối bận tâm của mọi chính phủ là làm sao tìm ra và duy trì một tỷ lệ thất nghiệp hợp lý sao cho việc tăng việc làm không dẫn tới việc tăng lạm phát và kết hợp đồng thời với mức độ tăng tiền lương thực tế cho người lao động. Thất nghiệp - tiền lương - việc làm có mối quan hệ với nhau thông qua chỉ số lạm phát. Theo nguyên lý của đường cong Phillips nếu thất nghiệp thấp hơn giới hạn tự nhiên của nó( nhằm mục đích tăng việc làm) thì lạm phát có xu hướng tăng lên, kết quả là giảm mức tiền lương thực tế của người lao động

(mức phụ cấp được xác định bằng chênh lệch giữa mức lương thấp nhất thực trả tính bình quân trên thị trường lao động so với mức lương tối thiểu chung từng thời kỳ).
Thực hiện thống nhất 01 mức lương tối thiểu giữa các loại hình doanh nghiệp và thực hiện cơ chế điều chỉnh tiền lương của cán bộ, công chức theo mặt bằng tiền lương thực trả trên thị trường lao động chính là cơ sở để thực hiện chính sách tiền lương linh hoạt (có lên, có xuống) theo thị trường lao động; đồng thời cơ bản khắc phục được bất hợp lý giữa tiền lương của cán bộ, công chức với tiền lương của khu vực doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính và chống tham nhũng. Theo định hướng này thì mức lương tối thiểu chung hiện nay cần điều chỉnh tăng tương đối cao (hiện nay mức lương tối thiểu chung 450.000 đồng cho khu vực trong nước mới đạt khoảng 63% mức lương tối thiểu theo vùng thấp nhất 710.000 đồng của khu vực FDI, đó là chưa tính trượt giá và tăng trưởng kinh tế hằng năm). Việc tăng lương tối thiểu ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như cơ cấu chi ngân sách nhà nước, thất nghiệp, giá cả, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, tương quan mức sống giữa các tầng lớp dân cư,... Đây là thách thức lớn nhất của cải cách cơ bản chính sách tiền lương ở nước ta và chỉ khi tiền lương tối thiểu (nền của chính sách tiền lương) phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường thì việc xây dựng các thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập đối với các đối tượng hưởng lương mới có ý nghĩa đầy đủ trong thực tiễn.



IV. Kết luận
Tóm lại, việc quan niệm đúng đắn khái niệm về tiền lương tối thiểu và ảnh hưởng của nó đến cung cầu lao động trong thị trường lao động Việt Nam không những chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà quan trọng hơn nhiều là tạo được một cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc xác định tiền lương tối thiểu, làm cho tiền lương tối thiểu thực sự là một trong những công cụ kinh tế quan trọng trong quản lý điều hành nền kinh tế
Thực tế cho thấy việc quy định và các bước điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu trên đã đạt được mục tiêu đặt ra của tiền lương tối thiểu, nhằm đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường. Phương pháp xác định mức tiền lương tối thiểu đã phần nào được tiếp cận có căn cứ khoa học và tổng hợp hơn so với các lần cải tiến tiền lương trước đó, phù hợp với khả năng nền kinh tế, đã loại bỏ được các khoản phân phối ngoài tiền lương chi từ ngân sách Nhà nước cho công nhân, viên chức.Tuy nhiên, mức lương tối thiểu qua rất nhiều lần điều chỉnh vẫn tồn tại một số mặt yếu kém, chưa thực sự phù hợp với những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường, tạo chủ động cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh. Thực tế này đòi hỏi cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập phải đổi mới và cần có những giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý với mục tiêu tăng cường trách nhiệm và quyền hạn của các bên tham gia trong quá trình lao động.
Một lần nữa em xin chân thành Thank sự hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Phương Mai đã giúp em hoàn thành đề án môn học về đề tài "Tiền lương trong nền kinh tế quốc dân và ảnh hưởng của nó tới cung cầu lao động"


D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhà xuất bản chính trị quốc gia - Đổi mới cơ chế và chính sách quản lý lao động tiền lương trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam - Tống Văn Đường
2. Nhà xuất bản thống kê – Tìm hiểu về cải cách chính sách tiền lương
3. Thị truòng lao động Việt Nam định hướng và phát triển - Nguyễn Thị Lan Hương
4. Vào WTO, tiền lương xác định trên cơ sở nào? 10-04-2007
5. Nguyễn Duy Thăng - Vụ trưởng Vụ Tiền lương, Bộ Nội Vụ. Theo Tạp chi Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội, số 16 – 4/2007
7. Nhà xuất bản giáo dục - Giáo trình kinh tế lao động PGS, PTS Phạm Đức Thành và PTS Mai Quốc Chánh




NỘI DUNG 2
I. Cơ sở lý luận 2
1. Thị trường lao động, tiền lương và tiền lương tối thiểu 2
1.1 Hàng hoá sức lao động và giá cả sức lao động 2
1.2 Thị trường lao động 3
1.3 Cung lao động 3
1.4 Cầu lao động 4
1.6 Mối quan hệ giữa giá cả sức lao động và cân bằng cung cầu lao động 5
2. Bản chất tiền lương trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước 7
2.3 Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế 9
3. Tiền lương tối thiểu 10
3.1 Các khái niệm liên quan 10
3.2 Chức năng của tiền lương tối thiểu: 11
3.3 Các phương pháp xác định mức lương tối thiểu 11
3.3.1 Xác định mức lương tối thiểu chung 11
3.3 .2 Xác định mức lương tối thiểu vùng 14
3.3.3 Xác định mức lương tối thiểu ngành 14
4. Vai trò của Nhà nước 14
II. Thực trạng tiền lương tối thiểu và tác động qua lại giữa tiền lương tối thiểu và các yếu tố trên thị trường lao động Việt Nam hiện nay 16
1. Cải cách tiền lương tối thiểu ở Việt Nam 16
2. Hệ thống tiền lương tối thiểu ở nước ta hiện nay 19
3. Thực trạng tiền lương tối thiểu hiện nay 21
3.1 Mối quan hệ giá – lương - tiền 21
3.2 Tiền lương tối thiểu của người lao động trong các khu vực 22
3.3 Tác động của cung cầu lao động và một số yếu tố khác trên thị trường lao động tới tiền lương tối thiểu 27
4. Ưu nhược điểm của tiền lương tối thiểu 29
4.1 Ưu điểm 29
4.2 Nhược điểm 30
III. Phương hướng và giải pháp nâng cao tính hiệu quả của tiền lương tối thiểu 34
1. Định hướng thay đổi chính sách tiền lương tối thiểu ở nước ta 34
1.1 Thay đổi phương pháp xác định mức lương tối thiểu chung 34
2.2. Xác định tần suất điều chỉnh mức lương tối thiểu 35
2.3. Thay đổi cơ chế áp dụng mức lương tối thiểu 36
IV. Kết luận 38
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M Vai trò và bản chất của tiền lương và các khoản trích theo lương Luận văn Kinh tế 0
T Nguồn gốc, bản chất và chức năng và quy luật lưu thông tiền tệ? Hỏi đáp, chia sẻ kiến thức kinh tế 2
D Tiền lương - Bản chất - vai trò của nó Tài liệu chưa phân loại 0
C Bản chất tiền lương trong chủ nghĩa tư bản và biện pháp tăng tiền lương thực tế Tài liệu chưa phân loại 0
L BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG. VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG TRONG VIỆC THỰC THI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ .S Luận văn Kinh tế 0
D Bản đồ địa chất và khoáng sản Việt Nam tỷ lệ 1:200.000. Địa chất và khoáng sản tờ Lệ Thuỷ - Quảng Trị Khoa học Tự nhiên 0
M Nhờ anh chị tải giúp em tài liệu Bản đồ địa chất và khoáng sản Việt Nam tỷ lệ 1:200.000. Địa chất và khoáng sản tờ Lệ Thuỷ-Quảng Trị Khoa học kỹ thuật 1
D Nghiên cứu sử dụng bản đồ tư duy (mindmaps) trong dạy học chương “động học chất điểm” vật lý 10 thpt Luận văn Sư phạm 0
D thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Trường mầm non xã Kim Sơn – Huyện Lục Ngạn Luận văn Sư phạm 0
D Bản chất xã hội lịch sử của tâm lý người và ứng dụng trong giáo dục Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top