Fearnleah

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

CHươNG I :
Tổng quan về Ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản của Hải Phòng và vấn đề môi trường

1.1 Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thủy sản của Việt Nam
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản đã có sự phát triển vượt bậc. Doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh, đồ hộp, hàng khô, nước mắm, bột cá…ngày càng tăng nhanh về số lượng và tăng mạnh về sản lượng sản phẩm chế biến. Riêng số các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đông lạnh đã tăng từ 102 doanh nghiệp năm 1990 lên đến 168 doanh nghiệp vào năm 1998 và 264 doanh nghiệp năm 2001. Hiện nay, đã có khoảng 335 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản quy mô công nghiệp, trong đó có khoảng 80% là doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đông lạnh. Ngoài ra các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản với qui mô thủ công, qui mô hộ gia đình cũng phát triển mạnh tạo ra nhiều sản phẩm và công ăn việc làm cho người lao động.
Cùng với sự tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp chế biến thuỷ sản, công nghệ chế biến sản phẩm thủy sản cũng được nâng cấp nhờ đầu tư đổi mới trang thiết bị, áp dụng chương trình quản lý chất lượng theo hệ thống (HACCP, GMP, SSOP). Nhờ vậy các doanh nghiệp chế biến thủy sản có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường trong và ngoài nước. Điều đó được thế hiện thông qua sự tăng nhanh về kim ngạch xuât khẩu thuỷ sản qua các thời kỳ (bảng 1)





Bảng 1. Tình hình phát triển các sản phẩm và xuất khẩu thuỷ sản trong những năm 1998-2002
Sản phẩm Đơn vị tính Các năm
1998 1999 2000 2001
Tôm đông Tấn 75.000 85.000 90.000 110.000
Mực đông Tấn 75.000 90.000 22.000 125.000
Nước mắm Tấn 170 180 185 190
Sản phẩm khô Tấn 7.000 10.000 30.000 40.000
Bột cá Tấn 19.000 25.600 30.000 40.000
Xuất khẩu Triệu USD 858 950 1.100 1.750
Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 1998-2002 của Bộ Thủy sản
Tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước tăng trưởng với tốc độ bình quân của giai đoạn 1997-2001 là 25% năm 2001 xuất khẩu thuỷ sản đạt 1.760 triệu USD. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, thủy sản là một trong những mặt hàng có khả năng cạnh tranh của Việt Nam hiện tại cũng như trong những năm tới. Theo dự báo của Bộ Thương mại, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sẽ đạt tới 2.500 triệu USD năm 2005 và năm 2010 là 3.500 triệu USD.{1]
Sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của đất nước, khai thác tiềm năng thế mạnh kinh tế của các địa phương, góp phần giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động… Nhưng bên cạnh đó ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản cũng tác động sâu sắc tới yếu tố môi trường, bởi tính đặc thù của ngành này có nguồn chất thải lớn. Các chất thải sinh ra trong quá trình chế biến thuỷ sản bao gồm :chất thải rắn, chất thải lỏng (nước thải), chất thải khí. Việc sử dụng thiết bị, máy móc trong các quá trình chế biến bảo quản, vận chuyển…gây ra tiếng ồn độ rung và gây ra cháy nổ.
Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội thông qua ngày 27/12/1993 Và các văn bản hướng dẫn dưới luật cũng đã quy định các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản là loại hình doanh nghiệp sản xuất tạo nguồn thải lớn và các doanh nghiệp này phải có trách nhiệm xây dựng Báo cáo đánh giá tác động môi trường (đối với doanh nghiệp có công suất từ 1000 tấn/năm trở lên) hay Bản đăng ký môi trường (đối với các doanh nghiệp chế biến có công suất nhỏ hơn 1000 tấn/năm)
Thực tế cho thấy, những doanh nghiệp mới được xây dựng trong những năm gần đây (kể cả tư nhân và nhà nước ), những doanh nghiệp cố vốn đầu tư nước ngoài, những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả phần lớn thực hiện tốt Luật bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp được xây dựng trước khi có Luật Bảo vệ Môi trường ra đời một phần do công nghệ lạc hậu, làm ăn kém hiệu quả, mặt bằng chật hẹp, thiếu vốn để xây dựng mới… Vì vậy, việc xử lý chất thải đang là vấn đề cần bàn của các nhà máy chế biến thuỷ sản.
Để đánh giá tác động môi trường của các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản, đưa ra bức tranh chung nhất về thực trạng môi trường của lĩnh vực này cần được xem xét, đánh giá tổng thể và trên các góc độ của các dạng công nghệ chế biến điển hình (đông lạnh, đồ hộp hàng khô, nước mắm, agar, bột cá…), các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu từ các dạng công nghệ này, mà ở đó mỗi loại hình doanh nghiệp chế biến, việc sử dụng nguyên liệu, quy trình công nghệ, trang thiết bị nhà xưởng, công cụ máy móc, việc sử dụng hoá chất tẩy rửa ,khử trùng …đều có sự tác động đến môi trường ở mức độ khác nhau
1.2 Tổng quan về ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản ở Hải phòng
1.2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Hải Phòng
Hải Phòng là một thành phố cảng biển với tổng diện tích 1.807,6 km2 và dân số trên 1.7 triệu người.
Hải Phòng tiếp giáp với Quảng Ninh về phía Bắc, Thái Bình về phía Nam, Hải Dương về phía Tây và phía Đông nối thông với vịnh Bắc bộ. Hải Phòng từ lâu đã là một hải cảng lớn nhất của miền Bắc là trung tâm công nghiệp lớn từ hàng trăm năm nay, và đã được Đảng và Chính phủ xác định là một trong ba thành phố, tỉnh tạo thành tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội -Hải Phòng -Quảng Ninh. Hải Phòng là nơi hội tụ đầy đủ các lợi thế của một thành phố lớn về đường biển, đường sắt, đường bộ, đường hàng không. Hải Phòng cũng là nơi hội tụ các điều kiện thiên nhiên đặc trưng của vung ven biển nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 20o C 30ôC, có lượng mưa trung bình dao động trong năm 1.000 1.900mm. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.600 1.800 giờ và độ ẩm tương đối từ 84 88 %.
Hải Phòng có 13 quận huyện trong đó có 2 huyện đảo và 5 huyện, thị giáp biển. Cấu trúc địa hình với chiều dài 125km bờ biển, 5 cửa sông lớn được phân bố khá đều và hàng trăm đảo lớn nhỏ khác nhau tạo cho thành phồ này lợi thế đặc biệt cho việc phát triển toàn diện nền kinh tế biển. Nổi bật và chiếm ưu thế phải kể đến các huyện đảo Cát Bà và huyện đảo Bạch Long Vĩ nằm ở giữa vịnh Bắc Bộ, nơi có nhiều đảo lớn nhỏ khác tạo thành nhiều vùng vịnh nằm sát với những ngư trường nổi tiếng như Thượng, Hạ Mai, Cát Bà... rất thuận lợi cho việc khai thác, nuôi trồng thuỷ sản, neo đậu tầu thuyền đánh cá, dịch vụ hậu cần và chế biến thủy sản.[4]
Tiềm năng nguồn lợi thuỷ sản
Hải Phòng có diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản khá lớn theo thống kê của báo cáo quy hoạch của 5 huyện:
Bảng 2. Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản của các huyện
TT Địa danh Diện tích NTTS (ha)
1 Huyện Tiên Lãng 4.300
2 Huyện Vĩnh Bảo 800
3 Huyện An Lão 509
4 Huyện Thuỷ Nguyên 1.877
5 Huyện Kiến Thụy 166
Cộng 7.652
Nguồn: Báo cáo quy hoạch của Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản, năm 12/1999
Với bờ biển dài và diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn như nêu trên, nghề cá của Hải Phòng đã có một thời hoàng kim, nhiều năm liền đứng đầu của miền Bắc về sản lượng nuôi trồng và đánh bắt.
Tổng sản lượng của các năm được thể hiện tại bảng 3 như sau.

Bảng 3. Sản lượng thuỷ sản của Hải Phòng 2000-2002
Đơn vị tính: tấn
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm2002
Tổng sản lượng 42.000 50.200 57.050
1. Khai thác, trong đó: 24.000 27.200 29.020
Tôm 926 1.300 1.230
Cá 16.028 16.850 16.050
Mực 1.815 5.500 550
Cua,ghẹ 500 550 5.040
Thuỷ sản khác 3.715 3.000 28.030
2. Nuôi thuỷ sản, trong đó: 16.000 23.000 1.207
Tôm sú 700 900 827,5
Tôm các loại 500 700 1.396
Cua 500 700 1.133
Cá nước lợ 500 3.200 9.172
Cá nước ngọt 500 6.500 12.501
Thuỷ sản khác 1.800 11.100
3. Nguyên liệu từ các nguồn khác: 4.300
Khai thác quốc doanh trung ương 9.168 3.000 1.000
Mua từ tỉnh lân cận 5.0006.000
Nhập nguyên liệu
Nguồn: Số liệu điều tra của Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản năm 12/1999, Báo cáo của Sở Thuỷ sản Hải Phòng năm1991- 1999

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

kabigon143

New Member
Re: [Free] Điều tra đánh giá hiện trạng môi trường của ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản tại Hải Phòng

Ad ơi mình cần tài liệu này để tham khảo, ad có thể cho mình xin link download được không. Trân thành Thank AD
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Điều tra, đánh giá về ý thức học tập hiện nay của sinh viên học viện nông nghiệp Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Điều tra ,đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp cải tạo cây xanh trên thành phố Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đặc điểm trường phóng xạ tự nhiên phục vụ điều tra đánh giá môi trường và dự báo triển vọng khoáng sản phóng xạ vùng Tây Bắc Việt Nam Khoa học Tự nhiên 1
T Điều tra và đánh giá tình hình kinh tế hộ của xã viên hợp tác xã Bình Thành, huyện Châu Phú, tỉnh An Kiến trúc, xây dựng 0
B Điều tra và đánh giá tình hình kinh tế hộ của xã viên hợp tác xã nông nghiệp Hoà Thuận huyện chợ mới Kiến trúc, xây dựng 0
D điều tra và đánh giá hiện trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ở một số vùng canh tác cây Nông Lâm Thủy sản 0
Q Đánh giá khả năng áp dụng bài toán nhận dạng trong điều tra tìm kiếm khoáng sản bằng phương pháp địa Luận văn Sư phạm 0
T Điều tra, xác định nguyên nhân và đánh giá ảnh hưởng của thiên tai (bão, lũ lụt) đến môi trường và đề xuất giải pháp trước mắt và lâu dài Luận văn Sư phạm 2
D Điều tra, nghiên cứu, đánh giá và dự báo mức độ tổn thương môi trường nước và trầm tích đáy do ô nhi Luận văn Sư phạm 0
C Điều tra, đánh giá và cảnh báo biến động của các yếu tố khí tượng thủy văn có nguy cơ gây tổn thương Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top