Darneil

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Đồng thời với tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế, do đặc điểm của trình độ khoa học công nghệ và sản xuất trong nước nên vấn đề thứ hai đặt ra là: Các tổ chức và cá nhân sản xuất và kinh doanh trong nước, cần tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên môn, cơ quan bảo hiểm ở trung ương và địa phương, từ khâu cấp, quản lý, kiểm tra giấy phép sản xuất, kinh doanh cho đến việc nghiên cứu sản xuất ra những hàng hoá có tính riêng biệt, đặc thù từ nội dung cho đến mẫu mã, bao bì, chủ động phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật, phát hiện những tổ chức, đường dây chuyên sản xuất và buôn bán hàng giả theo hàng của mình, hay nói cách khác: các tổ chức và doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phải chủ động tự bảo vệ chính mình. Có nhiều phương pháp mà các doanh nghiệp có thể sử dụng như: tạo ra những kiểu dáng công nghiệp, kiểu bao bì đặc chủng, mã số, mã vạch, tem đặc chủng... Kiểu dáng công nghiệp thì tốn thời gian và tiền bạc nên khó làm nhất. Mã số, mã vạch cho những thông tin đầy đủ về nhà sản xuất, nơi sản xuất và nếu sử dụng mực in đặc chủng phát quang có thể dùng đèn cực tím chuyên dụng để phát hiện thật giả. Hình thức dùng tem đặc chủng là tiện dụng nhất. Ưu điểm của con tem là mang được đầy đủ các thông tin mà người sản xuất muốn chuyển tải đến người mua như tên công ty, địa chỉ, điện thoại, cam kết của người sản xuất với người mua về sản phẩm của mình như: tem bảo hành, tem chính hiệu...Tính chất tiện dụng của con tem cũng rất cao vi dụ chỉ cần một con tem có thể dán lên nhiều loại hàng của công ty mình. Giá thành một con tem trong giá thành chung của sản phẩm lại không cao. Ngoài ra, con tem còn làm vật trang trí cho sản phẩm thêm hấp dẫn và dễ thu hút người mua. Các doanh nghiệp tuỳ nghi lựa chọn theo sản phẩm để giữ gìn không bị hàng giả, hàng nhái vi phạm.

Kết luận
Nạn hàng giả, hàng nhái gây tổn thất cho mọi nền kinh tế của mọi đất nước. Mỗi năm, nạn làm hàng giả gây tổn thất khoảng 250 tỷ euro. Tại Châu âu, khoảng 200.000 việc làm bị mất đi do nạn làm hàng giả. Hàng nhái làm lu mờ hình ảnh của nhãn hiệu và làm mất lòng tin của người tiêu dùng. Việt nam cam kết hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật nhất là về mặt bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để phù hợp với các quy định của Hiệp định TRIPS (ADPIC) cũng để bảo vệ nền kinh tế, quyền lợi của các doanh nghiệp, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng khỏi ảnh hưởng của hàng nhái và hàng giả. Bản thân doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng phải tự biết cách bảo vệ mình. Theo Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Uỷ ban thường trực quốc hội số 13/1999/PL – UBTVQH10 thì người tiêu dùng có 6 quyền lợi từ Điều 8 đến Điều 13. Chứng tỏ Nhà nước ta luôn quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân sản xuất, sinh hoạt, làm tròn được nghĩa vụ với Nhà nước nhưng vẫn đảm bảo được quyền lợi của bản thân. Nếu xuất hiện các hành vi cạnh tranh bất chính, người bị vi phạm có nhiều khả năng pháp luật nhằm chống lại các sai phạm đó để bảo vệ các quyền lợi tài sản của mình – ba biện pháp cơ bản: các biện pháp dân sự, hành chính và hình sự. Tựu chung lại, vấn đề hàng giả, hàng nhái đối với các nước phát triển đã không còn mới mẻ, nhưng do trình độ phát triển kinh tế- xã hội mà kinh nghiệm Việt nam chưa bắt kịp với trình độ phát triển chung của thế giới. Trong phạm vi đề tài này, tui đã cố gắng nghiên cứu có tính chất hệ thống trên cơ sở phân tích những tài liệu và văn bản pháp luật hiện hành có được để tìm ra được những thiếu sót, bất cập và đề ra phương hướng giải quyết. Nhưng kinh nghiệm và khả năng nhận thức bản thân hạn chế, nguồn tài liệu lại hiếm nên có thể còn thiếu sót. Rất mong được sự thông cảm của các thầy cô và các bạn.
Lời mở đầu 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Kết cấu khoá luận 3
Chương I: Nhận thức chung về cạnh tranh và hiện tượng hàng giả, hàng nhái 4
I.1-Khái niệm cạnh tranh. 4
I.1.2- Vai trò, ý nghĩa của cạnh tranh 4
I.1.2- Khái niệm cạnh tranh. 8
I.2-Hàng giả, hàng nhái - những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. 9
I.2.1- Khái niệm hàng giả. 10
I.2.2- Khái niệm hàng nhái. 16
I.2.3- Phân biệt hàng giả và hàng nhái 20
I.2.4 - ảnh hưởng của hàng giả, hàng nhái đối với người tiêu dùng, người sản xuất và nền kinh tế. 21
b- Đối với người sản xuất 22
Chương II. Thực trạng pháp luật chống hàng giả, hàng nhái trong nền kinh tế hiện nay ở nước ta. 24
II.1-Thực trạng hàng giả, hàng nhái trong nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta. 24
II.2. Thực trạng pháp luật chống hàng giả, hàng nhái và quyền lợi người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. 32
II.2.1 Thực trạng pháp luật chống hàng giả, hàng nhái 32
Chương III: Kết luận và một số kiến nghị 40
III.1-Hệ thống pháp luật về hàng giả, hàng nhái. 40
III.2-Một số giải pháp phòng ngừa ngăn chặn tình hình sản xuất và buôn bán hàng giả. 43
1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò điều hành quản lý của Nhà nuớc trong phát triển kinh tế – xã hội: 44
2. Tăng cường hơn nữa công tác: giáo dục, tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia công tác phòng ngừa và đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả, phải được thực hiện trên một số mặt sau: 47
3. Tăng cường hợp tác quốc tế và phối hợp chặt chẽ giưa các cơ sở sản xuất kinh doanh với các cơ quan khoa học trong công tác phòng ngừa ngăn chặn sản xuất và buôn bán hàng giả: 50
Kết luận 54

Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời kỳ kinh tế thị trường, với xu hướng hội nhập và phát triển càng ngày nền kinh tế nước ta càng phát triển hơn với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp và nhiều mặt hàng phong phú về cả mẫu mã lẫn chủng loại. Trong quá trình đó, có loại sản phẩm do nhiều xí nghiệp sản xuất, điều kiện khách quan của các xí nghiệp khác nhau rất xa, nhưng giá trị hàng hoá tuỳ từng trường hợp vào thời gian lao động cần thiết, giá cả hàng hoá lại tuỳ từng trường hợp sự biến đổi quan hệ cung cầu thị trường và dao động xung quanh giá trị. Khi trên thị trường hàng hoá mà cung lớn hơn cầu thì có thể xuất hiện cạnh tranh giữa những người sản xuất, người tiêu dùng có điều kiện lựa chọn. Để cạnh tranh thu hút khách hàng, người sản xuất cố gắng nâng cao chất lượng, giảm giá thành, tăng cường dịch vụ, tích cực tham gia cạnh tranh, cố gắng tạo ra sản phẩm nổi tiếng để phát triển thị trường. Đồng thời, cũng có những người sản xuất kinh doanh, thực lực cạnh tranh yếu, lại muốn thu nhiều lợi nhuận, dùng thủ đoạn cạnh tranh không chính đáng, lấy thứ kém thay tốt, lấy giả thay thật điển hình là hành vi làm hàng giả, hàng nhái . Cùng với sự bùng nổ cách mạng về khoa học kỹ thuật và giao lưu thông tin rộng rãi thì đồng thời tạo điều kiện cho các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh đó phát triển tinh vi hơn, làm không chỉ các xí nghiệp đứng đắn bị thiệt hại, người tiêu dùng cũng bị thiệt hại. Nếu không ngăn chặn những nguy cơ nói trên, mọi nỗ lực sáng tạo sẽ bị vùi dập, môi trường cạnh tranh sẽ trở nên hỗn loạn, tiến trình phát triển kinh tế sẽ bị kìm hãm. Nghiên cứu để tìm ra một giải pháp thích hợp để ngăn chặn các hoạt động làm hàng giả, hàng nhái sao cho hiệu quả và phù hợp với tình hình khách quan của Việt nam đã trở thành đòi hỏi bức bách của quá trình hội nhập phát triển kinh tế.
Từ những suy nghĩ đó, tui quyêt định chọn đề tài : “ Pháp luật chống hàng giả, hàng nhái – Thực trạng và giải pháp” cho Khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những tài liệu về cạnh tranh cũng như các quy định pháp luật hiện hành có liên quan đến hoạt động làm hàng giả, hàng nhái đặc biệt là thực trạng pháp luật chống hàng giả, hàng nhái ở Việt nam trong thời gian qua, Khoá luận sẽ rút ra những kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật chống hàng giả, hàng nhái.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi Khoá luận này, tui tập trung nghiên cứu hai vấn đề: Thứ nhât, ảnh hưởng của hàng giả, hàng nhái đối với người tiêu dùng, người sản xuất và nền kinh tế. Thứ hai, thực trạng pháp luật chống hàng giả, hàng nhái.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề chính trong khóa luận tốt ngiệp, tui dựa voà hệ thống lý luận về Nhà nước và Pháp luật, chủ yếu là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để đánh giá các hiện tượng đang tồn tại trong thực tế một cách khách quan, chính xác và toàn diện. Ngoài ra, phương pháp so sánh giữa các văn bản pháp luật ban hành trước với các văn bản đang có hiệu lực để tìm ra những ưu điểm, hạn chế của quy phạm pháp luật hiện hành cũng được áp dụng.
5. Kết cấu khoá luận
Khoá luận gồm có ba chương ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo
Chương I: Nhận thức chung về cạnh tranh và hiện tượng hàng giả, hàng nhái
Chương II: Thực trạng pháp luật chống hàng giả và hàng nhái.
Chương III: Kết luận và một số kiến nghị
Cạnh tranh nói chung và hàng giả, hàng nhái nói riêng thực sự còn rất mới mẻ , chưa được đề cập rộng rãi. Chính vì vậy, tài liệu về vấn đề này rất hiếm và khó tìm. Hơn nữa trình độ của sinh viên như tui còn non kém, thiếu kinh nghiệm khiến bài khoá luận có thể còn nhiều thiếu sót. Rất mong các thầy cô và các bạn thông cảm để cho tui có cơ hội được học hỏi. Xin chân thành cảm ơn.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội Luận văn Luật 0
W Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh, nhu cầu, phương hướng , nội dung xây dựng pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 4
D Bình đẳng và chống phân biệt đối xử với người khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt N Văn hóa, Xã hội 0
G Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về chống ô nhiễm dầu trên biển từ tàu Luận văn Luật 1
S Pháp luật về phòng, chống mua bán người qua thực tiễn ở tỉnh Thanh Hóa Luận văn Luật 1
V Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoá : Luận văn ThS. Luật: 60 3 Luận văn Luật 1
B Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam: phân tích so sánh: Luận văn ThS. Luận văn Luật 0
T Phòng, chống tham nhũng từ phương diện giáo dục pháp luật đối với cán bộ, công chức bộ máy hành chính nhà nước Luận văn Luật 2
E Phòng, chống buôn bán người ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp : Luận văn ThS. Pháp luật và quyền c Luận văn Luật 0
B Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống ma túy, qua thực tiễn thành phố Hải Phòng : Luận văn Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top