cua_pnl

New Member

Download miễn phí Đề tài Mô hình phòng ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang ở Thái Bình





Từ những tồn tại đã nêu trên, với tư cách là một nhân viên xã hội tui xin đề xuất một số biện pháp giải quyết sau.

- Tiếp tục tăng cường các biện pháp quản lý hộ khẩu, nhân khẩu. Để có số liệu chính xác về số trẻ em lang thang.

- Tăng cường công tác theo dõi, giám sát, đánh giá để có những biện pháp hỗ trợ kịp thời trong vấn đề phát triển kinh tế của những hộ gia đình đã được hỗ trợ vốn.

- Tìm hướng đi mới, và thị trường tiêu thụ sản phẩm để công tác phát triển kinh tế hộ gia đình đạt hiệu quả cao.

- Đẩy mạnh việc phối hợp với các cấp, các ngành các tổ chức, các cá nhân dạy nghề và tạo việc làm cho trẻ em lang thang đã hồi gia.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Lời nói đầu
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là truyền thống vốn có của dân tộc Việt Nam ta. Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta luôn coi trẻ em là tầng lớp công dân đặc biệt mà Đảng, Nhà nước và toàn dân phải có trách nhiệm chăm sóc, dành mọi sự ưu tiên và tạo mọi môi trường thuận lợi để trẻ em được phát triển một cách toàn diện cả về đức, trí, thể, mỹ. Theo quan điểm của chủ nghĩa Hồ Chí Minh đã dạy "Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích 100 năm phải trồng người".
Song trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế thị trường bên cạnh việc phát huy những mặt mạnh của nó thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển, mặt khác nền kinh tế thị trường cũng đang ngày càng bộc lộ những mặt tiêu cực gây ra không ít các vấn đề xã hội. Trong đó tình trạng trẻ em lang thang đã ở mức báo động. Những trẻ em này bị tách khỏi môi trường gia đình, sống cuộc sống vô gia cư, lấy hè phố, gầm cầu, xó chợ, nhà ga làm nơi cư trú. Hơn nữa, các em còn phải lao động vất vả để kiếm sống trong tình trạng luôn luôn bị đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ và nhân phẩm Nguy hại hơn, rất nhiều trẻ em đã bị xô đẩy vào các tệ nạn xã hội như mại dâm, nghiện ma tuý Tình trạng số trẻ em lang thang ngày càng tăng đã đặt ra những nhân viên xã hội nói riêng và toàn xã hội nói chung cần thiết phải đưa ra được những biện pháp, mô hình phù hợp để giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả nhất, triệt để nhất.
Với kiến thức đã được trang bị ở trường cùng quá trình học hỏi, tìm hiểu thực tế em xin trình bày “Mô hình phòng ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang ở Thái Bình” Với mong muốn đây sẽ là mô hình hiệu quả trong việc giải quyết tình trạng trẻ em lang thang ở Thái Bình nói riêng và trên toàn quốc nói chung. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu và thu thập tài liệu còn hạn chế vì vậy em rất mong được sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo cùng sự góp ý của các bạn để chuyên đề có thể hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn
Sinh viên
Nguyễn Mai Anh
I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn.
1. Cơ sở lý luận.
1.1. Khái niệm trẻ em.
Công ước quốc tế về quyền trẻ em qui định: “Trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em đã có qui định tuổi thành niên sớm hơn “( Điều 1).
Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam : trẻ em là người chưa thành niên hoàn cảnh khó khăn:
1.2. Khái niệm trẻ em trong hoàn cảnh khó khăn.
Là khái niệm dùng để chỉ những trẻ em dưới 16 tuổi có những hoàn cảnh éo le, bất hạnh, chịu sự thiệt thòi về tình thần và thể chất.
1.3. Khái niệm trẻ em lang thang.
Trên thế giới, trẻ em lang thang được gọi theo nhiều cách khác nhau như: trẻ em đường phố, trẻ em không nhà, trẻ em bụi đời... về đội tuổi có nơi bao gồm cả người 18,19 tuổi, thậm chí cả người 20 tuổi. Tuy trong quan niệm còn có sự khác nhau nhưng về cơ bản, các nước đều cho rằng trẻ em lang thang là nhóm trẻ em kiếm sống bằng các hoạt động trên đường phố.
Hiện nay, chưa có sự thống nhất về khái niệm trẻ em lang thang trên thế giới.
ở Việt Nam, khái niệm trẻ em lang thang được dùng để chỉ trẻ em dưới 16 tuổi, phải kiếm sống bằng các hoạt động thường xuyên trên đường phố như đánh giầy, ban rong, bới rác, ăn xin... Trẻ em thuộc nhóm này coi đường phố là nơi kiếm tiền, kiếm đồ ăn, là nơi vui chơi và cũng là nơi ngủ của một số em. Có thể chia trẻ em lang thang thành những nhóm sau:
1. Trẻ em ban ngày lang thang kiếm sống trên đường phố, tối trở về với gia đình.
2. Trẻ em có gia đình, lang thang kiếm sống và ít khi về thăm nhà. Đây thường là nhóm trẻ có cha mẹ, nhưng do cha mẹ quá cùng kiệt để con đi kiếm sống trên đường phố.
3. Trẻ em có gia đình nhưng không có mối quan hệ với gia đình gồm số trẻ trốn nhà ra đi (do bị đánh đập, bị đối xử thô bạo, hay do bị bạn bè rủ rê, thích sống tự lập, tự do).
4. Trẻ em hoàn toàn bị bỏ rơi, bao gồm trẻ em mô côi không nơi nương tựa, trẻ em không người chăm sóc, các em phải tự kiếm sống nuôi bản thân.
Trong nghiên cứu này, nhóm trẻ em lang thang thứ 2 chiếm nhiều nhất, nhóm 3 và nhóm 4 chiếm tỷ lệ thấp còn nhóm 1 hầu như không có ở Thái Bình.
2. Cơ sở thực tiễn.
Nguy cơ và tác hại của tình trạng gia tăng trẻ em lang thang là rất lớn trẻ em lang thang thiếu sự đùm bọc, che cở của gia đình, không được đến trường, không có thời gian để học tập, ít có điều kiện để vui chơi và tham gia các hoạt động văn hoá tinh thần. Điều này dẫn đến việc phát triển trí tuệ không toàn diện, ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của các em nói riêng và chất lượng nguồn nhân lực, tương lai của đất nước nói chung. Nghiêm trọng hơn việc các em tham gia vào các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm... Không những ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân các em mà còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định nói chung của xã hội vì các em là bộ phận rất dễ bị lường gạt, lôi cuốn, ép buộc, lợi dụng vào các hoạt động phạm pháp gây ra những hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây thiệt hại cho lợi ích nhà nước làm mất an toàn xã hội.
ở nước ta, năm 1996 mới có 14.596 trẻ em lang thang thì hiện nay con số đó đã lên đến hơn 20 nghìn em và đầy cũng chỉ là số liệu điều tra sơ bộ, trên thực tế số trẻ em lang thang còn cao hơn rất nhiều.
Riêng ở Thái Bình nếu trong năm 1996 chỉ có vài em thì đến năm 2002 số trẻ em lang thang đã lên đến con số 66 em (theo số liệu của UBCS và bảo vệ bà mẹ, trẻ em).
Trước những tác hiại nghiêm trọng và xu hướng gia tăng số trẻ em lang thang bỏ nhà đi kiếm sống đòi hỏi phỉa có những biện pháp, mô hình phù hợp nhằm giảm bớt và ngăn chặn tình trạng trẻ em lang thang. Đây là công việc hết sức khó khăn đòi hỏi phải có sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành nhằm giúp cho trẻ em lang thang có được một cuộc sống tốt đẹp hơn, có nhiều cơ hội để phát triển hơn, và có những môi trường thuận lợi hơn.
2.1. Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội liên quan đến sự gia tăng trẻ em lang thang ở Thái Bình
Thái Bình là một tình thuần nông, thành lập từ 21-3-1890. Tổng diện tích của Thái Bình là 1580,9 km2 với số dân là 1.813.460 người. Với vị trí địa lý khá thuận lợi: Phía Nam giáp Nam Định, phía Bắc giáp với Hải Dương, Hải Phòng, phía tây bắc giáp với Hưng Yên, phía tây giáp với Hà Nam. Thái Bình chỉ cách Hà Nội 100km. Đây là vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng cũng là yếu tố dẫn đến tình trạng trẻ em lang thang ở Thái Bình. Do nền kinh tế chậm phát triển, Thái Bình là một tỉnh thuần nông nhưng diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Vì vậy mà trẻ em ở Thái Bình dễ bỏ nhà đi lang thang kiếm sống ở các thành phố lớn như Hải Phòng, Hà Nội.
Bên cạnh tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thấp, Thái Bình là một tỉnh nhìn chung còn nghèo, cơ sở hạ tầng xuống cấp và thiếu thốn, chính sách ưu đãi ưu đãi xã hội lại chưa thực sự phát huy hết vai trò của nó vì vậy mà số hộ gia đình cùng kiệt ở Thái Bình chiếm tỷ lệ khá cao và cùng kiệt đói cộng với vị trí địa lý đúng như trên là tiền đề khiến trẻ em ở Thái Bình bỏ nhà đi lang thang.
2.2. Chủ trương, quan ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
K Nghiên cứu xây dựng hệ thống trang thông tin điện tử trường đại học dân lập Hải Phòng theo mô hình c Công nghệ thông tin 0
V Nghiên cứu xây dựng một mô hình môi trường phòng làm việc thông minh Luận văn Sư phạm 0
A Xây dựng mô hình vận chuyển bùn cát và biến đổi địa hình đáy vùng biển ven bờ Cát Hải, Hải Phòng phụ Luận văn Sư phạm 0
M Đề xuất mô hình tổ chức và quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của lực lượng cảnh sát phòng cháy Kinh tế quốc tế 0
N Nghiên cứu đặc điểm vận chuyển trầm tích lơ lửng vùng ven biển Hải Phòng bằng mô hình Delft3d Môn đại cương 0
M Nghiên cứu phát triển các mô hình sinh thái rừng phòng hộ ven hồ Hòa Bình (thí điểm tại Tiểu khu 54 Môn đại cương 0
T Biện pháp quản lý việc phát triển mô hình văn phòng điện tử tại Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hải Luận văn Sư phạm 0
T Đồ án Nghiên cứu xây dựng mô hình xử lý bụi bằng phương pháp ly tâm quy mô phòng thí nghiệm Khoa học Tự nhiên 0
A Bổ sung dẫn liệu dịch tễ học, điều trị và ứng dụng mô hình phòng chống bệnh giun chỉ ở một số địa ph Tài liệu chưa phân loại 0
B Mô hình bệnh Da liễu ở bệnh nhân đến khám tại Khoa khám bệnh – Phòng khám bệnh Da liễu – Bệnh viện đ Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top