MacKinnon

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

c. Cấu tạo của trạm TES Quantum (của Hughes Network Systems) tại ACC Hà Nội
ỏ. Các thiết bị Outdoor
Gồm có các thiết bị vô tuyến RFT (Radio Frequency Terminal) bao gồm các mạch điện tử RF , các cáp nối . RFT đổi tín hiệu Tx IF từ các thiết bị Indoor lên tín hiệu sóng mang RF sau đó lọc và khuyếch đại tín hiệu . Tại phía thu thì tín hiệu RF từ vệ tinh được khuyếch đại , lọc và đổi tần xuống tần số trung tần IF.
Giao diện chuẩn IF nối với thiết bị Indoor cho phép các RFT khác nhau có thể dùng cho các ứng dụng đặc biệt ví dụ như các ứng dụng trong băng C . Các bộ khuyếch đại trạng thái rắn khác nhau SSPA (Solid State Power Amplifier) và các antenna có kích thước khác nhau được sử dụng trong các ứng dụng khác nhau .
* Antena : antenna của RFT được chọn tuỳ theo băng tần số vệ tinh và tăng ích yêu cầu .
* Tổ hợp LNA/TRIA :
Bộ khuyếch đại tạp âm thấp LNA được gắn vào ống dẫn sóng dưới antenna và thực hiện đổi tần xuống lần thứ nhất đối với tín hiệu thu . Bộ TRIA phân tách tuyến thu và phía phát với mặt phản xạ của antenna.
* Các thiết bị RFE ( RF electronic) : bao gồm SSPA được gắn ở đỉnh antenna có tác dụng khuyếch đại , đổi tần lên &xuống, lọc , thay đổi mức suy hao , cấp nguồn cho LNA,…
* ILF (interfacility link) : Các đường cáp nối thiết bị RFE nằm ngoài trời với thiết bị trong nhà . IFL bao gồm hai cáp đồng trục : một cho tín hiệu Tx và Rx IF . Nguồn AC cho thiết bị bên ngoài được đi riêng .
õ. Các thiết bị Indoor .
Cung cấp giao tiếp với các thiết bị của người sử dụng và có thể gồm nhiều máy và có số lượng khối kênh (CU) thay đổi . Trong cấu hình lớn có nhiều hơn 1 thiết bị được sử dụng , thiết bị I ndoor cũng bao gồm khối tập hợp và phân tách IF , và thường được lắp đặt sau khi các khối outdoor và IFL đã xong .
Có hai loại sơ đồ máy được sử dụng :
• Sơ đồ Phase II : tối đa 4 CU.
• Sơ đồ HDC (High density chassis) :tối đa 14 CU .

Khối kênh ( CU board) : có bộ nhớ NVRAM (non-volatile random access memory) dùng để khởi động , thiết lập kênh điều khiển xa và load phần mềm chuyên dụng .
CU có các cấu hình thông dụng sau :
• VCU: cho các ứng dụng thoại và tương thích với các giao diện trung kế E&M . Vòng hai dây được duy trì qua các board phụ ICM (khối chuyển đổi giao diện ).
• DCU : ứng dụng để truyền duy nhất data.
• CCU :cung cấp truy nhập tới vệ tinh cho các thiết bị điều khiển kênh . Một CCU cho mỗi OCC (Outroute Control Channel) và cho mỗi ICC (Inroute Control Channel) .
• MCU : được dùng cho các ứng dụng mà việc truy nhập tới kênh điều khiển cần thiết cho việc M&C (đo đạc và điều khiển ) khi VCU và DCU đang trong cuộc gọi .
d. Đặc tính hoạt động .
• Tìm kiếm địa chỉ và truy nhập sóng mang (address searching/Carrier access) : FDM/FDMA/SCPC.
• Tốc độ truyền dẫn ( tối ưu ):
Với thoại : 32/16/8 kbps
Với dữ liệu : Đồng bộ : 2.4/4.8/9.6/19.2/56/64 kbps
Không đồng bộ : 0.3/2.4/4.8/9.6/19.2 kbps
• Dùng mã hoá Viterbi có sửa lỗi trước :FEC 1/2,3/4, hay 7/8.
• Dùng kỹ thuật điều chế QPSK,BPSK.
• Tỷ lệ lỗi bit : Với thoại ≤10-6
Với dữ liệu ≤10-7
• Giao diện người sử dụng : được lập cấu hình như đòi hỏi của người sử dụng. Có thể thay đổi tốc độ và đồng hồ cho các kết nối dữ liệu .

d. Các đặc điểm vật lý
* Giao diện thoại :
Vòng hai dây ( chuẩn )
Nối qua hai dây với điện thoại cầm tay qua module trong ICM.
Dây E&M (chuẩn ) , cũng dùng cho các thiết bị PABX
* Giao diện dữ liệu :
RS 232/422 , V35 , G.703 , X.25 , X.28, HDLC và các giao diện người sử dụng khác .
* Báo hiệu :DTMF, MFC-R2 ,E&M DC và các báo hiệu người dùng khác .
* Đồng hồ đường phát : dùng đồng bộ trong hay đồng bộ ngoài .
Lời kết

Được sự tạo điều kiện giúp đỡ của các thày, đặc biệt là thày Phạm Văn Tuân trong thời gian qua em đã có quãng thời gian quý báu được thực tập tốt nghiệp tại Trung tâm QLB Miền Bắc . Điều này đã giúp em rất nhiều trong việc nắm vững kiến thức đã học , tiếp thu và học tập thêm nhiều kiến thức và thực tiễn quý báu . Đồng thời giúp em có một hướng đi đúng đắn để thực hiện đồ án tốt nghiệp và trước mắt là bản báo cáo thực tập này .
Em xin chân thành Thank thày Trần Thọ Tuân và thày Phạm Văn Tuân đã nhiệt tình hướng dẫn em trong quá trình hoàn thành báo cáo tốt nghiệp . Em cũng xin chân thành Thank các kỹ sư Lâm Thạch Hùng , Nguyễn Văn Dần , Hồ Sỹ Tùng đã giúp đỡ , tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập tại Trung Tâm .
Em xin chân thành Thank và hy vọng em sẽ tiếp tục nhận được sự giúp đỡ , hướng dẫn của các thày , các anh trong quá trình thực hiện đồ án sắp tới .



Phần I 1
Lịch sử phát triển của nghành hàng không và quản lý bay Dân dụng Việt Nam 1
I. quá trình hình thành và phát triển của hàng không dân dụng Việt Nam 1
II. KháI quát về QUản lý bay Việt Nam 3
1.Tính chất và vai trò của quản lý bay 3
2. Cơ cấu tổ chức của quản lý bay Việt Nam 3
3. Nội dung cụ thể của công tác quản lý bay: 5
4. Hệ thống quản lý bay hiện tại của Việt Nam 5
5.Yêu cầu về trang thiết bị kỹ thuật trong công tác quản lý không lưu 7
6. Mô hình hệ thống quản lý không lưu mới . 7
Phần 2 8
Tổng quan về các hệ thống thông tin , dẫn đường , giám sát và quản lý không lưu (CNS/ATM) 8
I. Hệ thống thông tin liên lạc: 8
2. Hệ thống thông tin di động hàng không (AMC) 12
II. Hệ thống dẫn đường phụ trợ - Navigation 17
1.Giới thiệu các hệ thống dẫn đường 17
2. Các thiết bị dẫn đường 18
III. Hệ thống giám sát 25
1. Tổ chức hệ thống radar giám sát của quản lý bay Việt Nam 25
2. Radar sơ cấp PSR (Primary Surveilance Radar) 26
3. Radar thứ cấp SSR ( Secondary Surveilance Radar) 27
4. Tổ chức hệ thống giám sát trong tương lai 28
PHần iii 29
giới thiệu Một số thiết bị thông tin tại acc hà nội – Mạng thông tin vệ tinh của HKDDVN 29
I.Một số thiết bị thông tin tại ACC Hà Nội 29
1. Máy thu phát VHF Exicom 9000 (New Zealand) 29
2. Thiết bị viba số AWA (úc) 29
3. Thiết bị ghi âm đa kênh 29
4. Chuyển mạch thoại tự động DENRO (Mỹ) 29
II. Khái quát về thông tin vệ tinh của Hàng Không Việt Nam 30
1.Nguyên tắc hoạt động của hệ thống thông tin vệ tinh tại ACC Hà Nội 30
2. Tổ chức mạng thông tin vệ tinh của Hàng Không Việt Nam 33
3. Sơ đồ kết nối các kênh thoại và số liệu dùng trong mạng thông tin vệ tinh của Hàng không Việt Nam 33
a) Kênh số liệu radar 1 34
III. Phương hướng thiết kế tốt nghiệp 35
1. Đa truy nhập phân chia theo tần số FDMA kiểu SCPC 35
2. cách truy nhập theo yêu cầu DAMA ( Demand-Assigned Multiple Access) 36
3. Cấu trúc trạm TES 36
Lời kết 40


Phần I
Lịch sử phát triển của nghành hàng không và quản lý bay Dân dụng Việt Nam

I. quá trình hình thành và phát triển của hàng không dân dụng Việt Nam
Cục Hàng không dân dụng Việt Nam ngày được thành lập ngày 15/1/1956 theo quyết định số 666/ng của Thủ tướng chính phủ Việt Nam Dân Chủ cộng hoà. Sau khi giải phóng Miền Nam, đất nước thống nhất, ngày 11/2/1976 Thủ Tướng chính phủ đã ra nghị định 26/CP ,Thành lập tổng cục Hàng Không dân dụng Việt Nam trên cơ sở của Cục Hàng không dân dụng.
Ngày 22/5/1995, chính phủ ban hành nghị định 32/CP chuyển cục HKDD Việt Nam từ bộ Giao thông vận tải về trực thuộc chính phủ , thực hiện chức năng quản lý nhà nước với ngành Hàng Không, đồng thời ngày 27/5/1995 Thủ Tướng chính phủ cũng ký quyết định 328/TTg thành lập Tổng công ty Hàng Không VN.
Mặc dù có lịch sử phát triển chưa phải là dài so với nghành Hàng Không của các nước trong khu vực và trên thế giới nhưng nghành hàng không Việt Nam đã có những bước phát triển liên tục và ổn định . HKDDVN đã và đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong vấn đề vận chuyển hành khách ,hàng hoá, thúc đẩy phát triển du lịch ,giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và thế giới .
Nhằm mục đích đảm bảo an toàn , điều hoà , hiệu quả cho hoạt động bay cục HKDDVN đã có sự đầu tư đúng đắn cho nghành quản lý bay . Trong hai năm (12/1994-12/1996) ,Việt Nam đã cung cấp dịch vụ dẫn đường chất lượng cao phủ sóng toàn không phận , là yếu tố cần thiết để giúp chúng ta giành lại quyền kiểm soát bay trên biển phần phía Bắc của FIR Hồ Chí Minh ( trước do FIR Hồng Kông kiểm soát ). Sau khi nhận lại vùng thông báo bay trên biển này (vào 8/12/1994) nghành quản lý bay đã đảm bảo an toàn cho hàng trăm nghìn chuyến bay, góp phần điều hoà một cách hiệu quả các đường bay trong khu vực . góp phần nâng cao uy tín của HKVN trên trường quốc tế .
Việt Nam với vị trí địa lý ở trung tâm của khu vực Đông Nam á , một khu vực có tốc độ phát triển cao và thuộc hàng năng động nhất thế giới , hầu hết các đường bay trong khu vực đều có bay qua Việt Nam do đó sự phát triển và lớn
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top