thanhcarter1987

New Member

Download miễn phí Đề tài Tổ chức hạch toán tài sản cố định với vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định





Cùng với sự phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật hoà nhập với xu hướng tiến bộ của toàn thế giới việc áp dụng công nghệ thông tin trong hạch toán kế toán là hoàn toàn cần thiết. Trong thời gian tới CCùng với sự phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật hoà nhập với xu hướng tiến bộ của toàn thế giới việc áp dụng công nghệ thông tin trong hạch toán kế toán là hoàn toàn cần thiết. Trong thời gian tới Công ty nên trang bị máy vi tính cho kế toán, mặc dù chi phí ban đầu có thể cao nhưng sẽ đảm bảo được tính chính xác và nhất quán trong công tác hạch toán. Hơn thế nữa trang bị công nghệ tin học sẽ tiết kiệm được chi phí lao động, đáp ứng được đòi hỏi của công tác quản lý ngày càng cao của nền kinh tế thị trường, chóng đáp ứng kịp thời thông tin phục vụ đắc lực trong công tác quản lý của Công ty.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


bằng tiền của phần giá trị của TSCĐ đã hao mòn. Hao mòn TSCĐ là hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ còn mục đích của trích khâú hao TSCĐ là biện pháp chủ quan nhằm thu hồi vốn đầu tư để tái tạo lại TSCĐ khi nó bị hư hỏng.
Hao mòn TSCĐ có hai loại: Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
Hao mòn hữu hình là sự giảm dần về giá trị sử dụng và giá trị do chúng được sử dụng trong sản xuất hay do tác động của các yếu tố tự nhiên gây ra biểu hiện ở chỗ hiệu suất của TSCĐ giảm dần, cuối cùng bị hư hỏng phải thanh lý. TSCĐ bị hao mòn hữu hình trước hết do nó trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp này, mức độ hao mòn tỷ lệ thuận với thời gian và cường độ sử dụng của chúng. Ngoài nguyên nhân chủ yếu nói trên, trong khi sử dụng và cả trong khi không sử dụng tài sản còn bị hao mòn hữu hình do tác động của các yếu tố tự nhiên như độ ẩm, khí hậu, thời tiết. TSCĐ phải hoạt động thường xuyên trong môi trường tự nhiên do đó mức độ hao mòn của chúng thường là lớn hơn so với các ngành khác. hình thức hao mòn này phát sinh một cách thường xuyên, mức độ cao hay thấp tuỳ từng trường hợp cường độ sử dụng, chế độ bảo dưỡng, điều kiện môi trường, trình độ quản lý và sử dụng để giảm bớt hao mòn hữu hình trong quá trình sử dụng, TSCĐ phải được bảo quản tốt, lập kế hoạch bảo dưỡng thường xuyên nâng cao trình độ, người sử dụng đúng với chức năng kỹ thuật vốn có của nó.
Hao mòn vô hình là sự giảm thuần tuý về mặt giá trị của tài sản do có những TSCĐ cùng loại nhưng được sản xuất với giá rẻ hơn hay hiện đại hơn. nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hao mòn vô hình không phải do chúng được sử dụng ít hay nhiều trong sản xuất mà do tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong điều kiện KHKT ngày càng phát triển, người ta có thể sản xuất ra máy móc thiết bị cùng loại nhưng giá hạ hơn hay giá không đổi nhưng có chức năng tác dụng, công suất cao hơn những máy móc được sản xuất ở thời gian trước đây sẽ bị mất giá so với hiện tại. Sự mất giá đó chính là hao mòn vô hình.
Hao mòn vô hình còn xuất hiện cả khi chu kỳ sống của sản phẩm nào đó bị chấm dứt dẫn đến những maý móc thiết bị để chế tạo sản phẩm cũng bị lạc hậu, mất tác dụng.
Như vậy hao mòn là một tất yếu khách quan, nhất thiết phải thu hồi vốn đầu tư vào TSCĐ tương ứng với giá trị hao mòn của nó để tạo ra nguồn vốn đầu tư TSCĐ. Trong quản lý doanh nghiệp phải thực hiện cơ chế thu hồi vốn đầu tư TSCĐ gọi là khấu hao. Khấu hao là TSCĐ biểu hiện bằng tiền phần giá trị hao mòn TSCĐ.
Hao mòn là khái niệm trừu tượng, còn khấu hao mang tính chất chủ quan, biểu hiện bằng một số tiền. Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, hao mòn là nội dung bên trong khấu hao, là hình thức biểu hiện ra bên ngoài mà nội dung thì quyết định hình thức, do đó mức độ khấu hao phải trích phụ thuộc vào mức độ hao mòn của TSCĐ.
2. Các phương pháp xác định giá trị hao mòn TSCĐ và phương pháp tính khấu hao TSCĐ
Việc tính khấu hao TSCĐ có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp khấu hao nào tuỳ từng trường hợp vào quy định của nhà nước về chế độ quản lý tài sản đối với doanh nghiệp và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Về nguyên tắc, mọi TSCĐ trong các doanh nghiệp phải được huy động sử dụng tối đa và phải tính khấu hao đủ vốn trên cơ sở tính đúng, tính đủ nguyên giá theo quy định hiện hành. Việc tính mức khấu hao có nhiều phương pháp song thực tế hiện nay ở các công ty phương pháp khấu hao phổ biến là khấu hao đều theo thời gian. Theo phương pháp này, việc tính khấu hao TSCĐ phải dựa trên nguyên giá TSCĐ và thời gian sử dụng tài sản đó. Thời gian sử dụng tài sản này do nhà nước quy định cụ thể nhưng đối với một số doanh nghiệp do yêu cầu sản xuất có thể quy định thời gian sử dụng tài sản lâu hơn hay ngắn hơn theo yêu cầu bảo toàn vốn của đơn vị nhưng phải nằm trong khoảng thời gian tối đa do nhà nước quy định. Mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho TSCĐ được xác định theo công thức sau:
Mức khấu hao bình quân hàng năm của TSCĐ
=
Nguyên giá TSCĐ
Thời gian sử dụng
Mức khấu hao bình quân tháng
=
Mức khấu hao bình quân năm
12 tháng
Ngoài ra trong thực tế, việc tính khấu hao TSCĐ có thể căn cứ vào khối lượng sản phẩm, điều kiện môi trường hoạt động, mức huy động công suất TSCĐ.
Trong thực tế, thời gian sử dụng TSCĐ được nhà nước quy định sẵn thời gian tối thiểu và thời gian tối đa cho từng loại, từng nhóm TSCĐ nhưng doanh nghiệp phải căn cứ vào tình hình thực tế của mình để nâng cao mức trích khấu hao trong giới hạn cho phép, đảm bảo không làm giá thành quá cao, ảnh hưởng đến giá bán và việc tiêu thụ sản phẩm cũng như ảnh hưởng các chính sách giá cả của nhà nước.
Theo quy định chung, để đơn giản cách tính thì TSCĐ tăng trong tháng thì tháng sau mới trích khấu hao, TSCĐ giảm trong tháng, tháng sau mới thôi không phải trích khấu hao. Do vậy để xác định khấu hao của tháng sau thì phải căn cứ vào tình hình tăng giảm của tháng này vì số khấu hao tháng này chỉ khác tháng trước trường hợp có biến động tăng giảm TSCĐ.
Để giảm bớt công việc tính toán này, người ta chỉ tính số khấu hao tăng thêm hay giảm bớt trong tháng và căn cứ vào số khấu hao đã trích trong tháng trước để xác định số khấu hao phải trích tháng này theo công thức sau:
Số khấu hao phải tính trong tháng
=
Số khấu hao đã tính tháng trước
+
Số khấu hao tăng trong tháng
-
Số khấu hao giảm trong tháng
Việc tính khấu hao TSCĐ được thực hiện trên bảng tính và phân bố khấu hao TSCĐ.
Bảng tính và phân bố khấu hao này là chứng từ kế toán để hạch toán trích khấu hao TSCĐ. Bảng này được lập vào cuối tháng, cuối quý. Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa hoc kỹ thuật do vậy ở nhiều doanh nghiệp hiện nay việc áp dụng phương pháp bình quân tỏ ra không hiệu quả, bởi lẽ phương pháp này tuy có ưu điểm và phần khấu hao được phân bố một cách đều đặn vào chi phí đảm bảo cho doanh nghiệp có mức giá thành và lợi nhuận ổn định song nhược điểm của phương pháp này là tốc độ thu hồi vốn đầu tư chậm nên khó tránh khỏi.
Để khắc phục tình trạng này, chúng ta có thể tham khảo phương pháp khấu hao nhanh hiện nay đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng rộng rãi.
Phương pháp số dư giảm dần:
Theo phương pháp này, số tiền khấu hao hàng năm được xác định nhờ một tỷ lệ cố định nhân với còn lại của TSCĐ.
Nếu thời gian sử dụng là từ 1 đến 4 năm T = TK
Nếu thời gian sử dụng từ 5 đến 6 năm T = TK x2
Nếu thời gian sử dụng là từ 6 năm T = TK x 2,5
Với T : Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần
TK : Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp số dư bình quân.
Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của phương pháp bình quân cho phép khấu hao nhanh TSCĐ song nó lại cũng có hạn chế là giá trị khấu hao những năm đầu rất cao do đó gây ra những biến động lớn về giá trị thành sản phẩm và không thu hồi hết được nguyên giá TSCĐ nên đến năm cuối phải chuyển sang.
ã Phương pháp ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Hoàn thiện tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần VLXD Vi Luận văn Kinh tế 0
H Tổ chức hạch toán kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty khoá Minh Khai Luận văn Kinh tế 0
T Tổ chức hạch toán tiền lương, và các khoản trích theo lương, các biện pháp tăng cường công tác quản Luận văn Kinh tế 0
L Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Du Lịch Đống Đa Hà Nội Luận văn Kinh tế 2
N Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Tập đoàn Bưu chín Luận văn Kinh tế 0
J Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác quản lí, sản xuất và tổ chức hạch toán kế toán CPSX Luận văn Kinh tế 0
F Tổ chức quản lý và hạch toán kế toán TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty Du lịch Qu Luận văn Kinh tế 0
B Tổ chức hạch toán CPSX với vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty khoá Minh Khai Luận văn Kinh tế 0
A Tổ chức hạch toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn Luận văn Kinh tế 0
P Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại công ty Giầy Thăng Long Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top