Download miễn phí Đề tài Sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước để cho vay giải quyết việc làm trong nông nghiệp





Trường hợp có nhiều dự án cùng gửi xét duyệt thẩm định, trong điều kiện nguồn vốn vay có hạn việc duyệt dự án nào trước, sau có thể tạo ra cơ chế xin cho hay khi thẩm định do tình cảm hay lợi ích cá nhân, có thể có trường hợp thẩm định không đúng với thực tế của người vay.

Đối với các dự án vùng, dự án hội đoàn thể quần chúng, hội nghề nghiệp (dự án có nhiều hộ vay), không thể thẩm định hết các hộ vay do lực lượng cán bộ thẩm định còn quá ít, vì vậy kết quả thẩm định chưa đạt hiệu quả cao. Một số nơi việc cấp đăng ký kinh doanh chưa đúng với thực tế, tạo điều kiện cho chủ cơ sở kinh doanh hoàn tất thủ tục hồ sơ vay vốn nhưng thực tế các cơ sở này chưa đủ điều kiện để cấp đăng ký kinh doanh.

Hiện nay việc phê duyệt ra quyết định cho vay do UBND tỉnh hay cơ quan trung ương các tổ chức đoàn thể, hội quần chúng ra quyết định. Vì vậy hồ sơ dự án vay sau khi được thẩm định ở huyện phải chuyển về Ban chỉ đạo cho vay GQVL tỉnh hay hội đoàn thể cấp tỉnh xem xét trình duyệt, làm chậm tiến độ kể từ khi thẩm định đến lúc có quyết định cho vay.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


i, hướng dẫn cách làm ăn, kỹ thuật khuyến nông, khuyến lâm, chỉ dẫn thị trường tiêu thụ sản phẩm... Có như vậy hộ cùng kiệt mới có thể tiếp cận với vốn tín dụng. Mặt khác, việc tuyên truyền chính sách tín dụng hộ cùng kiệt thực hiện chưa tốt, nhiều hộ cùng kiệt ở vùng sâu, vùng xa không phân biệt được vốn tín dụng với vốn cấp phát cho không. Đây là những nguyên nhân phát sinh nợ khó đòi.
+ Trong những năm vừa qua, hoạt động của tổ nhóm tương trợ ở một số nơi còn mang nặng tính hình thức. Mặc dù năm 2000, NHNg đã tiến hành đào tạo tổ vay vốn nhưng số tổ được đào tạo còn ít, chỉ có 30% số tổ hiện có được đào tạo. Hoạt động của tổ chưa được đào tạo thường kém hiệu quả, chưa nâng cao trách nhiệm của tổ trong tất cả các khâu của quá trình cho vay: Bình xét hộ vay, giám sát kiểm tra, việc phát tiền vay và sử dụng vốn vay. Nhiều tổ nhóm hoạt động còn cùng kiệt nàn, không sinh hoạt hay có sinh hoạt nhưng chỉ là lấy lệ để được vay vốn. Tổ trưởng tổ vay vốn đôi khi không do hội viên bầu ra mà do tổ chức đoàn thể hay UBND xã phường chỉ định, do đó gây ra mâu thuẫn mất đoàn kết trong nội bộ tổ vay vốn. Việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan đoàn thể, chính quyền địa phương, NHNg chưa sát sao nên đã xảy ra nhiều tiêu cực như thu phí vay vốn của hộ cùng kiệt không đúng quy định, tiền thu do được uỷ thác thu nợ không nhập vào ngân hàng mà sử dụng vào các mục đích tiêu dùng gây tổn thất, rủi ro vốn vay. Cá biệt có nhiều trường hợp các xã đã dùng số tiền người cùng kiệt được vay để sử dụng sai mục đích dẫn đến nợ quá hạn kéo dài và không thu được nợ.
+ Đối với những khoản rủi ro bất khả kháng xảy ra các năm 1996, 1997 với số tiền là 117 tỷ đồng, đã được Chính phủ cho khoanh 3 năm (từ 1/1/1998 đến 1/1/2001). Mặc dù nhiều tỉnh đã tích cực bám sát hộ có điều kiện trả nợ để thu hồi được 42 tỷ đồng, số còn lại 76 tỷ đồng đã hết hạn khoanh. Hầu hết số nợ khoanh còn lại đều thuộc diện rất khó thu hồi và không còn khả năng thu hồi.
Trong chương 2, luận án đã tập trung nghiên cứu thực trạng cho vay GQVL từ nguồn vốn NSNN trong nông nghiệp. Phân tích về cho vay GQVL ở khu vực nông nghiệp nông thôn như: cho vay GQVL đối với các làng nghề, đối với vùng sâu vùng xa, đối với các hội đoàn thể, đối với kinh tế hộ gia đình, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hút lao động trong nông nghiệp. Tác giả luận án đã hệ thống hoá cơ chế cho vay GQVL qua KBNN và qua NHNg. Bằng việc sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích diễn giải với các số liệu cụ thể, luận án đã làm rõ những kết quả cũng như những mặt còn tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại để làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp hoàn thiện cho vay GQVL trong nông nghiệp.
Chương 3
giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cho vay
Giải quyết việc làm trong nông nghiệp.
3.1 - Đặc điểm nông nghiệp Việt Nam và những vấn đề kinh tế chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp.
3.1.1- Đặc điểm của nông nghiệp Việt Nam:
Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam mang những đặc điểm chung như: Sản xuất nông nghiệp tiến hành trên địa bàn rộng và lệ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp ở nước ta cũng có những đặc điểm riêng như:
- Nông nghiệp nước ta có xuất phát điểm thấp từ tình trạng lạc hậu tự cung, tự cấp tiến lên xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá định hướng xã hội chủ nghĩa không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Đến nay nhiều nước có nền kinh tế phát triển, nông nghiệp đã đạt trình độ sản xuất hàng hoá cao, nhiều khâu công việc được thực hiện bằng máy móc. Năng suất ruộng đất và năng suất lao động đạt trình độ cao, tạo ra sự phân công lao động sâu sắc trong nông nghiệp và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tỷ lệ dân số và lao động trong nông nghiệp giảm xuống cả về số tương đối và tuyệt đối. Đời sống của nông dân và kinh tế nông thôn được cải thiện, ngày càng xích gần với thành thị.Trong khi đó, nông nghiệp nước ta với điểm xuất phát còn rất thấp, cơ sở vật chất còn cùng kiệt nàn, kết cấu hạ tầng nông thôn còn yếu kém, lao động thuần nông còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động xã hội, năng suất lao động và năng suất ruộng đất còn thấp... Từ khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần , nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển vượt bậc và đạt được những thành tựu to lớn, nhất là về lương thực, chẳng những tự trang trải được nhu cầu trong nước mà còn có dự trữ, dư thừa để xuất khẩu. Hàng năm nước ta đã xuất khẩu được từ 1.5 - 2 triệu tấn gạo. Bên cạnh đó, cà phê, cao su, chè, hạt điều... cũng đã và đang là nguồn nông sản xuất khẩu quan trọng. Nhiều vùng trong cả nước đã và đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm cung cấp ngày càng nhiều nông sản hàng hoá đa dạng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế quốc dân.
- Đất nước ta nằm trong vành đai nhiệt đới, nhiệt đới ẩm thuộc khu vực gió mùa Đông Nam á, được trải rộng trên bốn vùng lớn: trung du, miền núi, đồng bằng và ven biển. Trong quá trình xây dựng và phát triển nền nông nghiệp, chúng ta có nhiều thuận lợi rất cơ bản, đồng thời cũng có không ít những khó khăn.
Thời tiết khí hậu nước ta có những thuận lợi rất cơ bản: Hàng năm có lượng mưa bình quân tương đối cao cung cấp nguồn nước ngọt rất phong phú, có nguồn năng lượng mặt trời dồi dào (cường độ ánh sáng lớn, nhiệt độ trung bình hàng năm là 23o C...); các loại cây trồng, vật nuôi phong phú và đa dạng.
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, điều kiện thời tiết - khí hậu nước ta cũng có nhiều khó khăn như do mưa nhiều và lượng mưa thường tập trung vào ba tháng trong năm nên thường gây ra lũ lụt, ngập úng. Nắng nhiều nên thường gây nên khô hạn, có những vùng thiếu cả nước cung cấp cho người và vật nuôi. Khí hậu ấm, ẩm ướt tạo điều kiện phát sinh và lây lan sâu bệnh, dịch bệnh, gây ra những tổn thất lớn đối với mùa màng và vật nuôi.
Trong quá trình đưa nông nghiệp đi lên sản xuất hàng hoá, chúng ta cần tìm mọi cách để phát huy những thuận lợi cơ bản và hạn chế những khó khăn do thiên tai gây ra, nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển nhanh chóng và vững chắc.
Những đặc điểm trên đây của nông nghiệp Việt Nam đã chi phối hoạt động cho vay GQVL trong nông nghiệp và thể hiện ở một số điểm sau đây:
Thứ nhất, định hướng cho vay vốn GQVL trong nông nghiệp phải tuỳ từng trường hợp vào đặc điểm kinh tế xã hội, tự nhiên nhằm khai thác tốt nhất tiềm năng lao động, đất đai của từng vùng.
Thứ hai, do đặc thù sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao do đó khi phê duyệt, thẩm định các dự án vay vốn đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp phải chú ý đến tính thời vụ trong sản xuất kinh doanh. Các dự án được phê duyệt phải đảm bảo tính khả thi và phù hợp với chu kỳ sinh trưởng của cây trồng vật nuôi.
Thứ ba, việc quy định mức vay, thời hạn vay căn...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C Tìm Thực trạng và giải pháp về đầu tư và sử dụng vốn cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn Tài liệu chưa phân loại 0
D Phân tích tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách Nhà nước đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn Huyện Quảng Trạch, Quảng Bình Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình giai đoan 2014 Luận văn Kinh tế 0
D Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Đầu Tư Phát Triển Từ Nguồn Vốn Ngân Sách Nhà Nước Trên Địa Bàn Tỉnh Bắ Luận văn Kinh tế 0
Y Phân tích thống kê tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính của Xí n Luận văn Kinh tế 0
S Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Bộ Lao động – Thương binh Luận văn Kinh tế 0
N Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA cho việc phát triển hệ thống cấp thoát nước đô thị Luận văn Kinh tế 0
V Vốn lưu động và một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Công nghệ phẩm Hà Tây Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top