chipvantieuha

New Member

Download miễn phí Đề tài Tìm hiểu về thực trạng vốn kinh doanh của công ty cổ phần XDTH Tuyên Quang





 

Phần 1:Gới thiệu khái quát về cơ sở thực tập

Quyết định thành lập

Địa chỉ và giám đốc hiện tại

Vốn điều lệ và hình thức sở hữu

Năng lực kinh doanh

Nhiệm vụ trọng tâm

Phần 2: Tìm hiểu về thực trạng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần XDTH Tuyên Quang

Vốn và cơ cấu vốn

Phân loại nguồn vốn

Chi phí sử dụng vốn của Công ty

Thực trạng quản lý và sử dụng vốn trong Công ty

Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn của Công ty

Phần 3: Đánh giá một số thành tựu và hạn chế trong

công tác quản lý vốn kinh doanh của Công ty

Một số thành tựu đã đạt được

Một số hạn chế có liên quan

Nguyên nhân và hướng giải quyết các hạn chế

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ăng nhẹ 0.1 tỷ đồng ( tương đương 2.4%) so với năm 2005 và tăng được 1.52 tỷ đồng ( tương đương 28.8%) so với năm 2001. Sự gia tăng này chủ yếu là do huy động vốn từ lợi nhuận để lại chứ Công ty không phát hành thêm cổ phiếu mới để huy động vốn chủ sở hữu.
Dựa vào bảng 4, ta lập được biểu đồ mô tả về lượng vốn chủ sở hữu của Công ty như sau:
Nhìn biểu đồ trên có thể thấy là nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty khá ổn định và chỉ tăng với tốc độ rất nhẹ. Để tìm hiểu rõ hơn, dưới đây em xin trình bày chi tiết về các bộ phận cấu thành nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty trong năm 2006 vừa qua như sau:
Bảng 5: Các bộ phận cấu thành nguồn VCSH của Công ty năm 2006
Chỉ tiêu
Giá trị
Tỷ trọng
(tỷ đồng)
(%)
*Nguồn vốn chủ sở hữu
4.26
100
-Nguồn vốn kinh doanh
3.54
83.1
-Quỹ đầu tư phát triển
0.07
1.64
-Quỹ dự phòng tài chính
0.12
2.81
-Lãi chưa phân phối
0.25
5.87
-Quỹ khen thưởng, phúc lợi
0.19
4.46
Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
0.09
2.12
(Nguồn số liệu: Phòng Kế toán-Tài vụ, Công ty CPXDTH Tuyên Quang )
*Nợ phải trả:
Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, hiếm có một công ty nào lại có đủ tiềm lực mạnh mẽ để đầu tư tái sản xuất mở rộng mà không cần vay vốn của các ngân hàng, các tổ chức tài chính và các chủ thể cho vay khác. Đối với Công ty cổ phần xây dựng tổng hợp Tuyên Quang cũng vậy. Để đáp ứng được nhu cầu về lượng vốn lưu động có quy mô và tỷ trọng lớn như ở trên, Công ty cần huy động nguồn vốn bằng cách đi vay và hầu hết đó là các khoản vay ngắn hạn. Do đó nợ phải trả của công ty chính là nợ ngắn hạn và nguồn vốn này được huy động từ các chủ thể sau:
+) Vay Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Tuyên Quang
+)Nợ của người bán, bao gồm: Công ty CP vật liệu xây dựng Viên Châu; công ty Gang thép Thái nguyên
+)Vốn tài trợ ngắn hạn của các chủ đầu tư xây dựng công trình và hạng mục công trình.
+) Vay cán bộ công nhân viên trong công ty và các chủ thể khác
Dựa vào các số liệu ở bảng 4, ta lập biểu đồ minh họa về tình hình công nợ của Công ty trong giai đoạn bắt đầu từ khi chuyển đổi hình thức sở hữu đến nay:
Như vậy, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ tăng với tốc độ khá nhẹ thì nợ phải trả của Công ty lại tăng lên với tốc độ chóng mặt! Chỉ riêng trong năm 2006, nó đã tăng 2.86 tỷ tương ứng 7.3% so với năm 2005 và so với năm 2001 thì nó đã tăng lên 24.8 tỷ đồng, tương đương với tốc độ tăng là 146%! Sự gia tăng mạnh này một mặt là để đáp ứng nhu cầu về lượng vốn lưu động ngày càng lớn, mặt khác, Công ty cũng muốn tranh thủ và tận dụng triệt để được nguồn vốn vay với chi phí thấp. Tuy nhiên, nếu xét trong mối quan hệ tương quan với vốn chủ sở hữu thì quả thật là ở đây có sự chênh lệch rất lớn! Và như vậy nó sẽ làm tăng nguy cơ rủi ro của cổ phiếu Công ty dẫn đến hậu quả là làm giảm tính hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư vốn không ưa mạo hiểm! Dưới đây là biểu đồ phản ánh về sự chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và nợ phải trả của Công ty xét riêng cho năm 2006.
Tuy có sự chênh lệch lớn như vậy nhưng do phần lớn vốn vay đều được sử dụng để đầu tư vào các tài sản lưu động cho nên với một lượng vốn lưu động lớn như đã trình bày ở trên thì ta có thể khẳng định là công ty vẫn hoàn toàn có đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ trong ngắn hạn. Hơn nữa, không phải cứ vay nợ nhiều là kinh doanh kém hiệu quả, hàng năm Công ty vẫn thu được một khoản lợi nhuận không nhỏ và điều này cho thấy là Công ty đã có được niềm tin và sự kỳ vọng của các chủ thể cho vay đối với hoạt động sản xuất- kinh doanh của mình.
b) Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn
Xét theo căn cứ này thì nguồn vốn của Công ty được chia thành nguồn vốn thường xuyên (NVTX) và nguồn vốn tạm thời (NVTT)với các số liệu ở bảng sau:
Bảng 6: Nguồn vốn thường xuyên và tạm thời của Công ty (2001-2006)
(đv: tỷ đồng)
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2006 so với 2005
(+, -)
%
NVTX
17.84
18.75
18.02
24.75
35.10
37.33
2.23
6.35%
NVTT
2.69
3.04
2.02
6.20
7.99
8.72
0.73
9.13%
(Nguồn số liệu: Phòng Kế toán-Tài vụ, Công ty CPXDTH Tuyên Quang )
*Nguồn vốn thường xuyên:
Là nguồn vốn mà Công ty sử dụng để mua sắm các tài sản cố định và một bộ phận tài sản lưu động thường xuyên, cần thiết cho hoạt động sản xuất- kinh doanh như: Vốn bằng tiền; đầu tư mua các máy móc, thiết bị, công nghệ; chi mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ; và các khoản chi khác .v.v. Có thể thấy là nguồn vốn thường xuyên cuả Công ty cho ở bảng 6 đã liên tục tăng lên từ năm 2001 đến nay với tốc độ tăng bình quân là 18%/năm. Trong năm 2006, con số này đã tăng 6.35% (2.23 tỷ đồng) so với năm 2005 và tăng 19.49 tỷ đồng so với năm 2001, tương đương với tốc độ tăng 110%. Sở dĩ như vậy là vì quy mô và địa bàn hoạt động sản xuất- kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng tổng hợp Tuyên Quang đang ngày càng được mở rộng qua các năm. Do đó, sản xuất tăng lên kéo theo việc nguồn vốn chi thường xuyên cũng tăng lên là điều tất yếu.
*Nguồn vốn tạm thời:
Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn dùng để đáp ứng nhu cầu có tính chất tạm thời hay bất thường trong hoạt động sản xuất- kinh doanh của Công ty như: Chi tạm ứng cho cán bộ, công nhân viên; chi tiếp khách hành chính; chi tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế; đầu tư tài chính ngắn hạn và các khoản chi tạm thời khác
Từ bảng 6, ta có thể thấy là nguồn vốn tạm thời của Công ty cũng đã tăng rất mạnh sau 6 năm chuyển đổi hình thức sở hữu. Chẳng hạn như trong năm 2006, con số này đã tăng lên 0.73 tỷ đồng (tương đương 9.13%) so với năm 2005 và tăng 6.03 tỷ đồng ( tương đương 225% !) so với năm 2001. Và so với cách phân loại ở phần trước thì cách phân loại này có sự chênh lệch ít hơn trong cơ cấu tổng nguồn vốn của Công ty. Và để làm rõ vấn đề này cũng như để tiện cho việc so sánh giữa các cách phân loại về nguồn vốn, ta sẽ lấy số liệu của năm 2006 để biểu diễn bằng biểu đồ cơ cấu như sau :
Như vậy, rõ ràng là với cùng một tổng nguồn vốn kinh doanh trong năm 2006 nhưng với cách phân loại này thì tỷ trọng của mỗi nguồn vốn có sự chênh lệch ít hơn 10% so với cách phân loại dựa vào mối quan hệ sở hữu về vốn ở phần a. Tuy nhiên, nếu xét về mức độ sử dụng cũng như mức độ phổ biến thì cách phân loại thứ 2 này không được ứng dụng nhiều bằng cách phân loại 1 và nó thường chỉ được sử dụng để tham khảo.
c) Căn cứ vào phạm vi huy động vốn.
Dựa vào căn cứ này thì nguồn vốn của Công ty cổ phần xây dựng tổng hợp Tuyên Quang được chia thành nguồn vốn bên trong (NVBT) và nguồn vốn bên ngoài (NVBN) với các số liệu cụ thể được cho bởi bảng sau:
Bảng 7: Nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài Công ty(2001-2006)
(đv: tỷ đồng)
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2006 so với 2005
(+, -)
%
NVBT
4.41
5.16
5.39
6.04
6.33
6.90
0.57
9%
NVBN
16.12
16.63
14.85
24.91
36.76
39.55
2.97
7.58%
(Nguồn số liệu: Phòng Kế toán-Tài vụ, Công ty CPXDTH Tuyên Quang )
*Nguồn vốn bên trong Công ty:
Là vốn được huy động từ chính hoạt động ...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top