gloom_king

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH 2
1.Cạnh tranh 2
2. Tác động cạnh tranh 2
3. Lợi thế cạnh tranh 3
II/ CÁC VŨ KHÍ CẠNH TRANH CHỦ YẾU 3
1/ Cạnh tranh bằng sản phẩm 3
1.1 Cạnh tranh về trình độ sản phẩm 3
1.2 Cạnh tranh về chất lựong 3
1.3 Cạnh tranh về bao bì 3
1.4 Cạnh tranh về nhãn mác, uy tín sản phẩm 4
1.5 Cạnh tranh do khai thác hợp lý chu kỳ sống của sản phẩm 4
2/ Cạnh tranh về giá 4
2.1 Chiến lược chi phí thấp 4
2.2 Bán với mức giá hạ và mức giá thấp 5
3/Cạnh tranh về phân phối bán hàng 5
3.1 Cạnh tranh về phân phối và bán hàng được thể hiện qua những nội dung chủ yếu sau: 5
3.2 Cạnh tranh về dịch vụ bán và sau bán 6
4.Cạnh tranh về thời cơ thị trường 6
5.Cạnh tranh về không gian và thời gian 6
6.Chiến lược khác biệt hóa 6
7. Chiến lược tập trung 7
IV/ TẠO LỢI THẾ CẠNH TRANH CHO DOANH NGHIỆP 7
1. Các loại lợi thế và thủ đoạn cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 7
1.1 Chất lượng hàng hóa 7
1.2 Giá cả hàng hóa 8
1.3 Áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ và quản lý hiện đại 8
1.4 Lợi thế về thông tin 8
1.5 cách phục vụ và thanh tóan trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 8
1.6 Tính độc đáo của sản phẩm 8
1.7 Chữ tín 9
2.2 Sức sinh lời của vốn đầu tư 9
2.3 Năng suất lao động 9
2.4 Lợi thế về chi phí và khả năng hạ giá thành sản phẩm 10
2.5 Chất lượng sản phẩm , dịch vụ 10
2.6 Vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường 10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LỢI THẾ CANH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GIÀY DÉP VIỆT NAM 11
I / CƠ HỘI 11
1. Công nghệ 11
2.Thị trường 11
2.1 Thị trường nội địa 11
2.2 Về thị trường xuất khẩu 11
2.2.2 Thị trường Mỹ 12
2.2.4 Một số thị trường khác 13
3. Cơ chế quản lý của nhà nước 13
4.Nguyên vật liệu 13
II / THÁCH THỨC 14
1. Cạnh tranh 14
2 Sự phân Phối lợi ích 14
3. Sự phụ thuộc lẫn nhau 14
4. Sức ép về các rào cản phi thương mại 15
5. Thị trường 15
5.1.Thị trường nội địa 15
5.2 Thị trường xuất khẩu 16
6. Sức ép từ người tiêu dùng 17
III/ ĐIỂM MẠNH 17
1 .Công tác xúc tiến thương mại 17
2. cách bán hàng 17
3. Nguồn nhân công 17
4. Chất lựơng sản phẩm 18
IV/ ĐIỂM YẾU 18
1. Nguyên vật liệu 19
2. Nguồn nhân lực 19
LỜI MỞ ĐẦU
Ngành công nghiệp giày dép luôn được đánh giá là một trong ba ngành hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất, chỉ sau ngành dầu khí và dệt may của nước ta. Kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt tốc độ phát triển cao, luôn chiếm 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia. Hiện nay, da giày Việt Nam được xếp thứ 4 trong top 10 nước xuất khẩu hàng đầu vào thị trường 25 nuớc EU và Mỹ (hai thị trường tiêu thụ giày dép lớn nhất thế giới). Ở khu vực châu Á, nước ta đứng thứ ba trong số các nước xuất khẩu giày dép lớn nhất vào Nhật Bản, chỉ sau Trung Quốc và Italia. Điều đó cho thấy Việt Nam là một quốc gia rất có tiềm năng phát triển ngành công nghiệp da giày và cũng là một ngành quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tuy nhiên nó vẫn còn khá nhiều vấn đề còn bất cập. “Một nghịch lý là Việt Nam xếp vào hàng thứ tư thế giới về xuất khẩu da giày nhưng lại không có tên trên bản đồ xuất khẩu” Đó là nhận xét của ông Khamsay Luangpraseuth, Trưởng ban dự án hội chợ da giày châu Âu Fashion First. Đó là một vấn đề lớn đối với hiệp hội ngành dệt may Việt Nam cần khắc phục ngay. Trước các vấn đề đó, em đã quyết định chọn đề tài: “XÂY DỰNG LỢI THẾ CẠNH TRANH CHO MỘT SỐ DOANH NGHIỆP GIÀY DÉP VIỆT NAM’’.
Do tầm hiểu biết còn hạn chế nên đề tài của em vẫn còn những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự nhận xét và góp ý của thầy để đề tài của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành Thank TS. Trần Việt Lâm đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này.





CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ LỢI THẾ
CẠNH TRANH
I/ CÁC KHÁI NIỆM
1. Cạnh tranh

Cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hoá nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hoá để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.
Cạnh tranh có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng (Người sản xuất muốn bán đắt, người tiêu dùng muốn mua rẻ), giữa người tiêu dùng với nhau để mua được hàng rẻ hơn, tốt hơn, giữa những người sản xuất để có những điều kiện tốt hơn trong sản xuất và tiêu thụ

Cạnh tranh là một quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá bởi thực chất nó xuất phát từ quy luật giá trị của sản xuất hàng hoá. Trong sản xuất hàng hoá, sự tách biệt tương đối giữa những người sản xuất, sự phân công lao động XH tất yếu dẫn đến sự cạnh tranh để giành được những điều kiện thuận lợi hơn như gần nguồn nguyên liệu, nhân công rẻ, gần thị trường tiêu thụ, giao thông vận tải tốt, khoa học kỹ thuật phát triển... nhằm giảm mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động XH cần thiết để thu được nhiều lãi. Khi còn sản xuất hàng hoá, còn phân công lao động thì còn có cạnh trạnh.
2. Tác động cạnh tranh
ơ
Cạnh tranh là một trong những động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy sản xuất phát triển. Nó buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, tích cực nâng cao tay nghề, cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học kỹ thuật, hoàn thiện tổ chức quản lý để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế. Đó chính là cạnh tranh lành mạnh. Ở đâu thiếu cạnh tranh hay có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ, kém phát triển.Bên cạnh mặt tích cực, cạnh tranh cũng có những tác dụng tiêu cực thể hiện ở cạnh tranh
không lành mạnh như những hành động vi phạm đạo đức hay vi phạm pháp luật (buôn lậu, trốn thuế, tung tin phá hoại...) hay những hành vi cạnh tranh làm phân hoá giàu nghèo, tổn hại môi trường sinh thái.

3. Lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là sở hữu của những giá trị đặc thù, có thể sử dụng được để “nắm bắt cơ hội”, để kinh doanh có lãi. Khi nói đến lợi thế cạnh tranh là chúng ta nói đến lợi thế mà một doanh nghiệp đang có và có thể có, so với các đối thủ cạnh tranh của họ.
Lợi thế cạnh tranh còn được hiểu là các đặc điểm hay các biến số của sản phẩm hay nhãn hiệu, mà nhờ có chúng doanh nghiệp tạo ra một số tính trội hơn, ưu việt hơn so với nhữn doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp.
II/ CÁC VŨ KHÍ CẠNH TRANH CHỦ YẾU
1/ Cạnh tranh bằng sản phẩm
1.1 Cạnh tranh về trình độ sản phẩm
Trình độ sản phẩm bao gồm: chất lựong sản phẩm, tính hữu dụng của sản phẩm, bao bì.. Tùy theo những sản phẩm khác nhau mà từng doanh nghiệp lựa chọn những nhóm chỉ tiêu khác nhau để quyết định trình độ từng sản phẩm.
1.2 Cạnh tranh về chất lựong
Tùy theo từng sản phẩm mà doanh nghiệp lựa chọn những chỉ tiêu phản ánh chất lựong khác nhau.Nếu một doanh nghiệp tạo ra đựoc nhiều lợi thế chỉ tiêu này thì sản phẩm càng có cơ hội cạnh tranh trên thị trường.
1.3 Cạnh tranh về bao bì
Cạnh tranh về bao bì đặc biệt những ngành liên quan đến thực phẩm những mặt hàng có giá trị sử dụng cao. Cùng với việc thiết kế bao bì cho phù hợp, doanh nghiệp còn phải lựa chọn cơ cấu sản phẩm cho phù hợp. Điều đó có nghĩa là trong việc đa dạng hóa cơ cấu chủng loại và sản phẩm nhất thiết phải dựa vào một số sản phẩm chủ yếu.
1.4 Cạnh tranh về nhãn mác, uy tín sản phẩm
Một sản phẩm được người tiêu dùng chọn không những chất lượng mà con phải bắt mắt. Doanh nghiệp sử dụng công cụ này để đánh trực tiếp trực giác của người tiêu dùng.
Cạnh tranh do khai thác hợp lý chu kỳ sống của sản phẩm
Sử dụng biện pháp này doanh nghiệp cần có những quyết định sáng suốt để đưa ra một sản phẩm mới hay dừng việc cung cấp một sản phẩm đã lỗi thời, hoăc có nhưng chiến lược phù hợp với từng chu kì sống của mỗi sản phẩm.
2/ Cạnh tranh về giá
Giá là một trong những công cụ quan trọng trong cạnh tranh thường đựoc sử dụng trong giai đoạn đầu của doanh nghiệp khi doanh nghiệp bước vào một thị trường mới.
2.1 Chiến lược chi phí thấp
Chiến lược này được hiểu là duy trì mức chi phí thấp nhất trong ngành hay trên thị trường. Những công ty theo đuổi chiến lược này cần có:
• Vốn để đầu tư cho những công nghệ giúp cắt giảm chi phí.
• Quy trình vận hành đạt hiệu quả cao.
• Nền tảng chi phí thấp (nhân công, nguyên vật liệu, thiết bị…).
Rủi ro lớn nhất khi áp dụng chiến lược này là không phải chỉ có công ty của bạn tiếp cận được các nguồn lực giá rẻ. Vì thế, các đối thủ khác hoàn toàn có thể sao chép chiến lược của bạn. Điều quan trọng là liệu bạn có khả năng duy trì chi phí thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trong cuộc đua đường trường hay không?
2.2 Bán với mức giá hạ và mức giá thấp
Để thăm dò thị trường các doanh nghiệp đưa vào thị trừờng mức giá thấp và sử dụng mức giá đó để phá kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh. Nếu mức chênh lệch về giá giữa doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh lớn hơn chênh lệch về giá trị sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh thì doh nghiệp sẽ đem lại lợi íchcho người tiêu dùng lớn hơn so với đối thủ cạnh tranh. Vì vậy doanh nghiệp càng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng nghĩa là sản phẩm có lợi thế cạnh tranh càng cao.
Hạ giá là phưong pháp cuối cùng mà doanh nghiệp sẽ thực hiện trong cạnh tranh bởi hạ giá ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp
3/Cạnh tranh về phân phối bán hàng
3.1 Cạnh tranh về phân phối và bán hàng được thể hiện qua những nội dung chủ yếu sau:
- Khả năng đa dạng hóa các kêng và lựa chọn được kênh chủ lực
- Tìm được người điều khiển đủ mạnh. Đối với doanh nghiệp sử dụng các đại lý độc quyền thì cần xem xet đến sức mạnh của các doanh nghiệp thương mại làm đại ký cho doanh nghiệp. đối với doanh nghiệp sử dung nhiều kênh phân phối và trực tiếp quản lý các kênh phân phối phải tìm ra được kênh phân phối chủ đạo, chiếm tỷ lệ chính trong tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
- Có hệ thống bán hàng phong phú.đặc biệt là hệ thống các kho, trung tâm bán hàng. Các trung tâm này phải có được cơ sở vật chất hiện đại.
- Có nhiều biện pháp kết dính các kênh với nhau.
- Có các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng hợp lý
- Kết hợp hợp lý giữa cách bán và cách thanh toán.
3.2 Cạnh tranh về dịch vụ bán và sau bán
 Tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất trong thanh toán.
 Có chính sách tài chính và tiền tệ nhanh, hợp lý vừa tạo điều kiện thuận lợi thanh toán nhanh vừa đảm bảo công tác quản lý của doanh nghiệp.
 Có phương tiện bán văn minh, các phương tiện tạo ưu thế cho khách hàng, nắm được phản hồi từ khách hàng một cách nhanh nhẩt.
 Bảo đản lợi ích của nguời mua và người bán. Thường xuyên cung cấp những dịch vụ sau bán hàng cho người sử dụng, đặc biệt là những sản phẩm có bảo hành hay hết hạn bảo hành.
4.Cạnh tranh về thời cơ thị trường
Doanh nghiệp nào dự báo được thời cơ thị trường nắm được thời cơ thị trường thì doanh nghiệ đó sẽ chiến thắng trong canh tranh.
Cạnh tranh về thời cơ thị trường thể hiện ở chỗ doanh nghiệp dự báo được những thay đổi của thi trường. từ đó có các chính sách khai thác thị trường hợp lý và sớm hơn các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, canh tranh về thời cơ thị trường còn thể hiện ở chỗ doanh nghiệp tìm ra được những lợi thế canh tranh sớm và đi vào khai thác thị trường và một loạt sản phẩm của doanh nghiệp cũng nhanh chóng bị lão hóa. Yêu cầu này đòi hỏi các doanh nghiệp phải thích ứng nhanh với những thay đổi đó.
5. Cạnh tranh về không gian và thời gian
Loại cạnh tranh này xuật hiện những vấn đề về chính sách sản phẩm và chính sách giá cả của sản phẩm, những doanh nghiệp nào có quá trình buôn bán thuận tiện nhất, nhanh nhất sẽ chiến thắng trong cạnh tranh.
6. Chiến lược khác biệt hóa
Nội dung cốt lõi của chiến lược này là làm cho sản phẩm/dịch vụ của công ty khác biệt và hấp dẫn hơn sản phẩm/dịch vụ của đối thủ cạnh tranh (về hình thức, chức năng, độ bền, chất lượng dịch vụ, hình ảnh thương hiệu…). Để áp dụng thành công chiến lược này, công ty cần có:
- Quy trình nghiên cứu và phát triển (R&D), đổi mới sản phẩm tốt.
- Khả năng cung cấp sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao.
- Hoạt động tiếp thị và bán hàng hiệu quả, nhằm đảm bảo khách hàng có thể cảm nhận được sự khác biệt và lợi ích mà nó mang lại.
Những công ty áp dụng chiến lược này phải rất nhanh nhạy trong quá trình phát triển sản phẩm mới. Nếu không, họ sẽ mất một vài “mặt trận” cho các công ty theo đuổi chiến lược “Tập trung trên nền tảng khác biệt hóa”.
7. Chiến lược tập trung
Công ty theo đuổi chiến lược này chỉ tập trung vào những thị trường ngách. Đó là những phân khúc thị trường nhỏ với đặc điểm riêng biệt. Lợi thế cạnh tranh của những công ty này được tạo dựng dựa trên việc thấu hiểu sâu sắc những đặc thù của thị trường và khả năng cung cấp sản phẩm/dịch vụ phù hợp với những đặc điểm đó.
Tuy nhiên, việc tập trung vào một thị trường nhỏ phù hợp với nguồn lực của công ty vẫn chưa hẳn là an toàn, vì các công ty lớn với nguồn lực tốt hơn vẫn có thể tấn công vào những phân khúc này.
Trước nguy cơ đó, những công ty áp dụng chiến lược tập trung thường phải tiếp tục tạo ra những lợi thế khác (bằng cách cắt giảm chi phí hay khác biệt hóa sản phẩm/dịch vụ), nhằm mang đến nhiều giá trị cộng thêm cho khách hàng trong phân khúc của mình.
IV/ TẠO LỢI THẾ CẠNH TRANH CHO DOANH NGHIỆP
1. Các loại lợi thế và thủ đoạn cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
1.1 Chất lượng hàng hóa
Trên thương trường nếu nhiều hàng hóa có công dụng như nhau, giá cả bằng nhau người tiêu dùng sẽ sẵn sàng mua hàng hóa nào có chất lượng tốt hơn. Do đó đây là công cụ đầu tiên và quan trọng mà doanh nghiệp sử dụng để thắng các đối thủ cạnh tranh.
1.2 Giá cả hàng hóa
Hai hàng hóa có cùng công dụng, chất lượng như nhau thì người tiêu dùng sẽ mua hàng hóa cóa giá rẻ hơn. Giá cả hàng hóa được quyết định bởi giá trị hàng hóa. Song sự vận động của giá cả còn phụ thuộc vào khả năng thanh toán của người tiêu dùng.
1.3 Áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ và quản lý hiện đại
Sức cạnh tranh hàng hóa của doanh nghiệp sẽ tăng lên khi giá cả hàng hóa cá biệt của họ thấp hơn giá cả trung bình trên thị trừơng. Để có lợi nhuận cao đòi hỏi các doanh nghiệp phải tập trung các nguồn lực để tăng năng suất lao động, hạ thấp chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm,…muốn vậy doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến công cụ, áp dùng khoa hoc kỹ thuật và quản lý hiện đại vào trong quá trình sản xuất.
1.4 Lợi thế về thông tin
Thông tin là một công cụ canh tranh lợi hại của doanh nghiệp. đủ thông tin và xử lý đúng thông tin, một mặt giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro trong kinh doanh,mặt khác còn giúp doanh nghiệp tìm ra và tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường, chuẩn bị và đưa ra đúng thời điểm những sản phẩm mới thay thế để tăng cường sức mạnh canh tranh của hàng hóa.
1.5 cách phục vụ và thanh tóan trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
cách phục vụ và thanh toán là công cụ cạnh tranh khá quan trọng. Ai nắm được công cụ này sẽ thắng trong cạnh tranh. Bởi vì công cụ này tạo ra sự tiện lợi cho khách hàng.
1.6 Tính độc đáo của sản phẩm
Mọi sản phẩm khi xuất hiện trên thị trường đều mang một chu kỳ sống nhất định, đăc biệt vòng đời của nó sẽ rút ngắn khi xuất hiện sự cạnh tranh.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

linhthuylinh

New Member
Re: [Free] Xây dựng lợi thế cạnh tranh cho một số doanh nghiệp giày dép Việt Nam’

cho mình xin link download bài với ạ
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Xây dựng lợi thế cạnh tranh cho một số doanh nghiệp giày dép Việt Nam

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Pháp luật về hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng xây dựng công trình thủy lợi tại công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Hải Phòng Nông Lâm Thủy sản 0
S Công tác quản lý dự án tại ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng Thủy Lợi I Luận văn Kinh tế 2
H Lợi Nhuận và các biện pháp làm tăng lợi nhuận tại công ty Cổ Phần Xây Dựng & Thương Mại Phú Cường Luận văn Kinh tế 0
S Lợi nhuận kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 872: Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
K Lợi nhuận và biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty xây dựng phát triển nông thôn Công nghệ thông tin 0
S Những nhân tố ảnh hưởng và các giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận trong công ty cơ điện – Xây dựng nô Công nghệ thông tin 0
T Xây dựng mô hình xác định mức phí đóng góp của cộng đồng dân cư trực tiếp hưởng lợi từ việc cải thiệ Khoa học Tự nhiên 0
T Đấu thầu, những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đấu thầu ở Công ty xây dựng Thắng Lợi Nghệ An Luận văn Kinh tế 2
C Hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ở Công ty xây dựng thuỷ lợi Hoà Bình Luận văn Kinh tế 0
N Tình hình hoạt động và phát triển tại tổng công ty xây dựng Thuỷ Lợi I Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top