be.always

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lời nói đầu

Tỷ giá là một trong những vấn đề rất được quan tâm trong một nền kinh tế, đặc biệt là trong nền kinh tế của các nước đang phát triển, đang từng bước hoà nhập vào nền kinh tế thế giới và tham gia vào phân công lao động quốc tế như Việt Nam. Bởi hoạt động thương mại quốc tế của nước ta này ngày càng phát triển và đòi hỏi phải có sự tính toán so sánh về giá cả, tiền tệ với các nước đối tác. Chính tỷ giá là một công cụ quan trọng được sử dụng trong tính toán này.
Việt Nam gia nhập WTO từ năm 2007, từ đó đến nay nền kinh tế nước ta đã có rất nhiều chuyển biến để bắt kịp được với kinh tế khu vực và thế giới. Gia nhập WTO đồng nghĩa với chúng ta chấp nhận xóa bỏ các hàng rào thuế quan, những lá chắn bảo vệ các doanh nghiệp trong nước, san bằng giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài không kể là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, tham gia trong bất cứ lĩnh vực nào của nền kinh tế.
Tham gia vào thị trường kinh tế thời kì mở cửa đòi hỏi các tổ chức, cá nhân phải nắm bắt đầy đủ các thông tin về thị trường cũng như pháp luật.Đặc biệt là các DN, tổ chức có tham gia hoạt động liên quan trực tiếp hay gián tiếp với các tổ chức doanh nghiệp nước ngoài.Và một trong những hoạt động thường xuyên, liên tục và có ảnh hưởng rất lớn tới tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp này là hoạt động liên quan đến ngoại tệ.Ngoại tệ chính là con bài để cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận trực tiếp với thị trường ngoài nước, bất cứ hoạt động giao dịch bên ngoài nước nào của doanh nghiệp cũng có thể liên quan đến ngoại tệ.Vậy nên hoạt động ngoại tệ của doanh nghiệp được coi là một nghiệp vụ rất quan trọng. Và việc hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ đóng vai trò cực kì quan trọng trong quá trình này, bởi đối với một số doanh nghiệp có các hoạt động chủ yếu liên quan đến ngoại tệ thì nó là cơ sở chủ yếu cho việc xác định lãi, lỗ trong kì kinh doanh.
Để theo kịp các thay đổi của nền kinh tế, các nhà hoạch định chính sách cũng phải có những điều chỉnh thông qua việc ban hành các chế độ, chính sách mới cho phù hợp với môi trường mới.Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành đã đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ của kế toán Việt Nam, đồng thời tập hợp những thay đổi của nhiều văn bản pháp lý được ban hành ở nhiều thời điểm khác nhau. Ngoại tệ và việc hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái ngoại tệ được đề cập rất đầy đủ trong Quyết định 15/2006/QĐ-BTC và còn được điều chỉnh qua chuẩn mực số 10-ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá hối đoái do Bộ Tài Chính ban hành theo quyết định 165/2002/QĐ-BTC và thông tư 105/2003/TT-BTC .Điều này cho thấy, việc hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh của các DN có liên quan, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên giữa chế độ, chuẩn mực ban hành so với thực tế phát sinh là cả một vấn đề lớn, không phải bao giờ chế độ, chuẩn mực hay thông tư hướng dẫn có thể đi sát theo thực tế các nghiệp vụ phát sinh.Chế độ, chuẩn mực có thể có một số điều chưa rõ ràng gây khó khăn cho những người thực hiện mà cụ thể ở đây là những người thực hiện việc hạch toán và những người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ kết quả của việc thực hiện các quy định này.Trong phạm vi hiểu biết có hạn và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nhưng trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu việc áp dụng chế độ chuẩn mực về mảng ngoại tệ và hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái ngoại tệ em cũng xin nêu ra một số vướng mắc và đề xuất hướng giải quyết nhằm hoàn thiện hơn nữa việc đưa vào thực tiễn, áp dụng các chế độ chính sách của Nhà nước.

Phần I: Lý luận chung về tỷ giá hối đoái ngoại tệ
với việc hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái ngoại tệ

1.1 Những khái niệm chung
1.1.1 Ngoại tệ : Ngoại tệ là tiền mặt của nước ngoài dùng trong mậu dịch.
1.1.2 Tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá hối đoái (thường được gọi tắt là tỷ giá) là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền của hai nước. Cũng có thể gọi tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền này tính bằng một đồng tiền khác.
Thông thường tỷ giá hối đoái được biểu diễn thông qua tỷ lệ bao nhiêu đơn vị đồng tiền nước này (nhiều hơn một đơn vị) bằng một đơn vị đồng tiền của nước kia. Ví dụ: tỷ giá hối đoái giữa Đồng Việt Nam và Dollar Mỹ là 16045 VND/USD hay giữa Yen Nhật và Dollar Mỹ là 116,729 JPY/USD hay giữa Dollar Mỹ và Euro là 1,28262 USD/Euro. Đồng tiền để ở số lượng một đơn vị trong các tỷ lệ như những ví dụ trên gọi là đồng tiền định danh hay đồng tiền cơ sở. Vì thế, khi cần thể hiện một cách nghiêm ngặt và chính xác, người ta thường nói: "Tỷ giá hối đoái giữa Đồng Việt Nam và Dollar Mỹ trên thị trường ngoại hối định danh bằng Dollar Mỹ là 16015 Đồng bằng 1 Dollar" hay "Tỷ giá hối đoái giữa Đồng Việt Nam và Dollar Mỹ trên thị trường ngoại hối định danh bằng Đồng Việt Nam là 0,0000624 Dollar bằng 1 Đồng".
1.2 Nguyên tắc xác định tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái có thể được quy định bởi thị trường trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, và được gọi là tỷ giá thị trường. Tỷ giá hối đoái cũng có thể được quy định bởi các cơ quan hữu trách trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Ở nhiều nước, cả thị trường lẫn cơ quan hữu trách cùng tham gia quy định tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái khi đổi tại ngân hàng thương mại và quầy giao dịch ngoại hối phục vụ khách hàng lẻ thường chênh lệch so với tỷ giá công bố có thể vì một trong hai lý do sau: (1) đã được tính gộp cả phí dịch vụ; (2) có hai tỷ giá đồng thời, một tỷ giá hối đoái chính thức (có thể do cơ quan hữu trách qui định, hay do cả thị trường lẫn cơ quan hữu trách quy đinh) và một tỷ giá không chính thức (còn gọi là tỷ giá hối đoái song song hay tỷ giá chợ đen) do thị trường quyết định.
Ở Việt Nam, ngay cả tỷ giá hối đoái chính thức cũng có vài loại: tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tỷ giá tính thuế xuất nhập khẩu, tỷ giá giao dịch của ngân hàng thương mại, và tỷ giá hạch toán. Tỷ giá mua vào và bán ra ngoại tệ niêm yết tại một số ngân hàng để phục vụ khách đổi tiền là tỷ giá giao dịch của ngân hàng thương mại có tính thêm phí dịch vụ. Còn tỷ giá đổi tiền tại các cửa hàng kinh doanh vàng bạc ngoại tệ của tư nhân hay khi đổi tiền trong nhân dân chính là tỷ giá hối đoái song song.
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ giá hối đoái không xét đến tương quan giá cả hay tương quan lạm phát giữa hai nước.
Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá hối đoái có xét đến tương quan giá cả giữa hai nước hay tương quan tỷ lệ lạm phát giữa hai nước.
Quan hệ giữa hai loại tỷ giá này được thể hiện qua cách tính sau:
Tỷ giá hối đoái thực tế = Tỷ giá hối đoái danh nghĩa x Giá nước ngoài / Giá nội địa = Tỷ giá hối đoái danh nghĩa x Tỷ lệ lạm phát nước ngoài / Tỷ lệ lạm phát trong nước.
Khi đồng tiền X lên giá so với đồng tiền Y (cũng tức là Y mất giá so với X) thì tỷ giá hối đoái giữa X và Y trên thị trường ngoại hối định danh bằng Y sẽ giảm đi, nhưng tỷ giá hối đoái giữa X và Y trên thị trường ngoại hối định danh bằng X lại tăng lên.
1.3 Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Chênh lệch chủ yếu phát sinh trong các trường hợp :
* Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phát sinh trong kỳ(chênh lệch đã thực hiện)ở doanh nghiệp bao gồm:
• Chênh lệch phát sinh trong kỳ của hoạt động đầu tư XDCB(giai đoạn trước hoạt động);
• Chênh lệch thực tế phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh, kể cả của hoạt động đầu tư XDCB của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vừa có hoạt động đầu tư XDCB.
* Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ ở thời điểm cuối năm tài chính.Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ ở thời điểm cuối năm tài chính bao gồm:
• Chênh lệch tỷ giá hối đoái ở thời điểm cuối năm tài chính do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ liên quan đến giai đoạn đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động);
• Chênh lệch tỷ giá hối đoái ở thời điểm cuối năm tài chính do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ liên quan đến hoạt động tài kinh doanh.
Đối với các doanh nghiệp sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái thì các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ được hạch toán theo tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh.Doanh nghiệp không được đánh giá lại các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái.
1.4 Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ
Khi nhà nước thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế thì các nghiệp vụ xuất- nhập khẩu của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú. Vì vậy, các nghiệp vụ kinh tế- tài chính liên quan đến ngoại tệ, vật tư, chi phí và các nghiệp vụ thanh toán bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp ngày càng nhiều. Để tập hợp được chi phí, doanh thu và xác định được kết quả kinh doanh, kế toán ngoại tệ ở các doanh nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
-Đối với các doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán Việt Nam thì phải quy đổi ngoại tệ thành tiền Viêt Nam(VND) để hạch toán quá trình luân chuyển vốn. Nguyên tắc này đòi hỏi khi có nghiệp vụ kinh tế- tài chính liên quan đến ngoại tệ thì kế toán phải quy đổi ngoại tệ thành tiền VND theo tỷ giá hối đoái hợp lý để ghi sổ kế toán.
- Các doanh nghiệp phải mở sổ chi tiết để theo dõi các loại vốn bằng tiền, các khoản phải thu, phải trả bằng ngoại tệ theo đơn vị nguyên tệ nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cho công tác quản lý ngoại tệ và điều chỉnh tỷ giá hối doái kịp thời và chính xác. Để hạch toán chi tiết vốn bằng tiền bằng ngoại tệ theo đơn vị nguyên tệ, kế toán phải sử dụng TK 007 “Ngoại tệ các loại”
-Khi có sự chênh lệch tỷ giá hối đoái, kế toán phải ghi nhận kịp thời khoản chênh lệch đó. Cuối kỳ hạch toán, trước khi xác định thu nhập thực tế của doanh nghiệp, kế toán phải thực hiện công tác điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Để ghi nhận và xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái sử dụng TK 413 “ Chênh lệch tỷ giá hối đoái”.
1.5 Phương pháp hạch toán
1.5.1 Nguyên tắc chung:
Khi hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái ngoại tệ cần lưu ý một số điểm sau:
1.5.1.1 Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ phân tích và chênh lệch đánh giá lại cuối kỳ của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư XDCB (Của doanh nghiệp SXKD vừa có hoạt dộng đầu tư XDCB):
Toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính được ghi nhận ngay vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ.
Doanh nghiệp không được chia lợi nhuận hoặc trả cổ tức trên lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.
1.5.1.2 Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch do đánh giá lại cuối kỳ của hoạt động đầu tư XDCB(Giai đoạn trước hoạt động) như sau:
Trong giai đoạn đầu tư XDCB, khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện và chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phản ánh lũy kế trên Bảng cân đối kế toán(chỉ tiêu”Chênh lệch tỷ giá hối đoái”).
Khi kết thúc quá trình đầu tư xây dựng, toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng (Lỗ hoặc lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái ) không tính vào trị giá TSCĐ mà kết chuyển toàn bộ một lần(nếu nhỏ) vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính của năm tài chính có TSCĐ và các tài sản đầu tư hoản thành bàn giao đưa vào hoạt động hoặc phân bổ tối đa là 5 năm (Nếu lớn, kể từ khi công trình đưa vào hoạt động).
1.5.1.3 Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do chuyển đổi báo cáo tài chính của hoạt động ở nước ngoài không thể tách rời với hoạt động của doanh nghiệp cáo cáo được ghi nhận ngay vào chi phí tài chính hoặc doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ.
1.5.2 Tài khoản sử dụng
Tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch phát sinh trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản(XDCB) giai đoạn trước hoạt động; chênh lệch do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính và tình hình xử lý số chênh lệch đó. Chênh lệch là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hay quy đổi cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo khác nhau.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản413- chênh lệch tỷ giá hối đoái
Bên Nợ:
• Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động sản xuất kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư XDCB (Doanh nghiệp SXKD có cà hoạt động đầu tư XDCB);
• Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ(Lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động);
• Kết chuyển số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính(Lãi tỷ giá)của hoạt động kinh doanh vào doanh thu hoạt động tài chính;
• Kết chuyển toàn bộ số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ(Lãi tỷ giá) của hoạt đông đầu tư XDCB (Khi kết thúc giai đoạn đầu tư XDCB ) vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc vào doanh thu chưa thực hiện(Nếu phải phân bổ dần).
Bên Có:
Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ(Lãi tỷ giá)cuối năm tài chính của hoạt dộng kinh doanh kể cả hoạt động đầu tư XDCB (Doanh nghiệp SXKD có cả hoạt động đầu tư XDCB );
• Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh, hoặc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ(Lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB(Giai đoạn trước hoạt động);
• Kết chuyển số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ(Lỗ tỷ giá)cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh vào chi phí tài chính;
• Kêt chuyển số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh, hoặc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ(Lỗ tỷ giá)của hoạt động đầu tư XDCB(Khi kết thúc giai đoạn đầu tư XDCB) vào chi phí tài chính hoặc vào chi phí trả trước dài hạn(Nếu phân bổ dần).
Tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” có thể có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có.
Số dư bên Nợ:
Số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh hoặc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ(Lỗ tỷ giá)của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt dộng,chưa hoàn thành đầu tư)ở thời điểm cuối năm tài chính;
Số dư bên Có:
Số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ(Lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước khi hoạt động, chưa hoàn thành đầu tư)ở thời điểm cuối năm tài chính;
Tài khoản 413-chênh lệch tỷ giá hối đoái , có hai tài khoản cấp 2:
• Tài khoản4131-chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính: phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (Lãi, lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh kể cả hoạt động đầu tư XDCB (Doanh nghiệp SXKD có cả hoạt dộng đầu tư XDCB)
Tài khoản 4132-chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giai đoạn đầu tư XDCB :phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ(Lãi, lỗ tỷ giá)của hoạt động đầu tư XDCB (Giai đoạn trước hoạt động).

1.5.3 Trình tự hạch toán
1.5.3.1 Trong doanh nghiệp
1.5.3.1.1- Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ
1.5.3.1.1.1- Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư XDCB của doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh
* Khi mua hàng hoá, dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ:
- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch mua ngoài vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ, ghi:
Nợ các TK 151,152,153,156,157,211,213,241,623,627,641,642, 133,...(Theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Theo tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán).
- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch mua ngoài hàng hoá, dịch vụ, ghi:
Nợ các TK 151,152,153,156,157,211,213,241,623,627,641,642,133,...(Theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi tỷ giá hối đoái).
* Khi nhận hàng hoá, dịch vụ của nhà cung cấp, hay khi vay ngắn hạn, vay dài hạn, nợ dài hạn, hay nhận nợ nội bộ,... bằng ngoại tệ, căn cứ tỷ giá hối đoái thực tế ngày giao dịch, ghi:
Nợ các TK có liên quan (Theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)
Có các TK 331, 311, 341, 342, 336,.. (Theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch).
* Khi thanh toán nợ phải trả (nợ phải trả người bán, nợ vay ngắn hạn, vay dài hạn, nợ dài hạn, nợ nội bộ,...):
- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả, ghi:
Nợ các TK 311, 315, 331, 336, 341, 342,... (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán).
- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả, ghi:
Nợ các TK 311, 315, 331, 336, 341, 342,... (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán).
* Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác bằng các đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi sổ kế toán, ghi:
Nợ các TK 111(1112), 112(1122), 131,... (Tỷ giá hối đoái BQLNH)
Có các TK 511, 711 (Tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế hay BQLNH).
* Khi phát sinh các khoản nợ phải thu bằng ngoại tệ, ghi:
Nợ các TK 136, 138 (tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Nếu lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Nếu lãi tỷ giá hối đoái).
* Khi thu được tiền nợ phải thu bằng ngoại tệ (Phải thu khách hàng, phải thu nội bộ,...):
- Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá trong giao dịch thanh toán nợ phải thu, ghi:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 131, 136, 138 (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán).
- Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái khi thanh toán nợ phải thu bằng ngoại tệ, ghi:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi tỷ giá hối đoái)
Có các TK 131, 136, 138... (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán).
1.5.3.1.1.2- Kế toán chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động)
* Khi mua ngoài hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ, thiết bị, khối lượng xây dựng, lắp đặt do người bán hay bên nhận thầu bàn giao:
- Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá trong giao dịch bằng ngoại tệ thanh toán mua hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ, thiết bị, khối lượng xây dựng, lắp đặt do bên nhận thầu bàn giao, ghi:
Nợ các TK 151, 152, 211, 213, 241,...(Tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái(4131) (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122)(Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán).
- Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giao dịch bằng ngoại tệ thanh toán mua hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ, thiết bị, khối lượng xây dựng, lắp đặt do bên nhận thầu bàn giao, ghi:
Nợ các TK 151, 152, 211, 213, 241,...(Tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122)(Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán)
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131) (Lãi tỷ giá).
* Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ (nợ phải trả người bán, nợ vay dài hạn, ngắn hạn, nợ nội bộ (nếu có),...):
- Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả, ghi:
Nợ các TK 311, 315, 331, 336, 341, 342,... (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán)
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131) (Lỗ tỷ giá)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán).
- Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả, ghi:
Nợ các TK 311, 315, 331, 336, 341, 342,...(Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán)
Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán)
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131) (Lãi tỷ giá hối đoái).
* Hàng năm, chênh lệch tỷ giá đã thực hiện phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng (giai đoạn trước hoạt động) được phản ánh luỹ kế trên TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132) cho đến khi hoàn thành đầu tư XDCB.
* Kết thúc giai đoạn đầu tư xây dựng (giai đoạn trước hoạt động), kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện (theo số thuần sau khi bù trừ số dư bên Nợ và bên Có Tài khoản 4132) của hoạt động đầu tư (giai đoạn trước hoạt động) trên TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (TK 4132) tính ngay vào chi phí tài chính, hay doanh thu hoạt động tài chính, hay kết chuyển sang TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (nếu lỗ tỷ giá); hay TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (nếu lãi tỷ giá) để phân bổ trong thời gian tối đa là 5 năm, ghi:
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132)
Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Lãi tỷ giá hối đoái).
Hoặc
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132).
* Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái (Lỗ hay lãi) đã thực hiện trong giai đoạn đầu tư được luỹ kế trong giai đoạn đầu tư đến thời điểm quyết toán bàn giao đưa công trình vào hoạt động sẽ kết chuyển ngay toàn bộ, hay phân bổ trong thời gian đối đa là 5 năm (phản ánh trên TK 242, hay TK 3387) vào chi phí tài chính, hay doanh thu hoạt động tài chính.
- Phân bổ chênh lệch lỗ tỷ giá hối đoái đã thực hiện phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng vào chi phí tài chính của năm tài chính khi kết thúc giai đoạn đầu tư, xây dựng đưa TSCĐ vào sử dụng, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.
- Phân bổ chênh lệch lãi tỷ giá ngoại tệ đã thực hiện phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng vào doanh thu hoạt động tài chính của năm tài chính khi kết thúc giai đoạn đầu tư, xây dựng đưa TSCĐ vào sử dụng, ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi tỷ giá hối đoái).
1.5.3.1.2- Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm
* Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm
Ở thời điểm cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán) theo tỷ giá hối đoái ở thời điểm cuối năm tài chính theo tỷ giá hối đoái bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm cuối năm tài chính, có thể phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái (lãi hay lỗ). Doanh nghiệp phải chi tiết khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ này của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước hoạt động) (TK 4132) và của hoạt động sản xuất, kinh doanh (TK 4131):
- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122), 131, 136, 138, 311, 315, 331, 341, 342,...
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131, 4132).
- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131, 4132)
Có các TK111(1112), 112(1122), 131, 136, 138, 311, 315, 331, 341,342,...
* Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm:
a - Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm của các khoản mục tiền tệ của hoạt động sản xuất, kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư xây dựng (của doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh):
- Kết chuyển toàn bộ khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh (theo số thuần sau khi bù trừ số dư bên Nợ và bên Có của TK 4132) vào chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái), hay doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái) để xác định kết quả hoạt động kinh doanh:
+ Kết chuyển lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi:
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Nếu lãi tỷ giá hối đoái).
+ Kết chuyển lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào chi phí tài chính, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Nếu lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).
b - Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm của các khoản mục tiền tệ của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản:
- Ở giai đoạn đang đầu tư xây dựng, doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động thì chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm được phản ánh luỹ kế trên TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái, số dư Nợ, hay Có phản ánh trên Bảng Cân đối kế toán.
- Khi kết thúc giai đoạn đầu tư, xây dựng chuyển sang hoạt động sản xuất, kinh doanh số dư Nợ, hay số dư Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái phản ánh chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại các khoản mục tiền tệ cuối mỗi năm tài chính (không bao gồm khoản đánh giá lại các khoản mục tiền tệ liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng ở thời điểm bàn giao tài sản để đưa vào sử dụng) sẽ được xử lý như sau:
+ Kết chuyển số dư Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132) về TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn để phân bổ dần số lỗ tỷ giá hối đoái của giai đoạn đầu tư xây dựng trong các năm tài chính tiếp theo trong thời gian tối đa 5 năm (kể từ khi kết thúc giai đoạn đầu tư) vào chi phí tài chính, ghi:
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn
Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132).
+ Kết chuyển số dư Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132) về TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện để phân bổ dần số lãi tỷ giá hối đoái của giai đoạn đầu tư xây dựng trong các năm tài chính tiếp theo trong thời gian tối đa 5 năm (kể từ khi kết thúc giai đoạn đầu tư) vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi:
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132)
Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện.
1.5.3.2 Đơn vị hoạt động hành chính sự nghiệp
1.5.3.2.1 Hoạt động SXKD
- Khi nhận kinh phí hoạt động, kinh phí dự án do ngân sách cấp bằng ngoại tệ, các khoản thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp và các khoản thu chưa qua ngân sách bằng ngoại tệ, các khoản chi và giá trị nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, TSCĐ mua bằng ngoại tệ dùng cho hoạt động hành chính sự nghiệp, hoạt động dự án bằng
chưa thực hiện.
Do vậy việc nghiên cứu việc hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái là một mảng quan trọng trong việc hạch toán lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp.Đối với các doanh nghiệp mà hoạt động chủ yếu liên quan tới ngoại tệ như doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp kinh doanh ngoại tệ.. khi hạch toán ngoại tệ có thể gặp phải một số bất cập như trên đã trình bày, do đó, một số ý kiến nhằm hoàn thiện việc hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái hi vọng mang lại hữu ích cho những ai quan tâm.

MỤC LỤC

Lời nói đầu 1
Phần I: Lý luận chung về tỷ giá hối đoái ngoại tệ với việc hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái ngoại tệ 3
1.1 Những khái niệm chung 3
1.1.1 Ngoại tệ : Ngoại tệ là tiền mặt của nước ngoài dùng trong mậu dịch. 3
1.1.2 Tỷ giá hối đoái: 3
1.2 Nguyên tắc xác định tỷ giá hối đoái 3
1.3 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 4
1.4 Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ 5
1.5 Phương pháp hạch toán 6
1.5.1 Nguyên tắc chung: 6
1.5.2 Tài khoản sử dụng 7
1.5.3 Trình tự hạch toán 9
1.5.3.1 Trong doanh nghiệp 9
1.5.3.1.1- Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ 9
1.5.3.1.2- Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm 12
1.5.3.2 Đơn vị hoạt động hành chính sự nghiệp 14
1.5.3.2.1 Hoạt động SXKD 14
1.6 So sánh AS 21 và VAS 10 18
Phần II: Một số kiến nghị hoàn thiện chế độ hạch toán tỷ giá hối đoái ngoại tệ 20
2.1.Trong Doanh nghiệp 20
2.1.1 Thay đổi tỷ giá hạch toán 20
2.1.2 Tài khoản đề nghị 24
2.2 Trong đơn vị Hành chính sự nghiệp 26
Kết luận 28
Tài liệu tham khảo


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

meodinhdang

New Member
Chào admin ạ. Em đang làm một tiểu luận về vấn đề này. Admin có thể chia sẻ cho em tài liệu này được không ạ? em Thank nhiều ạ ^^
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top