fpt68

New Member

Download miễn phí Đề tài Bàn về chế độ hạch toán các khoản dự phòng





LỜI MỞ ĐẦU 1

Phần I: Những vấn đề sơ lược chung về dự phòng 2

I.1 Dự phòng là gì? 2

I.2 Tại sao phải trích lập dự phòng? 2

I.3 Quan điểm về dự phòng? 2

Phần II: Chế độ kế toán hiện hành về các khoản dự phòng 3

II.1. Hạch toán các nghiệp vụ dự phòng giảm giá 3

II.1.1. Khái niệm và nhiệm vụ hạch toán 3

II.1.1.1. Khái niệm 3

II.1.1.2 Chế độ lập và hoàn nhập dự phòng 3

II.1.1.2.1 Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính 4

II.1.1.2.2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 8

II.1.1.2.3 Dự phòng nợ phải thu khó đòi. 10

II.2 Hạch toán dự phòng phải trả 13

II.2.1 Khái niệm và nguyên tắc lập, hoàn nhập dự phòng 13

II.2.1.1 Khái niệm 13

Phần 3: Một số hạn chế và đề xuất hướng khắc phục 18

III.1 Nhận xét về chế độ kế toán các khỏan dự phòng 18

III.1.1 Ưu điểm 18

III.1.2 Những hạn chế của hệ thống văn bản quy phạm mới 18

III.1.2.1 Sự không thống nhất giữa quy định của Thông tư dự phòng và của chế độ kế toán hiện hành về hoàn nhập dự phòng 19

III.1.2.2 Việc nhận diện các khoản dự phòng chưa hợp lý. 19

III.2.2Về hoàn nhập dự phòng 21

KẾT LUẬN 23

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hập là ngày cuối cùng của năm tài chính. Riêng đối với doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ thì đựoc trích lập và hoàn nhập cả thời điểm lập báo cáo tài chính giữa niên độ. Đối tượng lập dự phòng thường có:
Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính
Là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do các loại chứng khoán đầu tư của doanh nghiệp bị giảm giá và giá trị các khoản đầu tư tài chính bị tổn thất do tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư kinh doanh thua lỗ,
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giá vật tư, thành phẩm, hàng hoá tồn kho bị giảm giá (bao gồm cả hang tồn kho bị hư hỏng, kém phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lồi thời, ứ đọng, chậm luân chuyển, sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang.
Dự phòng nợ phải thu khó đòi
Là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phỉa thu chưa quá hạn thanh toán nhưng có khả năng không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán.
II.1.1.2.1 Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính
* Mục đích dự phòng: Đề phòng về tài chính cho trường hợp chứng khoán đang đầu tư có thể bị giảm giá trị khi thu hồi, chuyển nhượng, bán; giá trị các khỏan đầu tư tài chính bị tổn thất do các tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư bị lỗ để xác định giá trị thực tế của các khỏan đầu tư tài chính khi lập “Bảng cân đối kế toán”
Theo thông tư số 13/2006/TT-BTC đối tượng hạch toán ở đây là các khoản chứng khoán, khỏan vốn của doanh nghiệp đang đầu tư vào tổ chức kinh tế khác có đủ các điều kiện sau:
Nếu là các khoản đầu tư chứng khoán:
+ Các khoản chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu công ty được doanh nghiệp đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.
+ Được tự do mua bán trên thi trường mà tại thời điểm kiểm kê, lập báo cáo tài chính có giá thị trường giảm so với giá hạch toán trên sổ kế toán. Như vậy, những chứng khoán không được phép mua bán tự do trên thị trường sẽ không được lập dự phòng giảm giá.
Nếu là khoản vốn đầu tư của doanh nghiệp vào tổ chức kinh tế là đơn vị thành viên, các loại hình công ty khác nhau theo quy định thì phải trích lập dự phòng nếu tổ chức kinh tế đang đầu tư bị lỗ (trừ trường hợp lỗ theo kế hoạch đã xác định theo phương án kinh doanh trước khi đầu tư)
* Phương pháp xác định
Dự phòng giảm giá chứng khoán:
Số dự phòng phải lập cho niên độ liền sau niên độ báo cáo được tính toán trên 2 căn cứ: Thực tế diễn biến giá chứng khoán xảy ra trong niên độ báo cáo (niên độ N) và dự báo giá thị trường chứng khoán doanh nghiệp đang cầm giữ sẽ xảy ra trong năm liền sau (năm N+1).Trên cơ sở đã biết doanh nghiệp xác định số dự phòng cần lập cho năm tiếp theo bằng các bước công việc sau:
Bước 1: Kiểm kê số chứng khoán hiện có theo từng loại
Bước 2: Lập bảng kê chứng khoán về số lượng và giá trị mua vào, đối chiếu với giá thị trường vào ngày kiểm kê (ngày cuối niên độ báo cáo- niên độ xảy ra việc lập dự phòng).
Bước 3: Tính mức dự phòng phải lập cho niên dộ sau theo loại chứng khoán nào có mức giá thị trường tại ngày kiểm kê thấp hơn giá ghi sổ thời điểm mua vào của chứng khoán.
Mức lập dự phòng được tính theo công thức:
Mức dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán
=
Số lượng chứng khoán bị giảm giá tại thời điểm lập BCTC
X
Giá chứng khoán hạch toán trên sổ kế toán
_
Giá chứng khoán thực tế trên thị trường
Chẳng hạn ta có thể lập Bảng kê dự phòng theo mẫu thiết kế sau:
Số hiệu tài khoản
Loại chứng khoán
Số lượng
Giá đơn vị mua vào
Giá tại ngày kiểm kê
Mức dự phòng cần lập
121
Cổ phiếu “X”
100
1.000.000
950.000
5.000.000
228
Trái phiếu kho bạc
30
20.000.000
20.000.000
-
228
Trái phiếu “Y”
40
25.000.000
24.000.000
40.000.000
Cộng
45.000.000
Dự phòng các khoản đầu tư tài chính dài hạn:
Đối với các khoản vốn đầu tư của doanh nghiệp vào tổ chức kinh tế là đơn vị thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, hợp danh, liên doanh, liên kết và các khoản đầu tư dài hạn khác phải trích lập dự phòng nếu tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư bị lỗ (trừ trường hợp lỗ theo kế hoạch đã đựoc xác định trước khi đầu tư).
Mức trích tối đa cho mỗi khoản đầu tư tài chinh bằng số vốn đã đầu tư và tính theo công thức sau:
Mức dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính
=
Vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế
_
Vốn chủ sử hữu thực có
x
Vốn đầu tư của doanh nghiệp
Tổng vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế
+ Vốn góp thực tế của các bên tại các tổ chức kinh tế được xác định trên bảng cân đối kế toán của tổ chức kinh tế năm trước thời điểm trích lập dự phòng (mã số 411 và 412 Bảng cân đối kế toán).
+ Vốn chủ sở hữu thực có được xác định tại Bảng cân đối kế toán của tổ chức kinh tê năm trước thời điểm trích lập dự phòng (mã số 410 Bảng cân đối kế toán).
Căn cứ để lập dự phòng khi vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế lớn hơn vốn chủ sỡ hữu thực có tại thời điểm báo cáo tài chính của tổ chức kinh tế.
Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng khoản đầu tư tài chính có tổn thất và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng tổn thất đầu tư tài chính. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào chi phí tài chính của doanh nghiệp.
Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính được hạch toán vào chi phí tài chính, nếu hoàn nhập hạch toán là doanh thu hoạt động tài chính.
* Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 129: Dự phòng giảm giá đấu tư ngắn hạn: Nội dung kết cấu ghi TK 129:
Bên Nợ: Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
Bên Có: Lập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
Số dư Có: Giá trị dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn hiện có đã lập.
- Tài khoản 229: Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn:
Nội dung kết cấu TK 229:
Bên Nợ: Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn.
Lập dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn.
Số dư Có: Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn hiện có đã lập.
* Phương pháp hạch toán
* Lập dự phòng: Theo quy định mức dự phòng cần lập thực tế sẽ phản ánh vào chi phí tài chính của niên độ báo cáo vào ngày cuối niên độ.
Ví dụ:
Công ty Thành Long tại ngày cuối năm 200N;
Lập dự phòng cho cổ phiếu ngắn hạn X là 7.000.000đ
Lập dự phòng cho trái phiếu Công ty Đại Dương: 25.000.000đ
Kế toán ghi:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính 32.000.000đ
Có TK 129 – Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 7.000.000đ
Có TK 229: - Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn 25.000.000đ
* Trong niên độ sau (N+1) kế toán phải tính số dự phòng cần lập cho niên độ sau và so sánh với số dự phòng đã lập ở cuối niên độ trước, nếu:
- Mức dự phòng giảm giá chứng khoán cuối niên độ sau lớn hơn mức dự phòng đã lập ở cuối niên độ trước thì số chênh lệch được lập thêm, ghi:
Nợ TK 635
Có TK 129
Có TK 229
- Mức dự phòng giảm giá chứng khoán cuối niên độ sau nhỏ hơn mức dự phòng đã lập ở cuối niên độ trước thì số chênh lệch được...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top