1176411_294

New Member
LInk tải miễn phí luận văn cho ae

I. Lý luận chung về quản lý an toàn lao động. 3
1.1. An toàn lao động - Bảo hộ lao động. 3
1.1.1. Các khái niệm. 3
1.1.2. Mục đích - Ý nghĩa. 3
1.1.3. Nội dung của kế hoạch bảo hộ lao động. 4
1.2. Quy định chung về an toàn lao động. 5
1.2.1. Tổ chưc bộ máy và xây dựng nội quy - quy chế. 5
1.2.2. Lập kế hoạch thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động. 6
1.2.3. Tổ chức thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động. 6
1.2.4. Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê tai nạn lao động. 7
1.2.5. Kiểm tra việc thực hiện công tác an toàn. 8
1.2.6. Thống kê, sơ kết, tổng kết, báo cáo. 9
1.3.Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý an toàn lao động. 9
1.3.1. Môi trường bên ngoài. 9
1.3.2. Các nhân tố tổ chức và lãnh đạo. 10
1.3.3. Chính sách của doanh nghiệp. 10
II. Thực trạng an toàn lao động tại Tổng công ty xây dựng Thăng Long. 11
2.1. Tổng quan về Tổng công ty xây dựng Thăng Long. 11
2.1.1. Quá trình xây dựng và phát triển. 11
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh. 12
2.1.3. Cơ cấu tổ chức. 13
2.2. Tình hình thực tế về an toàn lao động. 14
2.3. Thực trạng hoạt động quản lý an toàn lao động tại công ty xây dựng Thăng Long. 16
2.3.1. Các văn bản có liên quan của Chính phủ và của công ty.16
2.3.2. Nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn lao động. 18
2.3.3. Công tác thực hiện an toàn lao động. 19
2.3.4. Đánh giá hoạt động quản lý an toàn lao động.19
III. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động an toàn lao động tại Tổng công ty xây dựng Thăng Long.20
3.1. Phương hướng nhiệm vụ hoạt động quản lý trong thời gian tới.20
3.1.1. Mục tiêu tổng quát.20
3.1.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2010.20
3.2. Một số giải pháp.21
3.2.1. Về phía các cơ quan quản lý nhà nước.21
3.2.1. Về phía doanh nghiệp.22
3.2. Một số kiến nghị về phía các cơ quan quản lý Nhà nước.24
Phần kết luận.26
Tài liệu tham khảo.27

Mục lục
Phần mở đầu........................................................................................................ 2
I. Lý luận chung về quản lý an toàn lao động..................................................... 3
1.1. An toàn lao động - Bảo hộ lao động............................................................. 3
1.1.1. Các khái niệm............................................................................................ 3
1.1.2. Mục đích - Ý nghĩa.................................................................................... 3
1.1.3. Nội dung của kế hoạch bảo hộ lao động.................................................... 4
1.2. Quy định chung về an toàn lao động............................................................ 5
1.2.1. Tổ chưc bộ máy và xây dựng nội quy - quy chế....................................... 5
1.2.2. Lập kế hoạch thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động....................... 6
1.2.3. Tổ chức thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động................................ 6
1.2.4. Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê tai nạn lao động.................... 7
1.2.5. Kiểm tra việc thực hiện công tác an toàn.................................................. 8
1.2.6. Thống kê, sơ kết, tổng kết, báo cáo........................................................... 9
1.3.Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý an toàn lao động............. 9
1.3.1. Môi trường bên ngoài................................................................................ 9
1.3.2. Các nhân tố tổ chức và lãnh đạo............................................................. 10
1.3.3. Chính sách của doanh nghiệp.................................................................. 10
II. Thực trạng an toàn lao động tại Tổng công ty xây dựng Thăng Long......... 11
2.1. Tổng quan về Tổng công ty xây dựng Thăng Long................................... 11
2.1.1. Quá trình xây dựng và phát triển............................................................. 11
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh.......................................................................... 12
2.1.3. Cơ cấu tổ chức........................................................................................ 13
2.2. Tình hình thực tế về an toàn lao động........................................................ 14
2.3. Thực trạng hoạt động quản lý an toàn lao động tại công ty xây dựng Thăng Long................................................................................................................... 16
2.3.1. Các văn bản có liên quan của Chính phủ và của công ty.........................16
2.3.2. Nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn lao động........................................... 18
2.3.3. Công tác thực hiện an toàn lao động....................................................... 19
2.3.4. Đánh giá hoạt động quản lý an toàn lao động..........................................19
III. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động an toàn lao động tại Tổng công ty xây dựng Thăng Long..............................................20
3.1. Phương hướng nhiệm vụ hoạt động quản lý trong thời gian tới..................20
3.1.1. Mục tiêu tổng quát....................................................................................20
3.1.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2010.................................................................20
3.2. Một số giải pháp.........................................................................................21
3.2.1. Về phía các cơ quan quản lý nhà nước.....................................................21
3.2.1. Về phía doanh nghiệp...............................................................................22
3.2. Một số kiến nghị về phía các cơ quan quản lý Nhà nước...........................24
Phần kết luận......................................................................................................26
Tài liệu tham khảo..............................................................................................27

Phần mở đầu

1. Lý do và mục đích nghiên cứu đề tài
Ngành xây dựng giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đây cũng là một ngành mà điều kiện lao động có những dặc thù riêng: địa điểm làm việc của công nhân luôn thay đổi, phần lớn công việc thực hiện ở ngoài trời, chịu ảnh hưởng của khí hậu thời tiết xấu, nhiều công việc nặng nhọc, phải thi công ở những vị trí không thuận tiện, có nhiều yếu tố nguy hiểm có hại dễ gây ra tai nạn lao động và làm suy giảm sức khỏe thậm chí gây ra bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Lâu nay xây dựng vẫn là một trong các ngành chiếm tỷ lệ cao nhất về tai nạn lao động, kể cả tai nạn chết người. Trong những năm gần đây, ngành xây dựng đã có nhiều cố gắng thực hiện các biện pháp tổ chức và công nghệ nhằm cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa hạn chế tai nạn lao động và bảo vệ sức khỏe cho người lao động. Tuy nhiên, tình hình tai nạn lao động vẫn còn là mối quan tâm lô ngại cho những người xây dựng.
Một trong những vẫn đề rất quan trọng để phòng ngừa tai nạn lao động là người lao động phải quán triệt được các chế độ chính sách về bảo hộ lao động, phải hiểu biết về an toàn vệ sinh lao động, các tiêu chuẩn quy trình, quy pham về an toàn lao động và những biện pháp an toàn cụ thể trong công việc của mình.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong giới hạn của một đề án môn học, em xin nghiên cứu sơ bộ về tình hình an toàn lao động tại doanh nghiệp, những nguyên nhân, thiếu sót cần khắc phục và đưa ra một số giải pháp cho tình hình an toàn lao động hiện nay tại một công ty xây dựng cụ thể với đề tài: Quản lý an toàn lao động tại tổng công ty xây dựng Thăng Long.




I. Lý luận chung về an toàn lao động và quản lý an toàn lao động
1.1. An toàn lao động- Bảo hộ lao động
1.1.1. Các khái niệm
- An toàn lao động: tình trạng nơi làm việc đảm bảo cho người lao động được làm việc trong điều kiện lao động an toàn, không gây nguy hiểm đến tính mạng, không bị tác động xấu đến sức khoẻ.
- Bảo hộ lao động: trước hết là một phạm trù sản xuát, nhằm bảo vệ yếu tố năng động nhất của lực lượng sản xuất là người lao động. Mặt khác việc chăm lo sức khỏe cho người lao động, mang lại hạnh phúc cho bản thân gia đình họ còn có ý nghĩa nhân đạo.
- Điều kiện lao động: Tổng thể các yếu tố kinh tế, xã hội, tổ chức, kỹ thuật, tự nhiên thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, môi trường lao động, con người lao động và sự tác dộng qua lại giữa chúng, tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động của con người trong quá trình sản xuất.
- Yêu cầu an toàn lao động: Là các yếu tố cần được thực hiện nhằm bảo đảm an toàn lao động.
- Bệnh nghề nghiệp: là sự suy yếu dần sức khỏe của người lao động gây nên bệnh tật do tác động của các yếu tố có hại phát sinh trong quá trình lao động trên cơ thể của người lao động.
1.1.2. Mục đích – Ý nghĩa
1.1.2.1. Mục đích
- Quá trình sản xuất là quá trình người lao động sử dụng công cụ , máy móc, thiết bị tác động vào đối tượng để làm ra sản phẩm xã hội. Trong lao động sản xuất dù sử dụng công cụ thô sơ hay máy móc hiện đại, dù quy trình công nghệ giản đơn hay phức tạp đều có những yếu tố nguy hiểm, độc hại có thể làm giảm sức khỏe, gây tai nạn hay bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
- Mục đích của công tác bảo hộ lao động là thông qua các biện pháp khoa học kỹ thuật, tổ chức kinh tế - xã hội để hạn chế, loại trừ các yếu tố nguy hiểm, độc hại, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động để ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo vệ sức khỏe và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động.
1.1.2.2.Ý nghĩa
- Công tác bảo hộ là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, nó mang nhiều ý nghĩa chính trị, xã hội, kinh tế lớn lao.
- Bảo hộ lao động phản ánh bản chất của một chế độ xã hội mang ý nghĩa chính trị rõ rệt. Dưới chế độ thực dân phong kiến, giai cấp công nhân và người lao động bị bóc lột thậm tệ, công tác bảo hộ lao động không hể được quan tâm. Từ khi nhà nước giành được độc lập đến nay, Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đến công tác bảo hộ lao động, trên quan điểm “con người là vốn quý nhất”, điều kiện lao động không ngừng được cải thiện, điều này đã thể hiện rõ bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng
- Bảo hộ lao động là góp phần tích cực vào việc củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, nhờ chăm lo bảo vệ sức khỏe cho người lao động không những mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia đình họ, mà bảo hộ lao động còn mang ý nghĩa xã hội và nhân đạo sâu sắc.
- Bảo hộ lao động còn mang ý nghĩa kinh tế quan trọng. Trong sản xuất, người lao động được bảo vệ tốt, không bị tai nạn, ốm đau bênh tật, họ sẽ an tâm phấn khởi sản xuất, nâng cao năng suất lao động, hoàn thành kế hoạch sản xuất. Do đó thu nhập cá nhân và phúc lợi tập thể sẽ được tăng lên, điều kiện sống vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện.
1.1.3. Nội dung của kế hoạch bảo hộ lao động
- Kế hoạch bảo hộ lao động là văn bản có nội dung về biện pháp, kinh phí, vật tư, thời gian hoàn thành, phân công tở chức thực hiện công tác bảo hộ lao động.
- Các doanh nghiệp khi lập kế hoach sản xuất phải đồng thời lập kế hoạch bảo hộ lao động. Các cơ quan quản lý cấp trên của doanh nghiệp nếu tổ chức xét duyệt kế hoạch sản xuất thì đồng thời phải xét duyệt kế hoạch bảo hộ lao động.
- Nội dung chi tiết bao gồm:
• Các biện pháp về kỹ thuật an toàn phong chống cháy nổ: chế tạo, sửa chữa, mua sắm các thiết bị, bộ phận, công cụ nhằm mục đích che chắn, hãm đóng mửo các máy, thiết bị bộ phận, công tình, khu vực nguy hiểm, có nguy cơ gây ra sự cố và tai nạn lao động. Làm thêm các giá để nguyên vật liệu, thành phẩm. Lắp đặt các thiết bị báo động bằng màu sắc, ánh sáng, tiếng động... đặt biển báo, nội quy, quy trình vận hành an toàn.
• Di chuyển các bộ phận sản xuất, kho chứa các chất độc hại, dễ cháy nổ ra xa nơi có nhiều người đi lại. Kiểm định định kỳ các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Lắp ráp các quạt thông gió, hệ thống hút bụi, hút hơi khí độc.
• Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh lao động trong phòng chống độc hại, nâng cấp hoàn htiện làm cho nhà xưởng thông thoáng, chống nóng, ồn và các yếu tố độc hại lan truyền. Xây dựng cải tạo nhà tắm. Lắp máy giặt, máy tẩy chất độc.
• Mua sắm trang thiết bị bảo vệ cá nhân: dây an toàn, mặt nạ phòng độc, tất chống dính, tất chống vắt, ủng cách tóc, mũ chống chấn thương sọ não, khẩu trang chống bụi, bao tai chống ồn, quần áo chống phóng xạ, quần áo chống rét, quần áo chịu acid...
• Chăm sóc sức khoẻ người lao động: Khám sức khoẻ khi tuyển dụng, khám sức khoẻ định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, bồi dưỡng bằng hiện vật.
• Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện về bảo hộ lao động: Điều dưỡng và phục hồi chức năng lao động, tổ chức huấn luyện về bảo hộ lao động, chiếu phim, tham quan triển lãm bảo hộ lao động. Tổ chức thi an toàn vệ sinh giỏi, kẻ áp phích, pa nô, mua tạp chí bảo hộ lao động.
1.2. Quy định chung về an toàn vệ sinh lao động
- Doanh nghiệp thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tạo ra môi trường lao động an toàn vệ sinh lao động, có lợi cho sức khỏe người lao động.
- Người lao động cam kết chủ động hợp tác với doanh nghiệp và tổ chức công đoàn cơ sở làm tốt phần việc thuộc chức trách và nghĩa vụ của mình phù hợp với quy định của các văn bản pháp lý của Nhà nước, nội quy và quy chế của doanh nghiệp.
1.2.1. Tổ chức bộ máy và xây dựng nội quy, quy chế
- Thành lập hội đồng bảo hộ lao động doanh nghiệp
Hội đồng này do doanh nghiệp quyết định thành lập, có nhiệm vụ phối hợp và tư vấn cho Doanh nghiệp thực thi kế hoạch an toàn vệ sinh lao động, bảo đảm cho tổ chức công đoàn được tham gia kiểm tra, giám sát công tác an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp.
- Bộ phận an toàn vệ sinh lao động ở doanh nghiệp
Tùy theo quy mô, doanh nghiệp tổ chức phòng, ban hay cử cán bộ chuyên trách. Song mức tối thiểu có:
• 1 cán bộ bán chuyên trách đối với doanh nghiệp có dưới 300 lao động.
• 1 cán bộ chuyên trách đối với doanh nghiệp có 300 đến dưới 1000 lao động.
• 2 cán bộ chuyên trách hay tổ chức thành phòng, ban riêng đối với các doanh nghiệp lớn hơn.
Cán bộ làm công tác an toàn phải là những người hiểu biết kỹ thuật, thực tiễn sản xuất, được đào tạo chuyên môn, bố trí ổn định để có điều kiện đi sâu làm công tác nghiệp vụ.
- Mạng lưới an toàn vệ sinh viên: Mạng lưới an toàn vệ sinh viên là tổ chức hoạt động an toàn vệ sinh lao động ở doanh nghiệp của người lao động, được thành lập theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ban chấp hành công đoàn. Nội dung hoạt động bảo đảm phù hợp với luạt pháp, bảo đảm quyền lợi của người lao động và lợi ích của doanh nghiệp.
1.2.2. Lập kế hoạch thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động
- Căn cứ vào nhiệm vụ, phương hướng kế hoạch sản xuất, những thiếu sót, tồn tại, các bài học kinh nghiệm rút ra trong việc thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động thời gian qua, các ý kiến góp ý của người lao động, tổ chức công đoàn, kiến nghị của đoàn thanh tra (nếu có) và tư vấn của Hội đồng bảo hộ lao động, doanh nghiệp giao cho bộ phận an toàn vệ sinh lao động dự thảo kế hoạch an toàn vệ sinh lao động trong năm để doanh nghiệp xem xét, phê duyệt đưa vào kế hoạch thực hiện đồng thời với kế hoạch sản xuất.
1.2.3. Tổ chức thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động
- Doanh nghiệp cam kết chỉ đạo các bộ phận chức năng liên quan thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động. Tuy nhiên trong khuôn khổ năng lực của cơ sở, sẽ chú trọng giải quyết các vấn đề cấp thiết nhất góp phần bảo đảm an toàn vệ sinh lao động cho người lao động gồm:
- Bộ phận an toàn vệ sinh lao động phối hợp với bộ phận tổ chức xây dựng nội quy, quy chế quản lý công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp. Phối hợp với bộ phận kỹ thuật xây dựng quy trình vận hành an toàn các máy móc thiết bị.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

huutai93

New Member
Re: [Free] Quản lý an toàn lao động tại tổng công ty xây dựng Thăng Long

Chào AD, cho mình xin link tài liệu này nhé.
Thank bạn nhiều!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005 cho dây chuyền sản xuất sữa tươi tiệt trùng của nhà máy sữa Nông Lâm Thủy sản 0
D Xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005 Nông Lâm Thủy sản 0
D Thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động, công tác tổ chức quản lý, quy trình công nghệ tại Công ty Gang Thép Thái Nguyên Văn hóa, Xã hội 0
D ISO và Quản lý Chất lượng Toàn bộ Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu tích hợp hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 với hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe n Khoa học Tự nhiên 0
R Xây dựng hệ thống thông tin quản lý hợp đồng phần mềm tại Công ty cổ phần dịch cung ứng nhân lực phần mềm toàn cầu Luận văn Kinh tế 2
D BỘ TIÊU CHUẨN ISO 22000 VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM Y dược 0
D HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM THEO GMP VÀ HACCP Nông Lâm Thủy sản 0
D Giới thiệu Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm ISO 22000 và HACCP Nông Lâm Thủy sản 0
D Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ và kỹ thuật Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top