ngoctrang0108

New Member

Download miễn phí Phương pháp chi tiêu bảo vệ: Do nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề nên các hộ gia đình trong khu vực phải bỏ chi phí để lắp đặt hệ thống sử lý nước





LỜI MỞ ĐẦU 1

Phần 1: Lý do chọn đề tài 3

1.1.Sự cần thiết phải xác định thiệt hại ô nhiễm ở môi trường làng nghề: 3

1.2. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu 3

1.2.1. Giới thiệu về làng nghề Minh Hồng 3

1.2.2. Tình hình sản xuất tinh bột 4

1.2.3. Lý do chọn điều tra tại làng nghề Minh Hồng 5

Phần II: các phương pháp nghiên cứu 7

2.1 Phương pháp chi phí thay thế 7

2.2. Phương pháp đáp ứng liều lượng 8

2.3. Phương pháp chi phí sức khỏe: Là phương pháp tính toán thiệt hại dựa trên những ảnh hưởng mà ô nhiễm gây ra cho sức khỏe. 9

2.4. Phương pháp chi tiêu bảo vệ: Do nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề nên các hộ gia đình trong khu vực phải bỏ chi phí để lắp đặt hệ thống sử lý nước. 9

Phần 3: Quy trình tính toán thiệt hại ô nhiễm 10

của làng nghề 10

3.1. Các tác động của ô nhiễm tới khu vực 10

3.2. Xác định thiệt hại ô nhiễm nước: 10

3.4.Chi phí để khắc phục một phần hậu quả: Xây dựng hệ thống hầm bio-gas để xử lý nước thải chế biến nông sản. 14

Phần 4: Kiến nghị và giải pháp 16

4.1.Kiến nghị: 16

4.2.Giải pháp: 16

KẾT LUẬN 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


LỜI MỞ ĐẦU
Kinh doanh tại các làng nghề là một trong những hoạt động kinh tế mang lại lợi ích lớn, đóng góp vào tổng sản phẩm quốc dân. Hiện tại và trong tương lai nó có tác động lớn đến phát triển của nền kinh tế và đời sống xã hội nói chung của một quốc gia.
Các quốc gia khác trên thế giới cũng giữ gìn và mở rộng làng nghề của mình như ở Nhật Bản, Hàn Quốc, tuỳ từng trường hợp vào mức độ phát triển của làng nghề mà mỗi vùng mang một nét đặc trưng khác nhau.
Làng nghề ở Việt Nam phát triển tương đối sớm có tuổi đời từ 30 đến hàng trăm năm nên gắn bó với cuộc sống của hầu hết người dân trong làng không chỉ về mặt vật chất mà cả về mặt tinh thần, hơn nữa nó còn là một nét văn hoá truyền thống cần giữ gìn và phát huy. Tương ứng với quy mô phát triển kinh tế, lợi nhuận ngày càng tăng thì ô nhiễm ngày càng trầm trọng, làng nghề đang dóng lên những hồi chuông báo động đòi hỏi người dân và chính quyền địa phương phải lựa chọn hay kinh tế hay môi trường để trả lời câu hỏi có nên tiếp tục phát triển nó hay không. Trả lời được câu hỏi lớn này ta cần xác định được thiệt hại môi trưòng do các làng nghề gây ra, từ đó các nhà hoạch định chính sách sẽ tính được chi phí khắc phục - dự phòng và đề ra được các biện pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm đưa nó đi theo con đường phát triển bền vững. Để có thể tinh toán được chúng ta phải dựa vào sự trợ giúp đắc lực của môn kinh tế tài nguyên môi trường và một số công cụ khác.Vì vậy nắm vững và hiểu biết về môn học này là một điều cần thiết và vô cùng quan trọng. Có lẽ ở vị trí đó mà ngành học này đã được phát triển tương đối sớm từ những năm 1960, từ đó nhận thức về môi trưòng của con người ngày càng được nâng cao. Trong tương lai đây là một ngành học thú vị, không hề khô khan và hết sức cần thiết cho không chỉ những nhà lập chính sách, cho sinh viên những chủ nhân trong tương lai gần của đất nước mà còn cho tất cả mọi người yêu môi trường.
Em xin chân thành Thank PGS.TS Nguyễn Thế Chinh và thầy Đinh Đức Trường đã giúp em hoàn thành đề án này!
Phần 1: Lý do chọn đề tài
Sự cần thiết phải xác định thiệt hại ô nhiễm ở môi trường làng nghề:
Làng nghề nói chung, làng nghề chế biến nông sản nói riêng có vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm cùng kiệt ở nông thôn Việt Nam. Theo thống kê, cả nước hiện có khoảng 1450 làng nghề, tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng (57,9%) trong đó số làng nghề nông sản chiếm 13,6% tổng số làng nghề. Sản xuất làng nghề thu hút khoảng 29% lực lượng lao động nông thôn, tạo ra một lượng hàng hóa rất lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Thu nhập của các hộ có ngành nghề trung bình cao hơn 1,3 lần so với các hộ thuần nông. Tuy nhiên, việc phát triển làng nghề ở nước ta vẫn mang tính tự phát, công nghệ thủ công lạc hậu, thiết bị chắp vá thiếu đồng bộ, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường còn thấp,.... Vì vậy ở các làng nghề vấn đề ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ tói sức khỏe cộng đồng.
Theo kết quả xét nghiệm của viện khoa học và công nghệ môi trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, 100% mẫu nước thải ở các làng nghề đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép, nước mặt, nước ngầm, không khí đều có dấu hiệu ô nhiễm, vì vậy cần xác định thiệt hại ô nhiễm môi trường ở làng nghề để có thể đưa ra những biện pháp, chính sách phù hợp cho việc phát triển làng nghề một cách bền vững.
1.2. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu
1.2.1. Giới thiệu về làng nghề Minh Hồng
Minh Hồng thuộc xã Minh Quang huyện Ba Vì - Hà Nội là một làng nằm cách trung tâm Hà nội hơn 70 km, trên vùng núi cao giữa đỉnh Ba vì, thuộc bãi bồi ven sông Đà – nơi hội tụ nhiều dạng địa hình khác nhau ( triền núi dốc, vùng đồi gò,.) Từ năm 2006, Minh Hồng đã chuyển đổi toàn bộ cơ cấu cây trồng từ lúa sang sắn để tận dụng thế mạnh của vùng đồng thời phát triển nghề truyển thống là chế biến tinh bột.
Minh hồng có tất cả 235 hộ gia đình với 1245 nhân khẩu.
Diện tích làng: 5056 km2
Diện tích đất trồng lúa: 2995 km2
Diện tích đất trồng sắn, dong: 4205 km2
Còn lại là đất trồng chè và rau
Chăn nuôi: chủ yếu là bò, lợn.
Theo thống kê của HTX, năm 2007 xã gieo trồng được 921.9 ha cây lương thực, rau màu; 10ha chè; 760 con bò; 400ha cây đót (dong riềng).
1.2.2. Tình hình sản xuất tinh bột
Nghề chế biến tinh bột ở Minh Hồng có từ năm 1971 do một người thợ trong làng nghề Sấu giá ( Hoài Đức) về dạy cho các hộ xã viên. Sau khi chế biến củ dong riềng thành tinh bột sẽ được bán cho các làng nghề làm miến ở Hoài Đức.
Năm 2001, Minh Hồng được chính thức công nhận là một làng nghề với quy mô lớn, máy móc thiết bị tiên tiến ( máy nghiền, máy xay vỏ,... ) đã được đưa vào sử dụng phổ biến.
Hoạt động sản xuất chế biến tinh bột trong hầu hết các hộ gia đình diễn ra từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau.
Có 203/235 hộ trong làng làm nghề chế biến tinh bột sắn, hầu hết các hộ có thâm niên làm nghề từ 25 – 30 năm, tuy nhiên quy mô vẫn còn nhỏ lẻ, thô sơ. Một hộ gia đình chế biến tinh bột TB/ngày từ 2 – 3 tấn nguyên liệu, thu được 1,2 – 1,5 tấn tinh bột, vào dịp Tết thì nhộn nhịp hơn với trung bình 5 – 6 tấn/ 1 hộ.
Nguồn nước cho quá trình sản xuất tinh bột được lấy từ sông Đà và toàn bộ nước thải cũng được xả thẳng ra đó mà không qua xử lý. Đó là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ô nhiễm, sát bờ sông Đà có các ống nước xả thải đen ngòm, bọt trắng xóa cả một khúc sông, bốc lên mùi hôi thối nồng nặc. Chất thải của quá trình chế biến tồn dư qua thời gian dài, có màu trắng đục, đóng thành từng mảng bám vào rêu và đá dưới lòng sông, suối dày tới 50 cm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sinh hoạt của nhiều người dân trong vùng.
Nghề chế biến tinh bột đem lại hiệu quả gấp 2 – 2,5 lần so với trồng lúa và rau màu khác, hầu hết các gia đình trong xã đã xây được nhà tầng, mua xe máy và thuê thêm nhân công để mở rộng sản xuất. Từ đây đã tạo được công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động nhàn rỗi trong làng và các xã lân cận. Nguồn thu nhập của từng gia đình lớn và ổn định nên tỷ lệ hộ cùng kiệt theo chuẩn mới chỉ còn 9% ( trước đây là 1 xã vùng núi cùng kiệt nhất của huyện Ba Vì ).
1.2.3. Lý do chọn điều tra tại làng nghề Minh Hồng
Hiện nay nhu cầu về bún, miến ngày càng gia tăng do đó nghề chế biến tinh bột sắn dong cũng phát triển theo. Hiện cả nước chỉ có một số làng nghề chuyên về sản xuất tinh bột Dương Liễu – Hà Tây; Kỳ Sơn - Kỳ Anh,). Làng nghề Minh Hồng với những điều kiện tự nhiên có sẵn ( nguồn nước cho sản xuất là nước sông Đà dồi dào, đất phù hợp với cây đót ) thích hợp cho việc sản xuất tinh bột, nghề làm bún miến ở Minh Hồng đã phát triển rất mạnh trong mấy năm trở lại đây, tuy nhiên đi cùng với sự phát triển nhanh chóng đó, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng. Người dân Minh Hồng hầu như chỉ quan tâm đến vấn đ

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D NHỮNG BIỆN PHÁP, PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG tác kế TOÁN CHI PHÍ sản XUẤT và TÍNH GIÁ THÀNH sả Nông Lâm Thủy sản 0
A Giải pháp góp phần thu hút khách hàng đối với hoạt động cho vay tại ngân hàng Phương Đông chi nhánh Luận văn Kinh tế 0
G Đặc điểm và các phương pháp tính giá thành chủ yếu trong doanh nghiệp hạch toán chi phí sản xuất và Luận văn Kinh tế 0
N Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh ở công Luận văn Kinh tế 0
M Hoàn thiện phương pháp kế toán chi phí xây lắp tại Công ty Cổ phần xây dựng số 5 trong điều kiện vận Luận văn Kinh tế 0
P Phương hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu chi của bhxh tỉnh Yên Bái Luận văn Kinh tế 0
E Hoàn thiện phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Cơ khí - Điện Thủy Lợi theo hướn Luận văn Kinh tế 0
C hoàn thiện các phương pháp thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh ngân hàng công thương Thanh Luận văn Kinh tế 0
R Bàn về phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
Y Các phương pháp hạch toán giá thành và sản phẩm.Các phương pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top