Styrbiorn

New Member

Download miễn phí Đề tài Đóng góp của các yếu tố đầu vào (K, L, TFP) tới sự tăng trưởng của Việt năm trong giai đoạn 1993 - 2007





Lý do lựa chọn đề tài: 1

Mục Lục 2

Phần 1: Tăng trưởng kinh tế, các thước đo đánh giá tăng trưởng kinh tế và vai trò của các yếu tố đầu vào với tăng trưởng kinh tế 3

1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế 3

2. Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng 3

2.1. Tổng giá trị sản xuất (GO) 3

2.2. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 3

2.3. Tổng thu nhập quốc dân (GNI) 3

2.4. Thu nhập quốc dân (NI) 4

2.5. Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI) 4

3. Vai trò của các yếu tố đầu vào với tăng trưởng kinh tế 4

3.1. Yếu tố vốn 5

a, Vai trò của vốn đối với quá trình phát triển 6

b, Mô hình Harrod – Domar 6

3.2. Yếu tố lao động 7

a, Vai trò của lao động đối với quá trình phát triển kinh tế 7

b, Các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng nguồn lao động 8

3.3. Yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp 9

a, Vai trò của ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đến tăng trưởng kinh tế 9

b, Đo lường giá trị TFP 9

4. Cơ chế tác động của các yếu tố tổng cung đến tăng trưởng kinh tế 11

Phần 2: Đóng góp của các yếu tố đầu vào tới sự tăng trưởng của Việt Nam giai đoạn 1993-2007 12

1. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây 12

2. Thực trạng của Việt Nam và so sánh với một số nước Đông Á khác 13

2.1. Sự đóng góp của yếu tố vốn 13

2.2. Sự đóng góp của yếu tố lao động. 15

2.3. Sự đóng góp của yếu tố TFP đối với tổng tốc độ tăng trưởng kinh tế. 17

3. Đánh giá tổng quát 19

4. Giải pháp 20

Từ viết tắt và tài liệu tham khảo 23

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ết kiệm để đưa vào đầu tư phát triển. Như vậy, mô hình này đặc biệt quan tâm tới mối quan hệ giữa tích lũy tư bản (vốn) và sản lượng đầu ra (kết quả sản xuất hay tăng trưởng kinh tế). ICOR rất dễ tính toán và với chỉ số này thì ICOR càng cao cho thấy hiệu quả của đầu tư càng thấp xét trong dài hạn.
Tuy nhiên, tiết kiệm và đầu tư mới chỉ là điều kiện cần, chưa phải là điều kiện đủ cho tăng trưởng kinh tế. Điều kiện đủ ở đây phải là sử dụng vốn hiệu quả; phát triển đồng bộ các loại thị trường: thị trường hàng hóa, thị trường lao động, thị trường vốn và có một hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ; sự ổn định chính trị và thiên nhiên ôn hòa.
3.2. Yếu tố lao động
a, Vai trò của lao động đối với quá trình phát triển kinh tế
- Lao động là yếu tố đầu vào không thể thiếu được của quá trình sản xuất. Lao động là một bộ phận của dân số, là lực lượng tiêu dùng đông đảo và là động lực thúc đẩy trở lại quá trình tăng trưởng kinh tế. Thông qua tiêu dùng, con người được hưởng lợi ích từ sự phát triển.
- Lao động là nhân tố quyết định việc tổ chức sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác. Về mặt lý luận, muốn phát triển kinh tế phải có các nguồn lực lao động, tài nguyên, vốn, khoa học công nghệ. Trong đó, lao động là nhân tố quyết định tái tạo, sử dụng và phát triển các nguồn lực khác. Về mặt thực tiễn, kinh nghiệm phát triển của nhiều nước cho thấy nếu không dựa trên nền tảng người lao động có thể chất, trình độ văn hóa, khoa học công nghệ và nhiệt tình cao thì không thể sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài nguyên, vốn và khoa học công nghệ. Thậm chí thiếu người lao động có chất lượng cao có thể sẽ gây ra sự lãng phí cạn kiệt các tài nguyên nguyên khác.
b, Các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng nguồn lao động
Các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng lao động:
- Thứ nhất, dân số và tỷ lệ tăng dân số.
Dân số là cơ sở hình thành nguồn lao động. Dân số được coi là yếu tố cơ bản quyết định số lượng lao động. Quy mô dân số, cơ cấu dân số, tốc độ tăng dân số ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu nguồn lao động, đến quy mô, tốc độ tăng của nguồn lao động.
- Thứ hai, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động.
Là tổng số phần trăm của dân số trong độ tuổi có tham gia lực lượng lao động trong tổng nguồn nhân lực. Tỷ lệ này nói lên mức độ toàn dụng lao động vào phát triển kinh tế và là cơ sở xác định tỷ lệ thất nghiệp.
- Thứ ba, thời gian lao động.
Thời gian lao động được tính bằng số ngày làm việc/năm, số giờ làm việc/ngày hay số ngày làm việc/ tuần Nền kinh tế càng phát triển thì thời gian làm việc sẽ giảm dần đi nhưng hiệu quả lao động sẽ càng cao hơn.
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng ngồn lao động:
- Thứ nhất, giáo dục và đào tạo.
Thông qua giáo dục và đào tạo, lực lượng lao động có trình độ kỹ năng không ngừng tăng lên, , thúc đẩy đổi mới công nghệ, điều kiện để tăng năng suất lao động. Đồng thời người lao động được nâng cao kiến thức, sẽ có được những chuyên gia giỏi, những nhà quản lý có tài, những đội ngũ kỹ thuật viên và công nhân viên lành nghề góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế.
- Thứ hai, sức khỏe và dinh dưỡng.
Sức khỏe làm tăng mọi khả năng của con người và đó cũng là nhu cầu của người lao động để có thể duy trì và nâng cao được sự bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung cao cho công việc.
Mối quan hệ giữa sức khỏe với sự phát triển là mối quan hệ hai chiều. Nền kinh tế có tăng trưởng lại là tiền đề, là cơ sở, điều kiện để nâng cao đời sống mọi mặt của người lao động.
- Thứ ba, tác phong làm việc, tính kỷ luật của người lao động.
Hiện nay, trong hoạt động kinh tế, sự phối hợp trong công việc giữa các cá nhân trong cùng một tổ chức và giữa các tổ chức với nhau có xu hướng gia tăng nhằm đạt được tính hiệu quả cao trong công việc. Điều này đòi hỏi người lao động phải có tác phong công nghiệp, tinh thần tự chủ sáng tạo, thái độ hợp tác và tinh kỷ luật chăt chẽ.
3.3. Yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp
a, Vai trò của ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đến tăng trưởng kinh tế
Ngày nay, khoa học công nghệ đang trở thành sự thách đố to lớn đối với các nước đang phát triển, nó có một vai trò quan trọng đối với tăng trưởng, phát triển kinh tế của các nước này. Yếu tố cơ bản trong TFP là tiến bộ khoa học công nghệ. Tiến bộ khoa học công nghệ có tác động tăng năng suất lao động xã hội và nâng cao hiệu quả đầu tư, thúc đẩy đóng góp của yếu tố TFP trong tăng trưởng.
Vai trò đó thể hiện:
- Khoa học công nghệ ngày nay đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Khoa học công nghệ có vai trò mở đường phát triển, trang bị lại và cải tạo toàn bộ hệ thống thiết bị, công cụ, phương tiện của toàn bộ nền kinh tế.
- Khoa học công nghệ tham gia trực tiếp vào quá trình tạo ra lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh, giải phóng con người khỏi lao động nặng nhọc, độc hại, nâng cao trí tuệ của con người. Với ý nghĩa đó, khoa học công nghệ tham gia với tư cách đầu vào của quá trình sản xuất ngày càng lớn, hơn thế nữa nó quyết định việc tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới sản phẩm, qua đó quyết định đến lợi nhuận và thắng lợi trong cạnh tranh trên thị trường.
- Khoa học công nghệ làm tăng cường phạm vi, quy mô và mức độ gắn bó, hợp tác giữa các quốc gia trong việc phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ sự sống cho con người.
b, Đo lường giá trị TFP
TFP là quan hệ giữa đầu ra với tổng hợp các đầu vào, bao gồm cả các yếu tố không định lượng được như quản lý, khoa học công nghệ...
TFP là tỷ số của số lượng tất cả các đầu ra với số lượng tất cả đầu vào. Về công thức, chúng ta có thể thể hiện TFP theo một số dạng sau:
TFP
=
Y
X
Trong đó: Y: Tổng các đầu ra
X: Tổng có quyền số tất cả các đầu vào
- Khi hàm sản xuất chỉ có hai nhân tố vốn (K) và lao động (L) theo dạng:
Yt = At. f [Kt, Lt] 2 thì At trong mô hình này chính là TFP.
- Hay trong hàm sản xuất Cobb-Douglas Y = AKa L1-a thì A cũng chính là TFP hay
Như vậy TFP là một chỉ tiêu phản ánh tổng hợp hiệu quả các nhân tố tham gia vào quá trình sản xuất và được đo lường bằng tỷ số giữa đầu ra (được tính theo giá so sánh) với mức kết hợp có quyền số giữa các đầu vào.
TFP phản ánh hiệu quả của các nguồn lực được sử dụng vào sản xuất. Ngoài ra TFP còn phản ánh hiệu quả do thay đổi công nghệ, trình độ tay nghề của công nhân, trình độ quản lý, thời tiết...
Nâng cao TFP tức là nâng cao hơn kết quả sản xuất với cùng đầu vào. Điều này là rất quan trọng đối với người lao động, doanh nghiệp và toàn nền kinh tế. Đối với người lao động, nâng cao TFP sẽ góp phần nâng lương, nâng thưởng, điều kiện lao động được cải thiện, công việc ổn định hơn. Đối với doanh nghiệp thì có khả năng mở rộng tái sản xuất. Còn đối với nền kinh tế sẽ nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế, nâng cao phúc lợi xã hội.
TFP thay đổi do một số nguyên nh...

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top