tammobi832547

New Member

Download miễn phí Đề tài Rủi ro kiểm toán và quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch tại các ngân hàng thương mại





Lời nói đầu 1

I. Cơ sở lý luận về rủi ro và đánh giá rủi ro kiểm toán 2

1.1. Các khái niệm cơ bản 2

1.1.1. Rủi ro kiểm toán 2

1.1.2. Các bộ phận của rủi ro kiểm toán: 2

1.2. Mô hình rủi ro kiểm toán 3

1.3. Đánh giá rủi ro kiểm toán: 5

1.3.1. Đánh giá rủi ro kiểm toán mong muốn: 6

1.3.1.1. Số lượng người sử dụng báo cáo tài chính và mức độ tin tưởng vào báo cáo tài chính 6

1.3.1.2. Khả năng khách hàng gặp khó khăn tài chính sau khi báo cáo tài chính được phát hành 7

1.3.2. Đánh giá rủi ro tiềm tàng 7

1.3.3. Đánh giá rủi ro kiểm soát: 9

1.3.4. Đánh giá rủi ro phát hiện: 12

1.3.5. Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán: 12

II. Thực trạng quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch tại các ngân hàng thương mại: 14

2.1. Tìm hiểu và ra quyết định chấp nhận khách hàng kiểm toán: 14

2.2 Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của ngân hàng: 15

2.3. Tìm hiểu về hệ thống công nghệ thông tin và những vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin của khách hàng: 16

2.4. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng: 17

2.5. Xác định rủi ro gian lận đối với những sai sót trọng yếu: 19

2.6 Xác định những tài khoản cần chú ý: 20

2.7. Tìm hiểu về quy trình và những điểm dễ xảy ra sai sót của lớp nghiệp vụ và thực hiện kiểm tra xuyên suốt: 20

III. Nhận xét và kiến nghị về quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạchở các ngân hàng thương mại 23

3.1. Đánh giá chung về quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạchở các ngân hàng thương mại: 23

3.2. Các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán: 24

3.2.1 Từ phía công ty kiểm toán: 24

3.2.2. Từ phía cơ quan Nhà nước: 26

3.2.3. Từ phía các ngân hàng thương mại: 26

Kết luận 28

Danh mục tài liệu tham khảo 29

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


oại vốn rủi ro
Kiểm toán viên phải điều tra công ty khách hàng và đánh giá tầm quan trọng của từng yếu tố trong các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng người sử dụng thông tin tài chính và mức độ tin tưỏng vào các thông tin đó. Dựa vào quá trình đánh giá và điều tra này, kiểm toán viên có thể thiết lập một mức rủi ro có tính thăm dò và chủ quan cao là các báo cáo tài chính sẽ bao gồm sai sót trọng yếu sau khi cuộc kiểm toán hoàn thành. Khi tiến hành kiểm toán, các thông tin bổ sung khác về khách hàng sẽ được thu thập và mức rủi ro kiểm toán mong muốn có thể được sửa đổi
1.3.2. Đánh giá rủi ro tiềm tàng
Lúc bắt đầu cuộc kiểm toán thì kiểm toán viên phải đánh giá các yếu tố tạo thành rủi ro và bổ sung bằng chứng kiểm toán để đưa chúng vào xem xét. kiểm toán viên sẽ xem xét một số yếu tố chủ yếu khi đánh giá rủi ro tiềm tàng như
- Bản chất công việc kinh doanh: Do mỗi công việc kinh doanh có một đặc thù riêng, và do đó có những rủi ro tiềm tàng khác nhau. Chẳng hạn, khoản nợ phải thu ở một công ty cho vay nhỏ có khả năng thu hồi thấp hơn các khoản nợ phải thu ở ngân hàng. Rủi ro tiềm tàng khác nhau nhiều nhất đối với các tài khoản như tồn kho, các khoản phải thu, phải trả.
- Động cơ của công ty khách hàng: trong nhiều tình huống, Ban quản trị sẽ có động cơ để làm báo cáo sai để có lợi. có thể là báo cáo dư tài sản hiện có hay báo cáo thiếu nợ để đảm bảo một số lợi ích nào đó
- Kết quả của những lần kiểm toán trước: những sai sót trong lần kiểm toán lần trước có khả năng cao sẽ xuất hiện trong kiểm toán năm nay. điều này là do nhiều loại sai phạm có bản chất hệ thống, và các công ty khách hàng thường chậm trễ trong việc thay đổi để loại trừ chúng
- Hợp đồng ban đầu với hợp đồng gia hạn: các kiểm toán sẽ thu thập được kinh nghiệm và kiến thức về khả năng sai phạm sau khi kiểm toán một công ty khách hàng trong vòng nhiều năm. việc thiếu các kết quả của các năm trước sẽ làm cho kiểm toán viên phải sử dụng mức rủi ro tiềm tàng lớn hơn đối với các cuộc kiểm toán lần đầu so với các lần sau mà không tìm thấy sai phạm nghiêm trọng. Thông thường, kiểm toán viên sẽ sử dụng mức rủi ro tiềm tàng cao trong năm đầu tiên và giảm dần trong các năm sau.
- Các bên đối tác có liên quan: các nghiệp vụ kinh tế giữa công ty mẹ và công ty con hay các nghiệp vụ giữa Ban quản trị với đơn vị sáp nhập có khả năng sai phạm trong báo cáo tài chính, làm cho rủi ro vốn có tăng lên
- Các nghiệp vụ không thường xuyên: các nghiệp vụ không thường xuyên thì có khả năng sai phạm hơn là các nghiệp vụ thường xuyên vì thiếu kinh nghiệm
- Phán xét cần thiết để phản ánh chính xác các số dư tài khoản và các nghiệp vụ kinh tế: có nhiều số dư tài khoản và phán xét của Ban quản trị cần được ước tính như các khoản dự phòng phải thu khó đòi, trích khấu haoviệc ghi sổ hợp lý các khoản mục này đòi hỏi kiến thức và kỹ năng về bản chất của khoản mục đó và lý thuyết kế toán liên quan. Rủi ro tiềm tàng gắn với các số dư tài khoản và các nghiệp vụ trọng yếu liên quan đến việc ước tính thì rủi ro thưởng cao
- Tính nhạy cảm đối với sự tham ô: khi khả năng tham ô cao thì rủi ro tiềm tàng tăng. Ví dụ như khả năng tham ô chuyển tài sản của công ty thành tài sản cá nhân
- Số tiến của số dư tài khoản: các tài khoản có số dư lớn thường có rủi ro tiềm tàng cao hơn các tài khoản có số dư nhỏ hơn.
- Quy mô tổng thể: quy mô của tổng thể dựa vào số lượng các khoản mục trong tổng thể. Quy mô tổng thể càng lớn thì khả năng tồn tại sai phạm cao hơn
- Cấu tạo của tổng thể: các khoản mục cá biệt tạo thành tổng thể ảnh hưởng đến quá trình ước tính của kiểm toán viên về sai phạm trọng yếu. các khoản nợ quá hạn có rủi ro cao hơn các khoản nợ trong hạn. Các nghiệp vụ kinh tế đối với công ty con, các khoản tiền do nhân viên nợ, các khoản chi tiền mặt có thể trả bẳng tiền mặt và các khoản phải thu đang lưu hành vài tháng thì có rủi ro tiềm tàng cao.
Kiểm toán viên phải đánh giá các yếu tố trên và xác định mức rủi ro tiềm tàng thích hợp đối với từng bộ phận của cuộc kiểm toán. Khi tiến hành đánh giá các yếu tố này thì một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến nhiều hay là ảnh hưởng đến toàn bộ báo cáo tài chính như tính liêm chính của Ban giám đốc; một số yếu tố lại ảnh hưởng đến chỉ một bộ phận đặc thù như nghiệp vụ không thường xuyên.
1.3.3. Đánh giá rủi ro kiểm soát:
Rủi ro kiểm soát được đánh giá căn cứ vào hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ. Hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động càng hiệu quả, rủi ro kiểm soát được đánh giá càng thấp. khi đánh giá rủi ro kiểm soát cần xem xét các yếu tố như
- Môi trường kiểm soát:
+ Tính liêm chính của Ban quản trị: Khi Ban quản trị bao gồm một số cá nhân thiếu liêm chính thì khả năng báo cáo tài chính bị báo cáo sai tăng lên. Thông thường, Ban quản trị có một mức độ liêm chính hợp lý nhưng không thể được xem là hoàn toàn trung thực
+ Năng lực lãnh đạo: năng lực lãnh đạo của nhà quản lý được đánh gía càng cao, rủi ro kiểm soát được đánh giá càng thấp.
+ Hiệu quả hoạt động của ban kiểm soát: hiệu quả của ban kiểm soát được đánh giá dựa vào
· Mức độ độc lập của Ban kiểm soát: Ban kiểm soát càng độc lập với Ban giám đốc thì hiệu quả hoạt động càng cao
· Kinh nghiệm của Ban kiểm soát càng cao thì hiệu quả họat động càng cao
· Phạm vị hoạt động của ban kiểm soát càng rộng thì hiệu quả hoạt động càng cao
· Hoạt động thực tế của Ban kiểm soát: kiểm toán viên dựa vào quan sát và thấy hoạt động thực tế của Ban kiểm soát càng hiệu quả thì rủi ro kiểm soát càng thấp
+ Quan điểm, phong cách làm việc của nhà quản lý:
Quan điểm, phong cách làm việc của nhà quản lý được thể hiện qua cách thức tiếp cận việc quản lý rủi ro; và thái độ của nhà quản lý đối với việc phát hành báo cáo tài chính là thận trọng, dè dặt hay mạnh dạn trong việc lựa chọn thủ tục kế toán, ước tính kế toán
+ Thái độ của nhà quản lý trong việc xử lý thông tin:
Việc đánh giá thái độ của nhà quản lý trong việc xử lý thông tin phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm nghề nghiệp của kiểm toán viên. Nếu kiểm toán viên thấy nhà quản lý có quan điểm đúng đắn, phong cách làm việc chuyên nghiệp thì rủi ro kiểm toán thấp
+ Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp: nếu cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp được đánh giá càng cao thì rủi ro kiểm soát được đánh giá càng thấp
+ Phân công trách nhiệm và quyền hạn: việc phân công trách nhiệm và quyền hạn liên quan đến hệ thống cấp bậc trong doanh nghiệp. Hệ thống cấp bậc càng hợp lý thì rủi ro kiểm soát càng thấp
+ Chính sách nhân sự: chính sách nhân sự gồm chính sách tuyển dụng và chính sách liên quan đến người lao động trong doanh nghiệp. Chất lượng của nguồn nhân lực sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động kiểm soát. Do đó, chính sách nhân sự được đánh giá càng cao thì mức rủi ro kiểm soát càng thấp
- Hệ thống kế toán:
Một hệ thống kế toán có hiệu quả khi đảm bảo các yêu cầu:
+ Xác định và ghi c...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tìm hiểu thực trạng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán do công ty TNHH kiểm toán An Phú thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Việt Nam thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính Luận văn Kinh tế 0
E Nâng cao hiệu quả đánh giá rủi ro trong quá trình kiểm toán năm đầu tiên, số dư đầu năm do VACO thực Luận văn Kinh tế 0
R Mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ, rủi ro gian lận và lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo Luận văn Kinh tế 0
H Thu thập thông tin về khách hàng với việc đánh giá rủi ro kiểm toán Luận văn Kinh tế 0
B Bàn về việc xây dựng các thủ tục kiểm toán bổ sung trên cơ sở rủi ro kiểm toán Luận văn Kinh tế 0
D Rủi ro kiểm toán và quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top