Download miễn phí Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nghề truyền thống ở tỉnh Hà Nam





Các ngành nghề truyền thống ở Hà Nam nói riêng và cả nước nói chung là những “tài sản” vô giá không chỉ mang ý nghĩa kinh tế mà còn chứa đựng trong đó những giá trị văn hoá văn minh của cả dân tộc . Tuy nhiên, quá trình phát triển của nó cũng trải qua những bước thăng trầm khác nhau. Sự đổi mới từ cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước từ năm 1986 đã tạo ra bước ngoặt quan trọng để phát triển sản xuất nói chung và ngành nghề nông thôn nói riêng.

Trong những năm qua các ngành nghề truyền đã có đóng góp to lớn cho công cuộc phát triển kinh tế xây dựng đất nước. Phát triển ngành nghề ở nông thôn là một bước nhằm thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn, tạo việc làm cho lực lượng lao động dư thừa đông đảo ở nông thôn, thu hẹp và tiến tới xoá bỏ đói nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng “ly nông bất ly hương” hạn chế di dân tự phát ra thành phố, xây dựng nông thôn mới có đời sống vật chất, văn hoá đầy đủ và phong phú.

Hiện trạng công nghiệp nông thôn Thái bình còn nhỏ bé và đang đứng trước những thách thức lớn như: khả năng tiếp thị yếu, công nghệ và thiết bị lạc hậu, thiếu vốn, các doanh nghiệp nhà nước hoạt động còn thiếu hiệu quả, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH còn ít và non trẻ.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


cho phát triển các ngành kinh tế của tỉnh nói chung và ngành nghề nông thôn nói riêng.
2.3. Cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thật.
Tỉnh Hà Nam là một trong những tỉnh sớm hoàn thiện hệ thống đường giao thông nông thôn. Hiện nay, 100% số xã có đường ô tô đến tận trung tâm xã, 100% số xã có điện lưới quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống lưới điện, đường giao thông nông thôn đang xuống cấp trầm trọng.
Tỉnh Hà Nam là một trong những tỉnh được Nhà nước công nhận phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở sớm so với cả nước. Trình độ dân trí cao thì khả năng tiếp thu công nghệ mới, thay đổi mẫu mã có nhiều sản thuận lợi, đáp ứng nhu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng tăng của quá trình hội nhập kinh tế.
2.4. Phong tục, tập quán.
Hà Nam là một trong các tỉnh thuộc khu vực kinh tế Đồng bằng sông Hồng. Do đó có những nét chung về phong tục tập quán cổ truyền của cả vùng. Cũng là vùng mang đặc trưng của nền văn hoá lúa nước, dân số chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn làm nông nghiệp. Văn hoá của các làng nghề với các thể chế cộng đồng chứa đựng những quan hệ huyết thống, láng giềng, nghề nghiệp với các phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội mang đậm những sắc thái riêng, đã tạo nên bản sắc truyền thống văn hoá phong phú của dân tộc. Mỗi làng nghề đều thờ phục một thành hoàng làng hay ông tổ nghề. Làng nghề mây giang đan Ngọc Động hiện có đền thờ ông tổ của nghề, nơi đây cũng là nơi các hộ tham gia sản xuất tập chung.
Tóm lại: Hà Nam là một tỉnh có vị trí rất thuận lợi cho phát triển, giao lưu kinh tế nói chung và phát triển ngành nghề nông thôn phát triển. Hà Nam có hệ thống đường giao thông rất thuận lợi cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ, rất thuận lợi cho việc cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất ngành nghề.
Hà Nam hiện nay vẫn là một tỉnh lao động chủ yếu làm nông nghiệp, do đó tỷ lệ lao động thất nghiệp vẫn cao: khoảng 6% - 10%/năm. Đặc biệt là tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn mới đạt 80,65% (2005), nên thời gian nhàn rỗi của người dân là rất nhiều. Do đó việc thu lao động vào sản xuất ngành nghề là rất thuận lợi.Đây là một thuận lợi rất lớn cho phát triển ngành nghề phi nông nghiệp.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì việc phát triển ngành nghề truyền thống ở Hà Nam hiện đang gặp khó khăn rất lớn, về cơ sở hạ tầng hiện đang xuống cấp rất trầm trọng mà chưa được tu sửa.
Lực lượng lao động tuy dồi dào nhưng chưa được đào tạo nghề một cách đầy đủ.
Vấn đề ô nhiễm môi trường cũng đang là một khó khăn nổi lên đối với các làng nghề.
II. Thực trạng phát triển ngành nghề truyền thống ở tỉnh Hà Nam
Nghiên cứu thực trạng ngành nghề và làng nghề có ý nghĩa rất quan trọng, bởi từ đó có thể định hướng chính xác, tìm ra nguyên nhân, các cơ chế và quy luật vận động, các mối quan hệ sinh thái, xã họi, kinh tế cho sự hình thành, phát triển và biến đổi của các nghề, các trung tâm sản xuất hàng thủ công. Nó sẽ giúp cho chúng ta những căn cứ để suy nghĩ, tính toán và từ đó có cơ sở để hoạch định chính sánh phát triển làng nghề và ngành nghề trong bối cảnh đổi mới mở cửa, đẩy nhanh nhịp độ phát triển nền kinh tế, xã hội theo hướng công nghiệp hiện đại.
1. Số lượng và quy mô làng nghề tỉnh Hà Nam
Hiện nay, Hà Nam có tổng cộng là 40 làng nghề, trong đó có 16 làng nghề truyền thống và 24 làng nghề mới.
Xét trên tiêu chí chủng chủng ngành nghề, ở Hà Nam bao gồm các ngành nghề chủ yếu sau:
+ Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm
+ Làng nghề dệt may
+ Làng nghề thủ công mỹ nghệ
+ Làng nghề cơ khí
Trong đó làng nghề thủ công mỹ nghệ chiếm 65% tổng số làng nghề hiện có ở tỉnh, đây là nhóm làng nghề đang phát triển rất mạnh mẽ trong toàn tỉnh và sản phẩm của các làng nghề này đang rất được ưa chuộng trên thị trường đặc biệt là thị trường nước ngoài. Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm cũng chiếm tới 20% tổng số làng nghề trong tỉnh, làng nghề dệt may chiếm 12,5%, làng nghề cơ khí chiếm 2,5% (chỉ có một làng nghề) .
Nếu chia theo nhóm nghề ta có như sau: Mây giang đan,Thêu ren,Sản xuất bánh đa nem, Chế biến lương htực phẩm, Cơ khí, Làm trống, Sừng, Nghề dệ, may, ươm tơ
Trong đó thì chỉ có một số làng nghề là làng nghề truyền thống, còn lại là làng nghề mới. Nổi bật nhất và hiệh đang phát triển mạnh là những làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống như: dệt lụa Nha Xá (Duy Tiên), mây giang đan Ngọc Động (Duy Tiên), thêu ren Thanh Hà (Thanh Liêm) ngoài ra một số làng nghề hiện nay đang hoạt động cầm chừng, sản xuất mang tính chất gìn giữ nghề truyền thống do gặp một số khó khăn trong sản xuất, đặc biệt là khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, trong tổng số nghề ở Hà Nam thì làng nghề phát triển tốt chiếm khoảng 35%, khá 40% còn lại là hoạt động cầm chừng. Trong một số làng nghề trước đây chỉ có một nghề thì nay có nhiều nghề thể hiện sự tìm tòi, năng động trong nền kinh tế thị trường nhằm hạn chế những rủi ro trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngành nghề nông thôn tỉnh Hà nam chủ yếu là hình thức hộ gia đình kiêm ngành nghề : chiếm tới 88,12% tổng số cơ sở, hộ tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn. Hộ chuyên hoạt động sản xuất sản xuất ngành nghề còn chiếm tỷ lệ nhỏ: 10, 3%. Hộ chuyên hoạt động sản xuất ngành nghề chủ yếu thuộc các làng nghề truyền thống, như làng nghề mây giang đan Ngọc Động (Duy Tiên), làng nghề thêu ren Thanh Hà (Thanh Liêm), làng nghề sản xuất bánh đa nem Nguyên Lý (Lý Nhân), làng nghề lụa Nha Xá (Duy Tiên)... Tuy nhiên, ở các làng nghề truyền thống này thì đa số hộ gia đình vẫn làm nông nghiệp kiêm hoạt động ngành nghề. Đây là đặc thù của vùng nông thôn Việt Nam nói chung và Hà Nam nói riêng.
Trong vài năm gần đây cơ cấu, tổ chức sản xuất của một số ngành nghề đã thay đổi. Khác với trước kia, các hộ ngành nghề đều là xã viên hợp tác xã ngành nghề, và các hợp tác xã đứng ra tiêu thụ sản phẩm cho toàn làng nghề. Hiện nay, ở một số làng nghề đã xuất hiện các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, các cơ sở tư nhân làm đầu mối thu gom sản phẩm và giao mẫu hàng cho các họ gia đình. Các hộ gia đình tham gia sản xuất ngành nghề làm vệ tinh cho các doanh nghiệp, cơ sở cùng phát triển. Một số nghề trruyền thốmg mà sản phẩm đang được người tiêu dùng ưa chuộc thì không những các hộ trong làng nghề tham gia sản xuất mà đã có xu hướng mở rộng ra các xã khác, vùng khác.
Tuy nhiên, hiện nay chưa có một cơ sở lớn nào đứng ra làm đầu mối thu gom sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm cho các hộ trong toàn làng nghề. Đó là khó khăn lớn nhất đối với làng nghề, nó đã ảnh hưởng đến việc tiêu thụ, thu nhập của hộ sản xuất ngành nghề.
Tóm lại, cơ cấu ngành nghề nông thôn nói chung ngành nghề truyền thống nói riêng ở tỉnh Hà Nam vẫn còn nhỏ lẻ, đa số vãn là hộ gia đình ngành nghề kiêm làm nông nghiệp.
2. Lao động và chuyên môn, kĩ thuật của lao động ngành nghề truyền thống
Trung bình diện tích canh tác trên nhân khẩu toàn tỉnh là 448 m2/nhân khẩu. Đặc biệt ở một số địa còn rất thấp như...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Luận văn Sư phạm 0
D Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top