Hildbrand

New Member

Download miễn phí Đề tài Xu thế cạnh tranh mới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam





 Trong những năm đổi mới, Việt Nam đã thực hiện chương trình cải cách kinh tế toàn diện. Cùng với tiến trình cải cách này, hệ thống ngân hàng cũng được cải cách, chuyển đổi theo cơ chế thị trường, góp phần đem lại cho Việt Nam nhiều thành tựu trong những năm đầu của thập kỷ 90 như ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tốc độ tăng trưởng cao, đời sống nhân dân được cải thiện, Tuy nhiên, từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 – 1998, những yếu kém vốn có của khu vực ngân hàng đã lộ rõ. Một số ngân hàng yếu kém đứng trước nguy cơ đổ vỡ, tình hình dollar hoá trở nên trầm trọng Trong giai đoạn này, kinh tế Việt Nam cũng đã suy giảm đáng kể, đầu tư và tiêu dùng giảm sút mạnh dẫn đến hậu quả vốn ứ đọng tại các ngân hàng và mở rộng tín dụng gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, Chính phủ Việt Nam đã chủ trương thực hiện một bước mới cải cách kinh tế toàn diện. Khu vực ngân hàng cũng được đặt trong chương trình cải cách toàn diện đó.

 Cải cách hệ thống NHTM đảm bảo để hệ thống này hoạt động lành mạnh và hiệu quả, làm tốt chức năng kênh dẫn vốn từ khu vực tiết kiệm sang khu vực đầu tư theo cách phân bổ hiệu quả nhất. Kết quả của cải cách hệ thống ngân hàng sẽ góp phần cải thiện tỷ lệ tiết kiệm trong nước và phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả hơn, tăng cường khả năng cạnh tranh, năng lực quản lý rủi ro của hệ thống NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế tự do hoá tài chính. Cải cách cũng đảm bảo để hệ thống NHTM là kênh truyền tải chính sách tiền tệ, qua đó đảm bảo để NHNN thực thi chính sách tiền tệ hiệu quả. Trong quá trình cải cách NHTM, Việt Nam đã và đang từng bước tách bạch cho vay chính sách và cho vay thương mại đảm bảo hạn chế những rủi ro đạo đức, đảm bảo sự minh bạch giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá. Tính hiệu quả, lành mạnh hơn của hệ thống ngân hàng trong nước do cải cách này mang lại cũng tăng cường lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam, giảm thiểu rủi ro do có sự chuyển vốn ồ ạt như tình trạng ở Thái Lan năm 1997.

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


äng của các NHTM
Đơn vị: tỷ đồng
STT
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
1
NH Quốc doanh
143.640
175.560
218.950
2
NH Cổ phần
34.020
47.355
52.200
3
NH nước ngoài &ø liên doanh
11.340
12.705
18.850
Tổng cộng
189.000
231.000
290.000
Tổng nguồn vốn huy động năm 2004 ước tính tăng 22,7% so với cuối năm 2003, trong đó nguồn vốn huy động nội tệ tăng 20,3% và nguồn vốn huy động ngoại tệ tăng tới 29%. Tương tự, cũng tính đến hết năm 2004, tổng dư nợ cho vay ước tính tăng 26,9% so với năm 2003, trong đó dư nợ nội tệ tăng 23,3% và ngoại tệ tăng 39,2%. Tỷ lệ nợ quá hạn giảm trên 0,8% so với tỷ lệ tương ứng ở thời điểm cuối năm 2003, xuống còn 4,5%. Tại Hà Nội, tỷ lệ nợ xấu của các NHTM và tổ chức tín dụng trên địa bàn tính đến hết năm 2004 là 1.900 tỷ đồng, chiếm 2,1% tổng dư nợ. Sức cạnh tranh, năng lực tài chính, trình độ công nghệ, quy mô vốn, của các NHTM Việt Nam được nâng lên một bước.
Bảng 5: Tình hình huy động vốn của NHTM
Năm
Số lượng (tỷ đồng)
Tỷ lệ tăng so với năm trước
1991
13.880
18%
1992
16.520
19%
1993
20.800
26%
1994
27.840
33,80%
1995
31.920
14,70%
1996
46.330
45%
1997
90.540
95%
1998
115.650
27,70%
1999
147.340
27,40%
2000
189.000
28,30%
2001
231.000
22%
2002
290.000
25,50%
Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của NHNN
Tại Hà Nội, đầu mối của các NHTM lớn trong cả nước, tính đến hết năm 2004, tổng nguồn huy động đạt 172.160 tỷ đồng, lớn nhất trong toàn quốc, tăng 17% so với cuối năm 2003; dư nợ cho vay đạt 94.580 tỷ đồng, đứng thứ 2 sau Tp.Hồ Chí Minh, tăng 27% so với cuối năm trước.
Tại Tp.Hồ Chí Minh, trung tâm tài chính – tiền tệ và kinh tế nói chung sôi động và lớn nhất nước cũng tính đến hết năm 2004, tổng nguồn vốn huy động của các NHTM đạt 98.500 tỷ đồng, tăng 27% so với cuối năm 2003; trong đó riêng nguồn vốn ngoại tệ tăng tới 31,9%; dư nợ cho vay đạt 131.300 tỷ đồng, đứng đầu cả nước, tăng trên 30% so với cuối năm trước, trong đó riêng dư nợ cho vay bằng ngoại tệ tăng tới 34,5%.
2.4.3 Về cho vay và tình trạng nợ quá hạn
Hoạt động cho vay của ngân hàng đáp ứng được phần lớn nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Cải tiến cơ cấu tín dụng theo hướng tích cực, chú trọng tập trung vốn tài trợ cho những ngành nghề then chốt, trọng điểm theo định hướng phát triển kinh tế, nâng dần tỷ lệ cho vay trung dài hạn và cho vay ngoài quốc doanh, mạnh dạn hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nhiều hình thức cho vay khá phong phú như tín dụng ứng trước, tài trợ xuất nhập khẩu, chiết khấu, cho thuê tài chính đồng tài trợ, bảo lãnh, Các NHTM đã khai thác mạng lưới tín dụng bán lẻ cho vay các món nhỏ để mở rộng tín dụng và phân tán rủi ro, một số hình thức tín dụng mới như cho vay tiêu dùng, tín dụng sinh viên, tín dụng du lịch, cho vay phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, Ngân hàng Á Châu, Sài Gòn Thương Tín còn có sản phẩm dịch vụ nhà đất: cho vay mua nhà trả góp, sửa chữa nhà. Ngân hàng Kỹ thương với chương trình mua nhà, ô tô xịn, cho vay đầu tư chứng khoán,
Bảng 6: Tình hình dư nợ tín dụng của các NHTM VN
Năm
Số lượng (tỷ đồng)
Tỷ lệ tăng so với năm trước
1991
10.120
24%
1992
16.520
63%
1993
25.430
54%
1994
38.070
49,70%
1995
45.500
19,50%
1996
82.810
82%
1997
104.330
26%
1998
124.710
19,50%
1999
139.020
11,50%
2000
172.000
23,70%
2001
215.000
25%
2002
281.000
30,70%
Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của NHNN
Bảng 7: Tăng trưởng dư nợ của hệ thống NHTM
Đơn vị: tỷ đồng
STT
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
1
NH Quốc doanh
123.840
156.950
206.535
2
NH Cổ phần
18.920
27.950
40.745
3
NH nước ngoài &ø liên doanh
29.240
30.100
33.720
Tổng cộng
172.000
215.000
281.000
Mặc dù quy mô tín dụng tăng nhưng chất lượng tín dụng của một số NHTM còn hạn chế, tỷ lệ nợ quá hạn khá cao trong khi theo thông lệ quốc tế các NHTM phải kiểm soát nợ quá hạn không quá 5%. Đa số các NHTM chưa chú trọng kỹ thuật phân tán rủi ro bằng cách đa dạng hoá nghiệp vụ cho vay, từ 80% - 90% tập trung vào tín dụng ứng trước, còn cho thuê tài chính, đồng tài trợ, chiết khấu rất hạn chế.
Bảng 8: Tỷ lệ nợ quá hạn của các NHTM
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Tỷ lệ nợ quá hạn (%)
7.8
9.3
12.4
12
13.2
11.7
9.1
Nguồn: Tạp chí ngân hàng năm 2001, báo cáo NHNN 2001
Bảng 9: Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ cho vay của các NHTMNN
Đơn vị tính: %
Năm
2001
2002
2003
2004
Nợ quá hạn /Tổng dư nợ
13
10
7
7,5
Nguồn: Công nghệ ngân hàng, số 3 tháng 3/2005
Nợ quá hạn từ năm 2001 đến năm 2003 có xu hướng giảm từ bình quân 13% xuống còn bình quân 7%, sang năm 2004 ước nợ quá hạn có xu hướng tăng từ 7% lên 7,5%, trong đó có ngân hàng lên tới 10%.
Trên thực tế các NHTMNN cho vay các doanh nghiệp nhà nước với số dư nợ cho vay chiếm gần 80% tổng dư nợ, trong khi đó có tới trên 70% các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, thiếu khả năng thanh toán. Với tình hình đó con số 7% nợ quá hạn của năm 2003 và 7,5% ước nợ quá hạn của năm 2004 có thể phản ánh đúng thực trạng nợ quá hạn của các NHTMNN hay chỉ là “phần nổi của tảng băng”.
Bảng 10: Tỷ lệ vốn tự có/ tài sản có của NHTMNN
(đơn vị tính %)
Ngân hàng
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
Vốn 11/2004
NH No&PTNT
5,63
5,54
4,7
3,09
4,75
4,3
5,43
6.100
NH ĐT - PT
2,35
2,58
2,6
1,74
3
3,5
4,76
3.800
NHCT VN
2,08
2,42
2,33
1,47
3,38
3,4
3,64
3.300
NHNT VN
2,07
2,18
1,79
1,39
3,08
3,5
3,64
3.200
B/Q 4 NHTMNN
3,07
3,12
2,8
1,92
3,57
3,8
4,2
16.400
Nguồn: NHNN. Vốn điều lệ tính đến tháng 11/2004, đơn vị tính là tỷ đồng
Bảng 11: Tỷ trọng ngoại tệ trong cơ cấu dư nợ cho vay của các NHTM
(Đơn vị tính: Tỷ đồng VN (quy đổi))
Thời điểm
Hà Nội
Tp.Hồ Chí Minh
Số tiền
%
Số tiền
%
31/12/1998
16.307
49,8
31/12/1999
16.791
44,3
31/12/2000
16.938
32,5
31/12/2001
16.626
29,6
31/12/2002
21.546
37,1
21.793
29,4
31/12/2003
29.871
40,5
31.500
32,7
30/06/2004
31.710
38,2
41.000
32,3
30/09/2004
35.306
40,1
43.593
35
31/12/2004
36.610
38,71
45.500
34,27
Nguồn: Kinh tế Việt Nam 2004 - 2005
2.4.4 Năng lực cạnh tranh của các NHTM nước ta so với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và ngân hàng liên doanh
Đánh giá về năng lực cạnh tranh quốc gia, Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp Quốc hội khoá XI tháng 11/2002, cũng chỉ ra năng lực cạnh tranh của kinh tế Việt Nam chưa có chuyển biến rõ nét và việc nâng cao năng lực cạnh tranh phải được xem là nhiệm vụ trọng tâm của năm 2003 và những năm tiếp theo. Ngành Ngân hàng là một trong những ngành giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, theo đánh giá chung, tiến trình đổi mới hoạt động Ngân hàng đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận, song vẫn bị coi là chậm so với yêu cầu đổi mới của nền kinh tế. Điều đó được thể hiện qua năng lực cạnh tranh của hệ thống tài chính - ngân hàng còn qua thấp so với thế giới cũng như trong khu vực. Đây có thể nói là một thách thức lớn đối với hệ thống ngân hàng nước ta trong tiến trình hội nhập. (Phụ lục 9)
Trong tiến trình cải cách hệ thống ngân hàng nước ta, bên cạnh việc nhìn nhận năng lực cạnh tranh của toàn hệ thống tài chính - ngân hàng đối với thế giới, việc nhìn nhận, đánh giá năng lực cạnh tranh trong nội bộ ngành ngân hàng cũng rất cần thiết để đảm bảo sự thành công trong quá trình hội nhập.
CHƯƠNG 3:
NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KI

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top