caotrung1308

New Member

Download miễn phí Đề tài Bàn về hạch toán kế toán khấu hao tài sản cố định trong các doanh nghiệp





Đối với việc trích khấu hao TSCĐ, các doanh nghiệp hiện nay ứng xử khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mình. Một số doanh nghiệp trong ngành dệt, giấy, vận chuyển chất lỏng bằng đường ống đề nghị kéo dài thời gian khấ hao TSCĐ, nhưng ngược lại, các TSCĐ là vi tính, phần mền tin học lại được đề nghị khấu hao nhanh hơn. Dựa vào ba tiêu thức để xác định thời gian khấu hao TSCĐ là tuổi thọ của TSCĐ theo thiết kế, hiện trạng TSCĐ, mục đích, hiệu suất sử dụng ước tính của TSCĐ thì các kiến nghị này cũng là hợp lý.

Trên thực tế đang xảy ra hiện tượng một số doanh nghiệp Nhà nước đã phải vay nợ để trang bị TSCĐ. Nếu áp dụng teheo khung quy định hiện hành thì nhiều khi doanh nghiệp không tìm ra nguồn để trả theo hạn bởi thời hạn nợ và thời hạn khấu hao không trùng nhau. Xét về bẩn chất khấu hao TSCĐ thì việc cho phép khấu hao nhanh để trả nợ là không hợp lý, song điều đó lại khuyến khách các doanh nghiệp đầu tư, đổi mơi TSCĐ, hiện đại hóa công nghệ sản xuất. Vì thế Nhà nươc có thể mở thêm một mức nào đó giúp họ tạo nguồn trả nợ.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


i Doanh nghiệp
* Đối với TSCĐ hữu hình
- Do mua sắm:
Nguyên giá
=
Giá mua theo hoá đơn
+
Các khoản thuế không được hoàn lại
+
Lệ phí trước bạ (nếu có)
-
Số tiền chiếu khấu TM, giảm giá hàng mua (nếu có)
+
Chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử mới
Do trao đổi
Nguyên giá
=
Giá trị hợp lý của TSCĐ nhận trao đổi
+
Chi phí tiếp nhận (nếu có)
- Do nhận góp liên doanh, liên kết
Nguyên giá
=
Giá thoả do hội đồng liên doanh chấp thuận
+
Chi phí tiếp nhận (nếu có)
- Do được tài trợ, biếu tặng
Nguyên giá
=
Giá trị hợp lý của TSCĐ được tài trợ, biếu tặng
+
Chi phí tiếp nhận (nếu có)
- Do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao
Nguyên giá
=
Giá thành thực tế hay giá trị quyết toán công trình hoàn thành bàn giao
- Do chuyển sản phẩm thành TSCĐ hữu hình
Nguyên giá
=
Giá thành sản xuất thực tế ra chính sản phẩm đó
- Do được cấp
+ Do nhà nước cấp
Nguyên giá
=
Giá trị còn lại của TSCĐ được cấp
+
Chi phí tiếp nhận (nếu có)
+ Do cấp trên cấp
Nguyên giá
=
Giá trị còn lại của TSCĐ được cấp
+
Hao mòn luỹ kế nếu có
+
Chi phí tiếp nhận nếu có
- Do chuyển công cụ, công cụ thành TSCĐ hữu hình
Nguyên giá
=
Giá trị còn lại chưa phân bổ công cụ dụng cụ
* Nguyên giá của TSCĐ hữu hình chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau:
- Tháo dỡ bớt một số bộ phận của TSCĐ hữu hình
- Xây dựng thêm một số bộ phận của TSCĐ hữu hình
- Nhà nước cho phép đánh giá lại
* Đối với TSCĐ vô hình
Nguyên giá
=
Giá trị hình thành nên TSCĐ vô hình đó
* Đối với TSCĐ thuê tài chính
Nguyên giá
=
Giá thị trường của TSCĐ tương đương
2. Khấu hao TSCĐ
a. Khái niện khấu hao TSCĐ
- Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ và chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng của TSCĐ.
- Số khấu hao lũy kế của TSCD: Là tổng cộng số khấu hao đã trích vào chi phí sản xuất kinh doanh qua các thời kỳ kinh doanh của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo.
- Giá trị còn lại ghi trên sổ kế toán của TSCĐ: Là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và khấu hao lũy kế (hay giá trị hao mòn lũy kế) của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo.
b. Hao mòn TSCĐ
- Hao mon TSCĐ: Là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật Trong quá trình hoạt động của TSCĐ. Có hai loại hao mòn: Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
- Hao mòn hữu hình: làm cho TSCĐ giảm về chất lượng sử dụng các thông số kỹ thuật có liên quan chặt chẽ đến mức độ sử dụng của TSCĐ hay có thể vì các nguyên nhân tự nhiên khác không lệ thuộc vào mức độ sử dụng như điều kiện thời tiết, chênh lệch nhiệt độ, điều kiện nơi làm việc
- Hao mòn vô hình: là các trường hợp giảm gá TSCĐ do kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chế tạo ra máy móc cùng loại nhưng tốt hơn và rẻ tiền hơn mức giá TSCĐ hiện có tại doanh nghiệp.
- Giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ: Là tổng cộng giá trị hao mòn của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo.
Giá trị hao mòn được tính theo công thức:
Giá trị hao mòn
=
Nguyên giá của TSCĐ
-
Giá trị còn lại của TSCĐ
II. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ
Phương pháp khấu hao theo đường thẳng
Phương pháp này còn được gọi là phương pháp khấu hao tuyến tính hay phương pháp khấu hao bình quân. Có nghĩa là mỗi kỳ kế toán đều tính theo số tiền như nhau cho đến khi TSCĐ hết thời gian hữu ích.
Công thức tính khấu hao theo phương pháp này như sau:
Mức khấu hao phải trích bình quân năm
=
Nguyên giá TCĐ bình quân
x
Tỷ lệ khấu hao bình quân
=
Nguyên giá TSCĐ
Số năm sử dụng
Mức khấu hao phải trích bình quân tháng
=
Mức khấu hao bình quân năm
12
Ưu điểm của phương pháp này là: Phương pháp này cố định theo thời gian nên có tác dụng thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, tăng số lượng sản phẩm làm ra để hạ giá thành, tăng lợi nhuận.
Nhược điểm của phương pháp này là: Việc thu hồi vốn chậm, không theo kịp mức hao mòn thực tế, nhất là hao mòn vô hình (do tiến bộ khoa học kỹ thuật) nên doanh nghiệp không có điều kiện để đầu tư trang thiết bị TSCĐ mới.
Hiện nay, đây là phương pháp được dùng phổ biến trong các doanh nghiệp ở Việt Nam.
b. Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất
Công thức tính như sau:
Mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ
=
Số lượng sản phẩm sản xuất thực tế trong tháng
X
Đơn giá khấu hao cho 1 đơn vị sản phẩm
Trong đó:
Đơn giá khấu hao cho 1 đơn vị sản lượng
=
Nguyên giá của TSCĐ
Sản lượng dự kiến theo thiết kế
- Điều kiện áp dụng:
- Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
+ Trực tiếp liên quan đén việc sản xuất sản phẩm
+ Xác định được tổng lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế
+ Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế.
- Ưu và nhược điểm
Phương pháp này khắc phục được điểm yếu của phương pháp đường thẳng, nó cân đối được khấu hao năm với mức độ sử dụng tài sản trong mỗi giai đoạn. Theo phương pháp này, khấu hao được tính theo tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động của mỗi tài sản cụ thể: Tiêu chuẩn để xác định khấu hao ở đây không phải là số lượng thời gian mà là cường độ sử dụng trong một thời gian cụ thể. Mức độ sử dụng có thể được tính theo môt trong hai cách:
Số lượng giờ vận hành
Số lượng đơn vị sản phẩm tạo ra
Ưu điểm của phương pháp này là giá của tài sản được phân bổ thành các khoản chi phí tỷ lệ thuận với mức độ sử dụng. Phương pháp này có thể sử dụng khi ta dễ dàng tính được sản lượng vật chất của tài sản trong mỗi tài khoản kế toán và khi ta ước tính một cách khá chính xác tổng sản lượng vật chất khi tài sản đó tạo ra trong thời hạn sử dụng tài sản đó.
Phương pháp khấu hao theo sản lượng còn có thể được áp dụng trong các trường hợp liên quan tới kinh doanh phát triển một số loại tài nguyên thiên nhiên.
c. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
Xác định mức trích khấu hao năm của TSCĐ trong năm đầu theo công thức sau:
Mức khấu hao hàng = Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao nhanh
Năm của TSCĐ
Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ và được quy định theo bảng dươi đây:
Thời gian sử dụng của tài sản cố định
Hệ số điều chỉnh (lần)
Đến 4 năm (t≤ 4 năm)
1.5
Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t ≤ 6 năm)
2.0
Trên 6 năm ( t> 6 năm)
2.5
Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hay thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ.
Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.
Điều kiện áp dụng:
TSCĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải t...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top