my_fa

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Hiện nay, ở Công ty đang thực hiện “chấp hành kỷ luật nghiêm là góp phần thúc đẩy Công ty phát triển”. Công tác kỷ luật lao động của Công ty là tương đối tốt song vẫn còn một số hạn chế : Người quản lý phổ biến không đủ hay không rõ ràng kỷ luật lao động đến từng công nhân, dẫn đến việc công nhân không thực hiện đúng theo quy định của Công ty, còn người quản lý thì căn cứ vào việc làm của công nhân, căn cứ vào sự sai phạm của họ để quy trách nhiệm . Do đó, theo em người quản lý và người phụ trách phải hiểu rõ ràng: do khác nhau về tính cách của từng người, kỷ luật không thể là việc làm theo lề thói thông thường. Phải phổ biến đến từng công nhân để họ được biết, đặc biệt là các tổ trưởng sản xuất ở các phân xưởng sản xuất – là người trực tiếp quản lý các công nhân trong tổ mình, phải phổ biến rõ ràng, dễ hiểu đến từng người lao động.
Kết Luận
Công ty VLXD Bồ Sao qua nhiều năm hoạt động sản xuất kinh doanh đã tạo được uy tín về chất lượng sản phẩm đối với khách hàng, đã cung ứng một phần đáng kể một phần đáng kể cho nhu cầu về VLXD trong vùng, thực hiện tốt chức năng sản xuất kinh doanh của mình. Đặc biệt Công ty đã thực hiện hình thức trả lương theo sản phẩm đối với mọi CBCNV.
Phân tích công tác trả lương theo sản phẩm ở Công ty ta thấy được một số những ưu điểm như: doanh thu của Công ty không ngừng tăng lên đi đôi với nó là thu nhập bình quân của các CBCNV cũng được nâng cao so với trước, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được Công ty VLXD Bồ Sao cũng cần có những biện pháp để nâng cao và bổ sung một số điểm còn tồn tại để hoàn thiện hơn nữa.
Với sự học hỏi, nghiên cứu và cụ thể hóa các kiến thức đã được học ở nhà trường, nhằm góp phần vào việc hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm của Công ty, em mạnh dạn đưa ra một số ý kiến để giải quyết phần nào những lĩnh vực mà công ty còn thiếu sót. Tuy nhiên, do trình độ còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm, kiến thức về thực tế tích luỹ còn ít nên bài viết không tránh khỏi những sai sót. Các giải pháp này mới là những suy nghĩ bước đầu cần được tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện.

Tài liệu tham khảo

1. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 1998, 1999, 2000 của Công ty vật liệu xây dựng Bồ Sao
2. Các chế độ tiền lương - NXB Thống kê 1992
2. Các chế độ tiền lương mới - NXB Thống kê 1993
4. Giáo trình Kinh tế Lao động - Trường Đại học kinh tế quốc dân
5. Giáo trình tổ chức lao động khoa học tập 1,2 - trường Đại học KTTQD
6. Giáo trình Quản trị nhân lực - Trường Đại học Kinh tế quốc dân
7. Luật lao động
8. Nghị định 28/CP của Chính phủ
9. Công văn 4320
10. Tạp chí lao động và xã hội
11. Thông tư 13/LĐTBXH - hướng dẫn xây dựng nâng giá tiền lương và quản lý thu nhập trong DNNN
12. Thông tư 14,15/LĐTBXH - Hướng dẫn phương pháp xây dựng định mức lao động trong
13. Luận văn tốt nghiệp - K38 Khoa lao động
14. Bài giảng của giáo viên chuyên nghành


Mục lục
Trang
Lời mở đầu 1
Chương I
Một số lý luận cơ bản về công tác trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp 2
I- Tiền lương 2
1. Bản chất tiền lương 2
2. Chức năng của tiền lương 2
2.1. Chức năng thước đo giá trị 3
2.2. Chức năng tái sản xuất sức lao động 3
2.3. Chức năng kích thích 3
2.4. Chức năng tích luỹ 3
3. Các nguyên tắc và yêu cầu của tổ chức tiền lương 4
3.1. Yêu cầu của tổ chức tiền lương 4
3.2. Các nguyên tắc của tổ chức tiền lương 4
4. Quĩ tiền lương 6
4.1. Khái niệm 6
4.2. Phương pháp xây dựng quĩ tiền lương 7
5. Các chế độ tiền lương 11
5.1. Chế độ tiền lương cấp bậc 11
5.2. Chế độ tiền lương chức vụ 12
6. Các hình thức trả lương 13
6.1. Hình thức trả lương theo thời gian 13
6.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm 13
II - Các yếu tố ảnh hưởng đến mức tiền lương (tiền công) của người lao động 17
1. Các yếu tố thuộc về bản thân công việc 17
1.1. Phân tích công vịêc và mô tả công việc 17
1.2. Đánh giá công việc 17
2. Các yếu tố thuộc về bản thân người lao động 19
3. Các yếu tố thuộc về tổ chức 20
4. Các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài 21
III - Các cơ sở để thực hiện công tác trả lương 21
1. Phân tích công việc 21
2. Đánh giá thực hiện công việc 21
3. Công tác định mức 22
4. Tổ chức phục vụ nơi làm việc 22
IV - Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm cho người lao động tại Công ty VLXD Bồ Sao 22
Chương II
Thực trạng công tác trả lương theo sản phẩm tại công ty VLXD Bồ Sao 24
I- Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty VLXD Bồ Sao 24
II- Một số đặc điểm chủ yếu có ảnh hưởng đến công tác trả lương theo sản phẩm tại công ty VLXD Bồ Sao 25
1. Một số đặc điểm cơ bản 25
1.1. Đặc điểm bộ máy tổ chức 25
1.2. Đặc điểm về lao động 28
1.3. Đặc điểm về sản phẩm và qui trình công nghệ 30
1.4. Đặc điểm về tình hình cung cấp nguyên vật liệu 32
1.5. Đặc điểm về máy móc thiết bị 32
1.6. Môi trường kinh tế 33
2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua 33
3. Đánh giá chung 35
II- Thực trạng về công tác trả lương theo sản phẩm tại công ty VLXD Bồ Sao 36
1. Qui mô, đối tượng trả lương theo sản phẩm 36
2. Phân tích điều kiện trả lương theo sản phẩm 37
2.1. Định mức lao động 37
2.2. Tổ chức phục vụ nơi làm việc 38
2.3. Bố trí lao động 38
2.4. Công tác nghiệm thu kiểm tra sản phẩm 39
3. Quĩ tiền lương của công ty 39
4. Công tác trả lương theo sản phẩm ở công ty VLXD Bồ sao 42
4.1. Cho bộ phận quản lý thuộc khối văn phòng 42
4.2. Cho khối sản xuất 44
IV- Đánh giá về việc thực hiện trả lương theo sản phẩm tại công ty VLXD Bồ Sao 48
1. Những mặt đạt được trong việc thực hiện các công tác trả lương theo sản phẩm tại công ty VLXD Bồ Sao 48
2. Những tồn tại trong thực hiện công tác trả lương theo sản phẩm tại công ty VLXD Bồ Sao 48


Chương III-
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm ở công ty VLXD Bồ sao 50
I- Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 50
II- Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm tại công ty VLXD Bồ Sao 51
1. Hoàn thiện các điều kiện 51
1.1. Có chiến lược nghiên cứu thị trường 51
1.2. Xây dựng hệ thống mức có căn cứ khoa học 51
1.3. Tổ chức phục vụ nơi làm việc 52
1.4. Bố trí nơi làm việc 53
1.5. Thống kê nghiệm thu sản phẩm 53
2. Hoàn thiện công tác chi trả lương 53
3. Xây dựng quĩ tiền thưởng 57
4. Hoàn thiện các công tác khác có liên quan 58
4.1. Xây dựng bảng đánh giá kết quả thực hiện công việc 58
4.2. Tổ chức, chỉ đạo sản xuất 59
4.3. Kỷ luật lao động 59
Kết luận 60
Tài liệu tham khảo
Lời mở đầu

Trong sản xuất kinh doanh, tiền lương là một yếu tố quan trọng của chi phí sản xuất, nó có quan hệ trực tiếp và tác động nhân quả đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Đối với người lao động, tiền lương là bộ phận chủ yếu của thu nhập, là nguồn để tái sản xuất sức lao động, tiền lương là một bộ phận cấu thành chi phí sản xuất kinh doanh đồng thời nó còn là một khoản đầu tư vào người lao động có hiệu quả nhất. Một chế độ tiền lương hợp lý là cơ sở, là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Chế độ tiền lương được vận dụng linh hoạt ở mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh, sản xuất và phụ thuộc vào tính chất công việc.
Hình thức trả lương ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất. Cách chi trả lương hợp lý sẽ tạo động lực cho người lao động làm việc tăng năng suất, tiết kiệm được nguyên liệu, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, hình thức trả lương sản phẩm đang được áp dụng ở nhiều doanh nghiệp. Nó là hình thức tiến bộ thể hiện đầy đủ nhất nguyên tắc phân phối theo lao động và có tác dụng khuyến khích về nhiều mặt. Nhưng vấn đề đặt ra là trả lương sản phẩm như thế nào để đảm bảo tiền lương được phân chia công bằng và hợp lý, khuyến khích người lao động trong quá trình sản xuất.
Là một đơn vị hạch toán kinh doanh trong cơ chế thị trường, Công ty vật liệu xây dựng Bồ sao cũng đang áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm thanh toán cho CBCNV. Cách trả lương của Công ty là phù hợp với hoạt động kinh doanh của Công ty, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nhất định, cần có biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bằng phương pháp phân tích, tổng hợp những lý luận về tiền lương đã được học tại trường cùng với những số liệu báo cáo, khảo sát thực tế tại Công ty. Em xin đi vào phân tích và đánh giá tình hình trả lương theo sản phẩm cho người lao động ở Công ty.
Trong phạm vi bài viết này em xin đề cập đến 3 nội dung chủ yếu:
Chương I- Một số lý luận cơ bản về công tác trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp.
Chương II - Thực trạng công tác trả lương theo sản phẩm tại Công ty vật liệu xây dựng Bồ Sao.
Chương III - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm ở Công ty vật liệu xây dựng Bồ Sao.


Chương I
Một số lý luận cơ bản về công tác trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp
I. Tiền lương:
1. Bản chất tiền lương:
Theo quan điểm cũ: Tiền lương là một phần thu nhập quốc dân, biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, được Nhà nước phân phối có kế hoạch cho CNVC phù hợp với số lượng, chất lượng lao động của từng người đã đóng góp. Tiền lương phản ánh việc trả công cho CNVC dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động nhằm tái sản xuất sức lao động.
Chế độ tiền lương cũ mang nặng tính bao cấp và bình quân nên nó không khuyến khích và nâng cao trình độ chuyên môn, tính chủ động của người lao động và xem nhẹ lợi ích của người lao động do đó không gắn lợi ích với thành quả mà họ tạo ra.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, sự thay đổi của cơ chế quản lý buộc chúng ta phải có những thay đổi lớn trong nhận thức, vì vậy, quan niệm về tiền lương cũng phải đổi mới: Trong nền kinh tế thị trường và sự hoạt động của thị trường sức lao động (hay còn gọi là thị trường lao động) sức lao động là hàng hoá, do vậy tiền lương là giá cả sức lao động, tức là giá cả của hàng hoá sức lao động mà người sử dụng ( Nhà nước, các tổ chức kinh tế-xã hội, các doanh nghiệp,...) và người cung ứng thoả thuận với nhau theo quy luật cung, cầu, giá cả trên thị trường.
Để xác định tiền công, tiền lương hợp lý cho từng nhười lao động cần được dựa trên cơ sở tính đúng, tính đủ giá trị sức lao động. Việc tính đúng, tính đủ giá trị sức lao động sẽ đảm bảo cho người lao động có điều kiện tái sản xuất sức lao động, bảo đảm thoả mãn được nhu cầu tối thiểu của cuộc sống cho người lao động.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII BCHTW Đảng cho rằng việc tổ chức tiền lương hợp lý có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh tế của nền sản xuất, Đảng ta chủ trương: Phải gắn chặt tiền lương với năng suất lao động, chất lượng hiệu quả. Tiền lương thực tế phải thật sự đảm bảo cho người ăn lương sống chủ yếu bằng tiền lương, đảm bảo tái sản xuất sức lao động và phù hợp với khả năng nền kinh tế quốc dân.
2. Chức năng của tiền lương:
Tiền lương có các chức năng sau:
2.1. Chức năng thước đo giá trị:
Tiền lương là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động có nghĩa là thước đo để xác định mức tiền công của các loại lao động
Giá trị sức lao động cao đồng nghĩa với số lượng và chất lượng sức lao động mà mỗi người đã đóng góp có hiệu quả. Mối quan hệ giữa giá trị sức lao động và năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc là mối quan hệ hữu cơ biện chứng với nhau. Đồng thời các doanh nghiệp nghiên cứu chức năng này để làm căn cứ thuê mướn lao động, là cơ sở để xác định đơn giá sản phẩm.
2.2. Chức năng tái sản xuất sức lao động:
Thu nhập của người lao động dưới hình thức tiền lương được sử dụng một phần đáng kể vào tái sản xuất sức giản đơn lao động của chính bản thân họ đã bỏ ra cho quá trình lao động, nhằm mục đích duy trì năng lực làm việc lâu dài, có hiệu quả cho các quá trình sau và phần còn lại đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của các thành viên gia đình người lao động. Sự thay đổi về các điều kiện kinh tế, sự biến động của hàng hoá, giá cả có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động. Vì vậy tiền lương trả cho người lao động phải bù đắp những hao phí lao động tính cả trước, trong và sau quá trình lao động, cũng như những biến động về giá cả sinh hoạt, những rủi ro hay các chi phí khác phục vụ cho việc nâng cao trình độ lành nghề...
2.3. Chức năng kích thích:
Chức năng này đảm bảo khi người lao động làn việc có năng suất cao, đem lai hiệu quả rõ rệt thì chủ sử dụng cần quan tâm tới việc tăng lương cao hơn so với giá trị sức lao động để kích thích người lao động. Ngoài việc tăng lương chủ lao động cần áp dụng biện pháp thưởng, số tiền này bổ sung cho tiền lương, mang tính chất tạm thời, không ổn định nhưng lại có tác động mạnh mẽ tới năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động.
2.4. Chức năng tích luỹ:
Tiền lương trả cho người lao động phải đảm bảo cho người lao động duy trì được cuộc sống hàng ngày trong thời gian làm việc và còn dự phòng cho cuộc sống lâu dài khi họ hết khả năng lao động hay gặp những rủi ro.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng công tác quản lý môi trường tại khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh thành phố Thái Bình Nông Lâm Thủy sản 0
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng quan hệ công chúng của Unilever đối với bột giặt OMO Marketing 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng quản trị kho hàng tại công ty cổ phần acecook việt nam Luận văn Kinh tế 0
D THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VĂN THƯ, LƯU TRỮ CỦA BAN DÂN VẬN TỈNH ỦY THÀNH PHỐ CAO BẰNG Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại Công ty cơ khí 79 Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng công tác phòng chống dịch bệnh covid19 của người dân tại phường nhật tân quận tây hồ - Hà Nội Y dược 1
D thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Trường mầm non xã Kim Sơn – Huyện Lục Ngạn Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top