Download miễn phí Đề tài Những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam Hoa Kỳ





Trang

Lời nói đầu . 1

Chương I. Lý luận chung về Thương mại quốc tế và vai trò của việc phát triển quan hệ Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. 3

I. Khái niệm về Thương mại quốc tế và quá trình hình thành phát triển của Thương mại quốc tế. 3

1. Khái niệm về thương mại quốc tế. 3

2. Quá trình hình thành, phát triển và lợi ích của thương mại quốc tế. 3

II. Vị trí, vai trò và các công cụ của chính sách Thương mại quốc tế. 12

1. Vị trí và vai trò của thương mại quốc tế. 12

2. Các công cụ chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế. 13

III. Sự cần thiết phát triển quan hệ Thương mại Việt Nam Hoa Kỳ. 19

1. Vai trò của thị trường Mỹ trong quan hệ thương mại toàn cầu. 19

2. Sự cần thiết phải phát triển quan hệ thương mại với Hoa Kỳ của Việt Nam. 20

IV. Các nhân tố ảnh hưởng tới quan hệ Thương mại VIệt Mỹ. 21

1. Môi trường luật pháp. 22

2. Môi trường chính trị. 22

3. Môi trường kinh tế. 23

4. Môi trường văn hoá và con người. 24

Chương II. Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam Hoa Kỳ 25

I. Chính sách Thương mại của Việt Nam và Hoa Kỳ. 25

1. Một số chính sách thương mại chủ yếu của Việt Nam. 25

2. Những chính sách thương mại chủ yếu của Hoa Kỳ. 28

3. Những tương đồng và khác biệt giữa chính sách thương mại của Việt Nam và Hoa Kỳ. 35

II. Thực trạng quan hệ Thương mại Việt Mỹ. 41

1. Tình hình phát triển thương mại của Mỹ năm 1991 2000. 41

Bảng 5: Xuất nhập khẩu của Mỹ thời kỳ 1991 2000 43

2. Tổng quan về thương mại của Việt Nam từ 1991 đến nay. 44

3. Quá trình phát triển quan hệ thương mại Việt Nam Hoa Kỳ. 49

Chương III.Triển vọng và các giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 65

I. Triển vọng quan hệ Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 65

1. Quá trình bình thường hoá quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. 65

2. Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. 66

3. Triển vọng thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Mỹ. 68

II. Các giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. 71

1. Các giải pháp đối với Nhà nước. 71

2. Giải pháp đối với doanh nghiệp. 78

III. Một số kiến nghị. 87

Kết luận. 89

Tài liệu tham khảo 90

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


lâu dài. Nhìn chung, Việt Nam chỉ có thể khai thác thị trường Mỹ bằng cách phát huy các lợi thế của mình về nhân công rẻ, giá thành hạ, chất lượng phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của đa số người tiêu dùng. Có thể là việc khai thác các ưu thế của thị trường Mỹ về phần mềm máy tính (mà hiện tại Việt Nam chủ yếu nhập và hợp tác liên doanh với các Công ty Mỹ) và những thị trường công nghệ khác. Có thể là vấn đề thu hút một phần trong thị trường đầu tư trực tiếp ra nước ngoài hàng năm của Hoa Kỳ. Tóm lại, điểm đồng nhất về lợi ích giữa các nền kinh tế thị trường tất yếu làm cho hai nước dễ dàng xích lại gần nhau và hợp tác với nhau một cách toàn diện.
II. Thực trạng quan hệ Thương mại Việt - Mỹ.
1. Tình hình phát triển thương mại của Mỹ năm 1991 - 2000.
Ngoại thương là lĩnh vực mà chính phủ Mỹ đặc biệt thành công trong thời kỳ này nhờ “chiến lược xuất khâủ quốc gia” do Tổng thống Bill Clintơn đề xướng nhằm mở rộng sự có mặt của Mỹ trên thị trường thế giới. Mỹ đã từng bước mở rộng thị trường mang tính "bảo hộ cao" của Nhật Bản. Đặc biệt đã khai thác tối đa thị trường nội bộ AFTA, tăng cường xuất khẩu, giành lại thị trường đã mất ở Châu á. Mở cửa thị trường các nước mà Mỹ coi là “thị trường của các nước không tự nguyện”, đồng thời tiếp cận và thâm nhập các “thị trường lớn mới nổi lên” đẩy phát triển nhất thể thương mại hoá khu vực Bắc Mỹ và Mỹ La Tinh, toàn cầu hoá nền thương mại thế giới.
Nhờ tiến hành chiến lược này, ngoài tạo ra được rất nhiều việc làm cho người Mỹ ở nước ngoài, giảm số người thất nghiệp ở mức kỷ lục của Mỹ từ 9,384 triệu người năm 1992 (chiếm 7,5%) xuống còn 7,205 triệu năm 1998 (chiếm 4,7%) và 6,982 triệu người năm 2000 (chiếm 4,1%); đưa tốc độ tăng việc làm từ -0,91% năm 1991 lên 2,3% năm 1994 và tăng đều đặn 1,5% năm 1995, 1,2% năm 1996, 1997, 1,3% năm 1998, 2,8% năm 1999 và 2,6% năm 2000. Riêng thị trường Châu á đã tạo 25 triệu việc làm cho người Mỹ trong giai đoạn 1992-1998 chiếm 40% thương mại Mỹ và thế giới (gần 400 tỷ USD/năm) và 25% thương mại thế giới, gấp 1,5 lần thương mại Mỹ - EU.
Kim ngạch xuất khẩu của Mỹ đã tăng liên tục từ 421,73 tỷ USD năm 1991 lên 807 tỷ USD năm 1995 và 848 tỷ USD năm 1996, 930 tỷ USD năm 1997 (tăng 9,7% so với năm 1996) và 996 tỷ USD năm 1998 (tăng 7,1%).
Cùng với nó là sự gia tăng của kim ngạch nhập khẩu từ 508,36 tỷ USD vào năm 1991, tăng lên 902 tỷ USD năm 1995 và 965 tỷ USD năm 1996, 1002 tỷ USD năm 1997 và 1124 tỷ USD năm 1998, năm 1999 tăng 12%, nhưng chỉ đạt 1,23 ngìn tỷ USD và năm 2000 đạt 1386,5 tỷ USD.
Hiện nay, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất thế giới, chiếm 13,5% thị trường xuất khẩu thế giới. Mặc dù là nước công nghiệp phát triển nhất thế giới với nền công nghiệp điện tử, tin học - viễn thông phát triển mạnh, nhưng trong năm 1998, Mỹ vẫn là nước xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ hai thế giới, xuất khẩu gạo thứ 3 thế giới và hàng nông sản Mỹ chiếm 21% khối lượng buôn bán hàng nông sản chung của thế giới (năm 1996 chiếm 16,7%). Giá trị hàng nông nghiệp xuất khẩu năm 1998 của Mỹ đạt 65 tỷ USD.
Trên thị trường thế giới, sản phẩm của Mỹ đứng đầu danh sách 10 nước có sức cạnh tranh nhất thế giới.
Nhập khẩu của Mỹ cũng chiếm thị phần lớn trên thế giới, 15% tổng kim ngạch nhập khẩu của thế giới (1998). Cho đến năm 1998, Mỹ vẫn là nước nhập khẩu thuỷ sản và dệt may lớn nhất thế giới. Tuy mức thâm hụt thương mại vẫn còn rất lớn, nhưng hiện nay Mỹ đã có những biến đổi lớn trong cơ cấu thị trường thương mại. Giảm dần mức thâm hụt truyền thống trong thương mại với Nhật (1998 chỉ còn 3,96 tỷ USD so với mức 4,34 tỷ USD năm 1997); thiết lập một khu vực đối trọng với EU và Nhật Bản là NAFTA và trong tương lai sẽ tiến tới khu vực tự do Châu Mỹ (FTAA: Free trade area of America ).
Bảng 5: Xuất nhập khẩu của Mỹ thời kỳ 1991 - 2000
( Kim ngạch hàng hoá không tính kim ngạch dịch vụ )
Chỉ tiêu
Đơn vị
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Xuất khẩu (FOB)
Tỷ USD
421.73
448.16
464.77
512.63
584.54
625.07
688.70
712.36
958.5
1013.5
Tốc độ tăng
%
6.3
6.2
3.7
10.2
14.0
6.9
10.2
3.4
3.4
5.7
Nhập khẩu (CIF)
Tỷ USD
508.36
553.92
603.44
689.22
770.96
822.03
899.02
1032.4
1230
1386.5
Tốc độ tăng
%
0.5
9.0
8.9
14.2
11.9
6.6
9.4
14.8
19.0
12.7
Chêng lệch X-N
Tỷ USD
-86.63
-105.76
-138.67
-176.59
-186.42
-196.96
-210.32
-320.04
-271.5
-373
Nguồn: International Financial Statysticsc.
Biểu đồ: Xuất nhập khẩu của Mỹ thời kỳ 1991 - 2000
Mỹ luôn xâm nhập thị trường thế giới bằng sản phẩm đi kèm với dịch vụ tốt nhất của mình. Chính vì vậy, mặc dù phát triển sau các nước Châu Âu nhưng Mỹ đã nhanh chóng vượt qua họ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay. Khu vực dịch vụ thường chiếm khoảng 69 - 70% GDP, thu hút 70% lao động của Mỹ và có thu nhập cao truyền thống.
Nằm trong chiến lược “khai thác tối đa thị trường khu vực”, bạn hàng lớn nhất của Mỹ là Canada và Mexico, hai nước này chiếm 30% thị phần xuất khẩu của Mỹ hiện nay. Trong đó Canada chiếm 22,3 %. Các nước Mỹ La Tinh khác chiếm 16,2 %, như vậy thị trường Châu Mỹ đã chiếm gần một nửa thị phần xuất khẩu của Mỹ. Sau đó là thị trường xuất khẩu sang Châu á chiếm 11,62 %, Nhật Bản chiếm 11,54%. EU chiếm 20,06% thị phần xuất khẩu của Mỹ và các nước khác là 18,25 %.
Canada đồng thời cũng là bạn hàng nhập khẩu lớn nhất của Mỹ, chiếm 19,57% thị phần nhập khẩu của Mỹ hiện nay. Các nước Mỹ La Tinh chiếm 12%, ở ngoài khu vực các nước Châu á cũng vẫn là bạn hàng nhập khẩu hàng đầu của Mỹ, Nhật Bản chiếm 18%, các nước NIES Đông á chiếm 10,79% thị phần nhập khẩu của Mỹ, EU chiếm 17% thị phần, trong đó Cộng Hoà Liên Bang Đức chiếm phần lớn và các thị trường còn lại chiếm 21,7%.
Như vậy, khu vực Bắc Mỹ, Nhật Bản, và NIES Đông á là các đối tác hàng đầu của Mỹ. Chiến lược mới của Mỹ là xâm nhập mạnh mẽ vào khối “thị trường mới nổi lên”, đó là những nước có thặng dư buôn bán với Mỹ rất lớn như: Trung Quốc 29,5 tỷ USD; Đài Loan 9,6 tỷ USD; Malaixia 7 tỷ USD; Thái Lan 5 tỷ USD. Việt Nam cũng nằm trong khối "thị trường mới nổi lên" ở khu vực Châu á, vì vậy chắc chắn sẽ nằm trong chiến lược xâm nhập mạnh mẽ của Mỹ trong thời gian tới.
2. Tổng quan về thương mại của Việt Nam từ 1991 đến nay.
Thời kỳ này cũng là thời kỳ Chính phủ Việt Nam khá thành công trong phát triển kinh tế. Đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại nhờ thực thi chiến lược “hướng về xuất khẩu với những ngành công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động”.
Cũng gần giống Mỹ, ở những năm đầu giai đoạn này, nhưng nặng nề hơn nhiều, nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ suy thoái và hơn nữa là các thị trường truyền thống như Liên Xô và hệ thống các nước XHCN ở Đông Âu bị thu hẹp. Đây là thử thách rất lớn của nền kinh tế đối ngoại Việt Nam làm thay đổi nội dung và cách hoạt động. Thị trường truyền thống bị thu hẹp đột ngột đã gây nhiều khó khăn và tổn thất cho các doanh nghiệp và làm cho tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam giảm mạnh từ 5.156 triệu USD năm 1990 xuống cò...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Luận văn Kinh tế 0
D Những giải pháp khắc phục bội chi ngân sách nhà nước Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Những giải pháp thúc đẩy phát triển nghành du lịch Ninh Bình Văn hóa, Xã hội 0
D Tiêu chuẩn Công chứng Viên theo pháp Luật những hạn chế bất cập và giải pháp hoàn thiện Luận văn Luật 0
D Đánh giá thực trạng chính sách quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong thời gian qua và những giải pháp kiến nghị Văn hóa, Xã hội 0
D Những giải pháp nâng cao chất lượng múa hát tập thể cho học sinh tiểu học Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu xu thế phát triển, những tác động của công nghệ IoT (internet of things) và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu những hạn chế và giải pháp khắc phục cho canh tác ruộng bậc thang tại Huyện Văn Chấn-Tỉnh Nông Lâm Thủy sản 0
B Những giải pháp nhằm góp phần hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Thanh Xuân Luận văn Kinh tế 2
H Đề án Giải pháp để giải quyết những khó khăn đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế t Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top