huongphusa_1504

New Member
Download miễn phí Đề tài Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích doanh thu và lợi nhuận của Công ty xây dựng Sông Đà 12 giai đoạn 1996 - 2000 và đoán 2002 - 2003

Để ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh, công ty nên tổ chức tốt việc đầu tư vào nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, áp dụng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất để quản lý tối đa các dây chuyền công nghệ sản xuất công nghiệp,các phương tiện thiết bị máy móc thi công hiện có để không ngừng nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm. Việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh trong công ty có thể đạt được các mục tiêu sau:
+ áp dụng khoa học công nghệ để chuyển hướng kinh doanh tăng năng suất lao động từ đó tăng sản lượng.
+ áp dụng khoa học công nghệ để tiết kiệm nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
+ áp dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
Nhu cầu của tiến bộ khoa học công nghệ và đổi mới công nghệ xuất phát từ nhu cầu của thị trường đồng thời việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh phải có vốn đầu tư. Vì vậy, để thành công trong việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh phải có giải pháp đồng bộ và tối ưu trong việc xác định nhu cầu của thị trường, lựa chọn công nghệ phù hợp và có giải pháp đúng đắn về huy động vốn và sử dụng vốn.
4. Giải pháp về lao động
Trong quá trình nâng cao doanh thu và lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nguồn lực vật chất là rất quan trọng nhưng yếu tố con người lại có vai trò quyết định. Con người hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện chính sách, con người sản xuất và kinh doanh. Phát huy nhân tố con người là chủ trương có tính chiến lược của đảng và nhà nước ta. Hiện nay, ở công ty XD Sông Đà 12 cán bộ công nhân viên đã và đang làm việc rất có hiệu quả. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về quản lý và điều hành sản xuất, về chất lượng sản phẩm xây lắp , sản phẩm công nghiệp công ty cần tiến hành đào tạo mới, đào tạo lại và kết hợp với tuyển dụng để đảm bảo đủ lực lượng lao động có trình độ chuyên môn , trình độ tay nghề nắm bắt được những công nghệ và cách sản xuất tiên tiến.
Mặt khác để nâng cao năng suất lao động, công ty cần có kế hoạch đào tạo lao động trực tiếp như: tổ chức lớp học chuyên ngành cho người lao động; thường xuyên đào tạo nâng bậc hàng năm cho công nhân viên chức; đào tạo mới và đào tạo lại cho công nhân viên chức tham gia vào sản xuất công nghiệp, sản xuất xây lắp...
Đối với lực lượng lao động gián tiếp, công ty cần cử cán bộ công nhân viên chức đi học sau đại học, cử đi học thêm ngành nghề nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật nghiệp vụ và tiếp nhận các ngành như: xây dựng ,silicát, sản xuất thép, kinh tế, tài chính... cử đi tập huấn các lớp quản lý nghiệp vụ hàng năm như: tiếp thị đấu thầu, quản lý dự án, quản lý ISO...để bổ xung lực lượng theo yêu cầu quản lý kinh doanh từng thời kỳ.

IV. Kết luận
Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nến kinh tế thị trướng có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi hoạt động của các doanh nghiệp trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân phải có những chuyển biến mạnh mẽ. Đồng thời, việc đánh giá và phân tích doanh thu và lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng cần được tăng cường và đổi mới một cách phù hợp.
Công ty XD Sông Đà 12 đã nhận thức được điều đó hơn bao giờ hết, nên đã có những quyết định đầu tư hợp lý nhất: về vốn, về con người, về cơ sở vật chất kỹ thuật. Với nhiều điểm mạnh công ty XD Sông Đà cần phát huy đồng thời khắc phục những hạn chế còn tồn tại để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tiến xa hơn tạo cho công ty có một vị trí quan trọng không chỉ trong tổng công ty mà còn trong toàn bộ ngành xây dựng. Đồng thời góp phần vào việc tạo công ăn việc làm cho người lao, đóng góp một phần không nhỏ cho ngân sách nhà nước.
Do hạn chế về mặt kiến thức, đồng thời do thời gian thực tập ở công ty XD Sông Đà không nhiều, nên đề tài của em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được các thầy cô giáo và ban lãnh đạo trong công ty tham gia góp ý kiến để cho đề tài của em được chặt chẽ và khả thi hơn.
Em xin chân thành Thank các thầy cô giáo trường đại học Kinh Tế Quốc Dân, các thầy cô giáo trong khoa thống kê và đặc biệt là thầy giáo Nguyễn Công Nhự đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Qua đây em cũng xin gửi lời Thank sâu sắc đến các cô chú, anh chị trong công ty XD Sông Đà 12 đã tạo điều kiện thuận lợi , giúp đỡ em về mặt thực tiễn và cung cấp những tài liệu quan trọng làm cơ sở để em nghiên cứu và hoàn thiện đề tài này.



mục lục
Trang
Lời nói đầu 1
Chương I: Một số vấn đề chung về doanh thu và lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp. 2
I- Doanh thu, lợi nhuận và vai trò của nó trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp. 2
1. Những vấn đề cơ bản về hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh 2
nghiệp công nghiệp 2
2. Khái niệm về doanh thu của doanh nghiệp công nghiệp. 3
3.Khái niệm về lợi nhuận của doanh nghiệp công nghiệp. 4
4.Vai trò của doanh thu và lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh: 5
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. 6
II-ý nghĩa và nhiệm vụ của việc nghiên cứu và phân tích doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp công nghiệp 11
1-ý nghĩa của việc nghiên cứu doanh thu và lợi nhuận 11
2.Nhiệm vụ nghiên cứu phân tích doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. 11
CHƯƠNG II Xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê và một số phương pháp thống kê để phân tích và đoán doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp công nghiệp
13
I- Những vấn đề có tính chất nguyên tắc trong xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê 13
1. Khái niệm về hệ thống chỉ tiêu thống kê 13
2. Những yêu cầu của việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê 13
3. Những nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê 14
II Hệ thống chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp 15
1. Các chỉ tiêu về doanh thu của doanh nghiệp công nghiệp 15
2. Các chỉ tiêu về lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp công nghiệp 16
III- Xác định một số phương pháp thống kê để phân tích và đoán doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. 20
1. Phương pháp bảng thống kê 20
2. Phương pháp dãy số thời gian 22
3. Phương pháp phân tích nhân tố 24
Chương III Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty Sông Đà 12 giai đoạn 1996-2001 và đoán giai đoạn 2002-2003. 28
I Khái quát về tình hình phát triển của công ty Sông Đà 12. 28
1. Quá trình hình thành và phát triển công ty. 28
2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Sông Đà 12. 33
II Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty Sông Đà 12 giai đoạn 1996-2001 38
1. Phân tích biến động chung doanh thu và lợi nhuận của công ty XD Sông Đà 12 39
2. Phân tích tổng doanh thu của công ty xây dựng Sông Đà 12. 41
2.1Phân tích biến động tổng doanh thu 41
2.2. Phân tích cơ cấu doanh thu theo mặt hàng: 42
2.3. Phân tích biến động và cơ cấu doanh thu theo lĩnh vực hoạt động: 45
2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh. 47
3. Phân tích ảnh hưởng các nhân tố đến doanh thu thuần:
4. Phân tích tổng mức lợi nhuận của công ty XD Sông Đà 12 54
4.1 Phân tích biến động lợi nhuận 55
4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của lợi nhuận: 57
5. đoán kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Xây Dựng Sông Đà 12 63
5.1 đoán doanh thu của công ty XD Sông Đà 12 64
5.2 đoán lợi nhuận của công ty XD Sông Đà 12 65
III . Một số kiến nghị nhằm nâng cao trong hoạt động doanh thu và lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty XD Sông Đà 12 65
1. Về vấn đề vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh 66
2. Giải pháp về thị trường 66
3. Giải pháp về khoa học công nghệ 67
4. Giải pháp về lao động 68
IV. Kết luận 69

Lời nói đầu
Hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động kinh tế phức tạp và mang tính đặc thù. Nó có liên quan và tác động đến nhiều ngành nghề kinh tế kỹ thuật. Đồng thời nó cũng chịu sự tác động và ảnh hưởng của nhiều ngành, nhiều yếu tố thuộc môi trường kinh doanh. Nhìn chung, một doanh nghiệp dù thuộc loại hình nào, dù lớn hay nhỏ, dù kinh doanh loại mặt hàng nào đi nữa thì đều đòi hỏi phải có lãi thì mới có thể tồn tại được. Nhất là từ khi chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, từ cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường đã tạo ra cho các doanh nghiệp cơ hội mới, cùng rất nhiều thử thách, từ chỗ mọi hoạt động đầu vào - sản xuất - đầu ra đều được thực hiện theo sự chỉ đạo của Nhà nước đến nay về cơ bản các doanh nghiệp đều phải tự mình tổ chức các hoạt động trên.
Để hoạt động sản xuất kinh doanh thu được doanh thu và lợi nhuận cao trên cơ sở vật chất kỹ thuật, vật tư, vốn và lao động sẵn có. Phải nắm được các nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ và xu hướng ảnh hưởng của từng nguyên nhân đến doanh thu và lợi nhuận. Do đó, phân tích kết quả doanh thu và lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh là một việc làm hết sức cần thiết đối với các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác nghiên cứu phân tích doanh nghiệp và lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong thời gian thực tập tại Công ty xây dựng Sông Đà 12, em đã chọn đề tài: "Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích doanh thu và lợi nhuận của Công ty xây dựng Sông Đà 12 giai đoạn 1996 - 2000 và đoán 2002 - 2003". Nội dung đề tài gồm 3 chương:
ChươngI: Một số vấn đề lý luận chung về doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp công nghiệp.
Chương II: Xác định hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê nghiên cứu doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp công nghiệp.
Chương III: Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích doanh thu, lợi nhận của công ty XD Sông Đà 12 giai đoạn 1996-2002 và đoán giai đoạn 2002-2003.
CHƯƠNG I
Một số vấn đề chung về doanh thu và lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp.
I- Doanh thu, lợi nhuận và vai trò của nó trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp.
1. Những vấn đề cơ bản về hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh
nghiệp công nghiệp
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thoả mãn nhu cầu của các đối tượng tiêu dùng không tự làm được hay không đủ điều kiện để tự làm được những sản phẩm vật chất và dịch vụ mà mình có nhu cầu. Những hoạt động này sáng tạo ra sản phẩm vật chất hay dịch vụ để bán cho người tiêu dùng nhằm thu được tiền công và lợi nhuận kinh doanh
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có những đặc điểm:
- Sản xuất sản phẩm vật chất hay dịch vụ trong sản xuất kinh doanh không phải để tự tiêu dùng mà làm cho người khác tự tiêu dùng. Mục đích và động cơ làm ra sản phẩm để phục vụ và thu lợi nhuận.
- Sản xuất kinh doanh phải tính được chi phí sản xuất, giá trị kết quả sản xuất và hạch toán được lãi lỗ trong kinh doanh.
- Sản phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh có thể cân đong đo đếm được đó là sản phẩm hàng hoá để trao đổi trên thị trường. Người chủ sản xuất luôn có trách nhiệm với sản phẩm của mình.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh phải luôn luôn nắm được các thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Trong đó có các thông tin về số lượng, chất lượng, giá cả sản phẩm, thông tin về thị trường,về xu hướng biến đổi tiêu dùng sản phẩm của thị trường,các thông tin về kỹ thuật công nghệ gia công chế biến sản phẩm, về chính sách kinh tế, pháp luật của nhà nước có quan hệ đến sản phẩm của doanh nghiệp và về phát triển kinh tế xã hội.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh luôn thúc đẩy mở rông sản xuất và tiêu dùng của xã hội, tạo điều kiện cho tích luỹ vốn phát triển sản xuất, phát triển kinh tế xã hội tạo ra phân công lao động xã hội và cân bằng cơ cấu kinh tế xã hội.
2. Khái niệm về doanh thu của doanh nghiệp công nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp công nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp công nghiệp có quy mô lớn) thường kết hợp nhiều nghiệp vụ sản xuất kinh doanh như: Sản xuất gia công và kinh doanh dịch vụ, kinh doanh thương mại với các hoạt động sản xuất xây lắp…mỗi nghiệp vụ kinh doanh có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật trong kinh doanh và quản lý khác nhau nên tạo ra những nguồn thu khác nhau, do đó việc xác định doanh thu của các doanh nghiệp công nghiệp là hết sức phức tạp. Vì vậy, ta có thể hiểu doanh thu của doanh nghiệp công nghiệp một cách khái quát sau: doanh thu là giá trị thực tế của toàn bộ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ mà các doanh nghiệp công nghiệp đã sản xuất tiêu thụ được trong một thời kỳ. Nó phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và có liên quan đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp như: mua nguyên vật liệu cho sản xuất, mua hàng hóa để bán …

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh Luận văn Sư phạm 0
D vận dụng một số phương pháp giải toán hình học không gian lớp 11 nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho Luận văn Sư phạm 0
N Vận dụng một số phương pháp thống kê vào phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Đầu tư Công đoàn BIDV giai đoạn 2003 -2008 Luận văn Kinh tế 3
R Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại cổ phần P Luận văn Kinh tế 0
T Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình lao động nước ta giai đoạn 1996-2003 Luận văn Kinh tế 0
C Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình sử dụng vốn sản xuất, kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính Luận văn Kinh tế 2
P Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình LLLĐ nước ta giai đoạn 1996-2003 Luận văn Kinh tế 2
M Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích hoạt động cho vay của ngân hàng NN$PTNT Đồng Hỷ Th Luận văn Kinh tế 0
L Vận dụng một số phương pháp Thống kê phân tích Diện tích, Năng suất, Sản lượng lúa huyện Thọ Xuân – Luận văn Kinh tế 0
M Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty cổ phần vận tải và thương mại Hải Phòng Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top