socolasua_qnq07

New Member

Download miễn phí Đề tài Chi ngân sách nhà nước và vai trò của chi ngân sách nhà nước đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước





LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 - NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN

 ĐẠI HOÁ 3

I-/ TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA CNH - HĐH. 3

II-/ NỘI DUNG CỦA CÔNG NGHIỆP HOÁ. 5

1-/ NHỮN THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN. 5

1.1. Những thuận lợi. 5

1.2. Những khó khăn 7

2-/ NỘI DUNG CNH - HĐH. 9

2.1. Nội dung của công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam. 9

2.2. Các giải pháp đối với chiến lược CNH - HĐH. 10

2.3. Mục tiêu của CNH - HĐH. 12

CHƯƠNG 2 - CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA CHI NGÂN SÁCH

 NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN

 ĐẠI HOÁ 14

1-/ NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ NSNN. 14

1.1. Khái niệm NSNN. 14

1.2. Đặc điểm của chi NSNN. 14

2-/ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI NGÂN SÁCH. 14

2.1. Khái niệm. 14

2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu, nội dung chi NSNN. 15

2.3. Cơ cấu chi ngân sách Nhà nước. 16

2.4. Những nguyên tắc tổ chức chi NSNN. 16

3-/ VAI TRÒ CỦA CHI NSNN ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP CNH - HĐH. 17

3.1. Thực trạng của chi NSNN 17

2-/ VAI TRÒ CỦA CHI NSNN ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP CNH - HĐH ĐẤT NƯỚC. 20

CHƯƠNG 3 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CHI NSNN

 TRONG SỰ NGHIỆP CNH - HĐH 31

1-/ XOÁ BỎ TÌNH TRẠNG BAO CẤP TRONG CHI NSNN. 31

2-/ CƠ CẤU LẠI CHI NSNN, SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH HỢP LÝ ĐÚNG HƯỚNG, CÓ TRỌNG ĐIỂM. 32

3-/ ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC CƠ CHẾ CẤP PHÁT VỐN ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH, TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN. 32

4-/ NÂNG CAO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC. 33

5-/ TĂNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC. 33

PHẦN KẾT LUẬN 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng và an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, từ nay đến năm 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”.
Dự kiến GDP sẽ tăng từ 8 đến 10 lần so với năm 1990, nông nghiệp tuy vẫn tiếp tục phát triển mạnh, song công nghiệp và dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng rất lớn trong GDP và trong lao động xã hội. Về đời sống vật chất và văn hoá: đảm bảo cho nhân dân có cuộc sống ấm no, nhà ở tương đối tốt, có điều kiện thuận lợi đi lại học hành, chữa bệnh, có mức hưởng thụ văn minh khá cao, gia đình hạnh phúc, môi trường sinh thái trong lành.
Những tư tưởng chỉ đạo để thực hiện các nhiệm vụ tổng quát đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước là:
Thứ nhất, thực hiện đồng thời 3 mục tiêu - tăng trưởng cao, bền vững và có hiệu quả; ổn định vững chắc kinh tế vĩ mô, chuẩn bị các tiền đề cho những bước phát triển cao hơn đến năm 2000, chủ yếu là phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, kết cấu hạ tầng, hoàn thiện thể chất.
Thứ hai: thực hiện nhất quán chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy mọi nguồn lực để phát triển lực lượng sản xuất, đẩy mạnh CNH - HĐH. Đổi mới cơ bản tổ chức và quản lý nâng cao hiệu quả khu vực kinh tế Nhà nước để phát huy vai trò chủ đạo.
Thứ ba, kết hợp hài hoà tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá xã hội.
Thứ tư: Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, của phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế vừa phục vụ cho an ninh, quốc phòng.
Thứ năm, kết hợp phát triển các vùng kinh tế trọng điểm với các vùng khác tạo điều kiện cho các vùng đều phát triển, phát huy được lợi thế của mỗi vùng, chênh lệch quá xa về nhịp độ tăng trưởng giữa các vùng dần dần được khắc phục.
Đến năm 2000 phải đạt được các chỉ tiêu cụ thể: GDP bình quân đầu người tăng gấp hai lần năm 1990, nhịp độ tăng GDP bình quân hàng năm đạt khoảng 9 - 10% sản xuất nông lâm - ngư nghiệp tăng bình quân hàng năm 4,5 - 5%, công nghiệp 14 - 15%; dịch vụ 12 - 13%; xuất khẩu tăng 28%, tỷ lệ đầu tư/GDP khoảng 30%. Về cơ cấu kinh tế đến năm 2000 tỷ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 34 - 35% trong GDP. Nông, lâm - ngư nghiệp chiếm khoảng 19 - 20%, dịch vụ chiếm khoảng 45 - 46%.
Chương 2
Chi ngân sách Nhà nước và vai trò của chi ngân sách Nhà nước đối với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá
1-/ Những lý luận chung về NSNN.
1.1. Khái niệm NSNN.
NSNN được đặc trưng bằng sự vận động của các nguồn tài chính trong quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của Nhà nước - quỹ ngân sách để phục vụ cho việc thực hiện chức năng của Nhà nước. NSNN phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và các chủ thể trong xã hội phát sinh do Nhà nước tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn tài chính quốc gia nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu.
Hai quan niệm phổ biến hiện nay về NSNN cho rằng:
- NSNN là một bản dự toán thu chi tài chính của Nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 1 năm.
- Quan niệm khác cho rằng: NSNN là quỹ tiền tệ của Nhà nước, các quan niệm trên về NSNN đã phản ánh đầy đủ mặt cụ thể, mặt vật chất của NSNN, nhưng chưa thể hiện được nội dung kinh tế - xã hội của NSNN.
1.2. Đặc điểm của chi NSNN.
Hoạt động thu chi tài chính của Nhà nước thể hiện bề ngoài của hoạt động NSNN rất đa dạng và phong phú được tiến hành hầu hết trên các lĩnh vực, tác động đến mọi chủ thể kinh tế, xã hội. Tuy nhiên chúng có những đặc điểm chung như sau:
- Tính chất một sở hữu duy nhất.
- Tính chất pháp lý cao - thu chi do cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước là Quốc hội quyết định.
- NSNN mang tính chất phân phối lại là chủ yếu.
- NSNN được chia thành nhiều quỹ nhỏ trước khi đưa vào sử dụng cho các mục đích cụ thể.
- Trong các quan hệ kinh tế, quan hệ lợi ích mà ngân sách phản ánh thì lợi ích quốc gia, lợi ích tổng thể bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu chi phối các mặt lợi ích khác trong thu chi NSNN.
2-/ Những vấn đề chung về chi ngân sách.
2.1. Khái niệm.
Chi NSNN là quá trình phân phối và sử dụng quỹ ngân sách cho việc trang trải các chi phí của bộ máy Nhà nước và thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định - chi NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế nẩy sinh trong quá trình phân phối và sử dụng quỹ ngân sách.
Chi NSNN là sự phối hợp giữa hai quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN.
Quá trình cấp phát kinh phí từ NSNN để hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng là quá trình phân phối.
Quá trình sử dụng là quá trình trực tiếp chi dùng khoản tiền cấp phát từ ngân sách không trải qua việc hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng. Ví dụ, việc chi dùng quỹ NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản hay các chương trình kinh tế có mục tiêu.
Nội dung cơ cấu chi NSNN khác nhau phụ thuộc vào mỗi một chế độ xã hội, mỗi một giai đoạn lịch sử. Tuy nhiên chúng có những đặc điểm chung như sau:
- Chi NSNN gắn chặt với bộ máy Nhà nước, và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị xã hội mà Nhà nước đảm đương trước mỗi quốc gia. Nhà nước với bộ máy càng lớn, đảm đương nhiều nhiệm vụ thì mức độ, phạm vi của chi NSNN càng lớn.
- Chủ thể duy nhất quyết định cơ cấu, nội dung mức độ các khoản chi NSNN là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước.
- Hiệu quả các khoản chi NSNN được xem xét trên tầm vĩ mô. Điều đó có nghĩa là phải xem xét một cách toàn diện trên cơ sở hoàn thành các mục tiêu kinh tế xã hội mà các khoản chi NSNN đảm nhiệm.
- Các khoản chi của NSNN mang tính chất không hoàn trả trực tiếp. Đặc điểm này đã thể hiện ở chỗ không phải mọi khoản thu với mức độ và số lượng của những địa chỉ cụ thể đều được hoàn lãi dưới các khoản chi của NSNN. Điều này được quyết định bởi chức năng tổng hợp về kinh tế - xã hội của Nhà nước. Tính chất này giúp phân biệt các khoản chi của NSNN với các khoản tín dụng.
- Các khoản chi NSNN gắn chặt với sự vận động của các phạm trù giá trị khác như tiền lương, giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái và nói chung là phạm trù thuộc lĩnh vực tiền tệ.
2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu, nội dung chi NSNN.
- Chế độ xã hội, đây là nhân tố cơ bản quyết định đến nội dung cơ cấu chi NSNN cho chế độ xã hội quyết định đến bản chất và nhiệm vụ kinh tế - xã hội của Nhà nước. Nhà nước là chủ thể của NSNN, vì thế nội dung cơ cấu chi NSNN chịu sự ràng buộc của chế độ xã hội.
- Sự phát triển của lực lượng sản xuất. Đây là nhân tố vừa đặt ra yêu cầu vừa tạo khả năng và điều kiện cho việc hình thành nội dung cơ cấu chi ngân sách hợp lý trong từng thời kỳ.
- Khả năng tích lũy của nền kinh tế là nhân tố ảnh hưởng đến khả năng c...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Những giải pháp khắc phục bội chi ngân sách nhà nước Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế Văn hóa, Xã hội 0
D Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương của thành phố hà nội Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại tỉnh Quảng Bình Nông Lâm Thủy sản 0
D Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại Đại học Huế Văn hóa, Xã hội 0
D quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn tỉnh hà nam Luận văn Sư phạm 0
D Xử lý hiệu trưởng và kế toán vi phạm trong việc thu, chi ngân sách tại trường THCS Luận văn Sư phạm 0
D Vai trò của chi ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường Khoa học Tự nhiên 2
C Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Ứng hoà - Tỉnh Hà Tây Khoa học Tự nhiên 2
M Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội Khoa học Tự nhiên 3

Các chủ đề có liên quan khác

Top