lov3st0ry_1303

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU

1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 21/ 03/1973. Trong 30 năm qua, quan hệ kinh tế giữa hai nước không ngừng phát triển trong đó quan hệ thương mại ngày càng được tăng cường mạnh mẽ. Đặc biệt từ khi Liên Xô và Đông Âu tan rã, Nhật Bản đã trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam, có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam.
Quá trình phát triển thương mại giữa hai nước có thể chia làm ba giai đoạn ; 1973 - 1986, 1987 - 1992, 1993 cho đến nay với hai bước ngoặt quyết định vào năm 1987 và 1992. Trước năm 1987, quan hệ thương mại giữa hai nước vẫn được duy trì nhưng nói chung không ổn định và còn ở mức độ thấp. Trong giai đoạn này, buôn bán giữa hai nước gia tăng từ năm 1973 đến năm 1978, sau đó giảm đi trong những năm 1979 - 1982. Sau đó đến năm 1986, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản phát triển trở lại. Từ năm 1987, Việt Nam bước vào một giai đoạn mới với công cuộc đổi mới chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường và thực hiện chính sách mở cửa. Đây là bước ngoặt lớn của Việt Nam trong phát triển kinh tế cả đối nội cũng như cả đối ngoại. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản cũng bước vào một giai đoạn mới với hai đặc trưng là sự tăng lên vững chắc về khối lượng buôn bán và sự quan tâm ngày càng cao của các nhà kinh doanh và các công ty Nhật Bản đối với thị trường Việt Nam. Năm 1992 là năm đầu tiên giá trị buôn bán giữa hai nước đạt trên 1 tỷ USD. Từ năm 1992 cho dến nay- những năm đầu tiên của thế kỷ thứ 21, quan hệ thương mại giữa hai nước liên tục có sự phát triển khả quan mặc dù có sự suy giảm trong hai năm 1998 - 1999 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu Á. Nguyên nhân cơ bản nhất, quan trọng nhất thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước phát triển ngày càng mạnh mẽ là hoàn cảnh môi trường quốc tế và khu vực thuân lợi; công cuộc đổi mới của Việt Nam với các chính sách kinh tế đối ngoại năng động, phù hợp với xu thế phát triển thời đại và lợi ích của cả hai bên Nhật Bản - Việt Nam ... Đương nhiên, đó mới chỉ là những nguyên nhân có tính khách quan bên ngoài đối với Nhật Bản. Điều cần lưu ý là về phía chủ quan Nhật Bản: sự chuyển hướng chiến lược trong chính sách đối ngoại nói chung và chính sách kinh tế đối ngoại nói riêng của Nhật Bản đối với các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng kết hợp với các sự kiện chính trị quan trọng khác như Mỹ huỷ bỏ chính sách cấm vận thương mại chống Việt Nam ( tháng 2/ 1994), Mỹ tuyên bố bình thường quan hệ với Việt Nam( tháng 7/ 1995) và Việt Nam gia nhập ASEAN( tháng 7 / 1995) ...
Tuy nhiên , quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản trong những năm qua còn nhiều hạn chế như tỷ trọng xuất nhập khẩu trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước là chưa hợp lý dẫn đến Việt Nam luôn xuất siêu, cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hoá giữa hai nước còn nhiều bất cập ...Vì vậy nhiều vấn đề đặt ra cần được nghiên cứu như : tại sao kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đã tăng lên một cách nhanh chóng nhưng tỷ trọng của nó trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam lại tăng giảm thất thường? Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản đã tương xứng với tiềm năng vốn có của hai nước hay chưa? Việt Nam cần làm gì để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản.
Mặc dù cho đến nay trong quan hệ thương mại Việt - Nhật vẫn còn khó khăn, song trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá thương mại, gần đây Nhật Bản cũng đã có một số động thái tích cực, đó là liên minh tự do thương mại với một số quốc gia như Singapo, Canađa, Chilê và Mêhicô và Nhật cũng đang nỗ lực xúc tiến việc thành lập khối mậu dịch tự do với ASEAN, nhằm mở rộng hơn nữa vai trò cường quốc kinh tế ở khu vực châu Á. Đây là một thay đổi lớn trong chính sách thương mại của Nhật Bản vì cho đến tận cuối những năm 1990, Nhật Bản vẫn cứng rắn không tham gia một thoả thuận thương mại song phương nào mà chủ yếu chỉ dựa vào các tổ chức đa phương như Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Chính vì thế, hy vọng rằng trước những yêu cầu mới của bối cảnh toàn cầu hoá và khu vực hoá các hoạt động kinh tế, sự thay đổi chính sách thương mại quốc tế của Nhật Bản cùng với sự kiện kỷ niệm trọng thể 30 năm ngày chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản trong năm 2003, trong tương lai gần hai nước sẽ ký kết hiệp định về thương mại song phương, khi đó quan hệ thương mại Việt - Nhật càng có điều kiện phát triển mạnh hơn nữa. Đương nhiên để đạt được sự phát triển như vậy, về phía Việt Nam đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực thực hiện có hiệu quả cao nhất các giải pháp cơ bản về phát triển ngoại thương Việt Nam nói chung và thương mại Việt - Nhật nói riêng.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Ở Việt Nam từ trước đến nay các công trình của một số các tác giả nghiên cứu liên quan đến quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản là :
- Đỗ Đức Định, “ Quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996.
- Trần Anh Phương, chương 4: “ Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản trong những năm 1990 “ trong cuốn sách: Quan hệ kinh tế Việt Nam- Nhật Bản trong những năm 1990 và triển vọng ( Vũ Văn Hà chủ biên ), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000.
- Ngô Xuân Bình - Hồ Việt Hạnh , Chương 2 - mục 2.4. “ Quan hệ kinh tế Nhật - Việt năm 2001” trong cuốn sách “ Nhật Bản năm đầu thế kỷ XXI ” , Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002.
- Nguyễn Duy Dũng , “ Năm 2002: quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản tiếp tục phát triển ổn định ”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á , số 1(43) 2- 2003.
- Nguyễn Xuân Thiên, “ 20 năm quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản ” , Tạp chí Con số và Sự kiện số 1/1995 v.v..
Các công trình trên đây đã nghiên cứu về quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian một số năm của thế kỷ 20 . Các công trình nói trên đã nghiên cứu thực trạng quan hệ thương mại Việt - Nhật , thuân lợi và khó khăn và có đưa ra những giải pháp để giải quyết những khó khăn, bất cập đó tuy nhiên các công trình nói trên mới chỉ đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn trong khoảng thời gian mà các tác giả nghiên cứu mà khoảng thời gian đó đã qua, mặt khác vấn đề mà các tác giả nghiên cứu chỉ là một nội dung trong công trình mà các tác giả nghiên cứu hay nêú có tách riêng thì mới chỉ dừng ở một bài báo, một chương sách... nên tính khái quát là rất cao, không đi sâu nghiên cứu một cách sâu sắc, vì thế không thể giải quyết được một cách căn bản các vấn đề đặt ra trong quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản. Cho nên tác giả luận văn nghiên cứu vấn đề này ở một phạm vi nghiên cứu rộng hơn và sâu sắc hơn của một luận văn cao học. Hướng tiếp cận của luận văn là nghiên cứu trực tiếp thực trạng quan hệ thương mại Việt- Nhật trong giai đoạn hiện nay, phát hiện những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất những giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản phát triển hơn nữa phù hợp với những lợi ích kinh tế, chính trị của Việt Nam và Nhật Bản. Nhưng luận văn không tách rời, cô lập quan hệ thương mại Việt Nam- Nhật Bản mà đặt trong quan hệ tác động qua lại với các vấn đề kinh tế chính trị khác như đầu tư, ODA, hoạt động chính trị và ngoại giao...
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả quan hệ thương mại Việt Nam- Nhật Bản, góp phần phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước ngày càng sâu sắc hơn.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu : Nghiên cứu quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản và nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản.
- Phạm vi nghiên cứu : Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản có từ thế kỷ XVI - XVII nhưng luận văn tập trung phân tích quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản từ năm 1976 đến nay.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Ngoài các phương pháp cơ bản được sử dụng rộng rãi trong việc nghiên cứu như duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, trừu tượng hoá khoa học, luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp phân tích và trường hợp đặc biệt sử dụng phương pháp phân tích so sánh, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Phân tích những cơ sở lý luận và thực tiễn của quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản.
- Làm rõ những đặc điểm nổi bật của quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản, xu hướng vận động và phát triển.
- Đề xuất những giải pháp đối với Việt Nam để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1 : Cơ sở lý luận và thực tiễn của quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản
CHƯƠNG 2 : Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản
CHƯƠNG 3 : Những giải pháp nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản





CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN HỆ
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - NHẬT BẢN

1.1. MỘT SỐ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1.1. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối
Theo Adam Smith (1723-1790) - nhà kinh tế chính trị cổ điển Anh cho rằng “ Sự giàu có của một quốc gia phụ thuộc vào số hàng hoá và dịch vụ có sẵn hơn là sự phụ thuộc vào vàng ”.
Tại sao các nước cần giao dịch buôn bán với nhau? Tại sao Việt Nam (hay bất cứ một quốc gia nào khác) không bằng lòng với hàng hoá và dịch vụ sản xuất tại nước mình?
Trong cuốn “sự giàu có của các quốc gia” xuất bản năm 1776, Adam Smith đã nghi ngờ về chủ nghĩa trọng thương vì cho sự phồn vinh của một nước phụ thuộc vào châu báu mà nước đó tích luỹ được. Thay vào đó, ông cho rằng sự giàu có thực sự của một nước là tổng số hàng hoá và dịch vụ có sẵn ở nước đó. Ông cho rằng những quốc gia khác nhau có thể sản xuất những loại hàng hoá khác nhau có hiệu quả hơn những thứ khác.
Adam Smith cho rằng nếu thương mại không bị hạn chế thì lợi ích của thương mại quốc tế thu được do sự thực hiện nguyên tắc phân công. Ông phê phán sự phi lý của những hạn chế của lý tưởng trọng thương và chứng minh rằng mậu dịch sẽ giúp ích cả hai bên tăng gia sản - hiểu theo ý lợi tức thực sự qua việc thực thi một nguyên tắc cơ bản : nguyên tắc phân công.
Theo cuốn “The Wealth of Nations - Sự giàu có của một quốc gia” Adam Smith cho rằng : phương ngôn của mọi người chủ gia đình khôn ngoan là không bao giờ tự sản xuất những gì mà nếu đi mua sẽ được rẻ hơn. Người thợ may không khi nào hì hục đóng đôi giày mà thường đi mua ở người thợ giày. Và người thợ giày cũng không cần loay hoay cắt may, mà nhờ anh thợ may may hộ. Người nông dân không tự làm lấy hai thứ trên, mà nhờ vào các tay thợ khéo. Mọi người dân đều có lợi khi chăm chỉ làm công việc của mình có lợi thế hơn láng giềng, và dùng một phần số sản phẩm của mình hay tiền bán được số sản phẩm ấy để đi mua mọi thứ cần dùng khác.
Những gì trong sinh hoạt cá nhân được coi là khôn ngoan ít khi nào lại là một điều rồ dại đối với quốc gia. Nếu một nước ngoài có thể cung cấp một loại hàng rẻ hơn là khi ta tự sản xuất, thì tốt hơn hết nên đi mua loại hàng ấy, dành thì giờ chuyên chú vào một hoạt động khác mà ta có lợi hơn, để bán lấy tiền tiêu dùng.
Theo Adam Smith, nếu quốc gia chuyên môn hoá vào những ngành sản xuất mà họ có lợi thế tuyệt đối thì cho phép họ sản xuất sản phẩm với chi phí và hiệu quả hơn các quốc gia khác.
Nhờ sự chuyên môn hoá, các nước có thế gia tăng hiệu quả do :
1) Người lao động sẽ lành nghề hơn do họ lặp lại cùng một thao tác nhiều lần.
2) Người lao động không phải mất thời gian chuyển từ việc sản xuất sản phẩm này sang sản xuất sản phẩm khác.
3) Do làm một công việc lâu dài, người lao động sẽ nẩy sinh các sáng kiến, đề xuất các phương pháp làm việc tốt hơn.
Tuy nhiên, một nước chuyên môn hoá vào những sản phẩm nào? Mặc dù Adam Smith cho rằng thị trường chính là nơi quyết định, nhưng Ông vẫn nghĩ rằng lợi thế của một nước có thể là lợi thế tự nhiên hay do nỗ lực của nước đó. Lợi thế tự nhiên liên quan đến các điều kiện khí hậu và tự nhiên.
Điều kiện tự nhiên có thể đóng vai trò quyết định trong việc sản xuất có hiệu quả rất nhiều sản phẩm như càfê, chè, cao su, dừa..., các loại khoáng sản.
Lợi thế do nỗ lực là lợi thế có được do sự phát triển của kỹ thuật và sự lành nghề.
Ngày nay, người ta thường buôn bán, trao đổi các loại hàng hoá đã được sản xuất công phu hơn là các nông phẩm hay tài nguyên thiên nhiên nguyên khai hay sơ chế.
Quy trình sản xuất những loại hàng hoá này phần lớn phụ thuộc vào ”lợi thế do nỗ lực” thường do kỹ thuật chế biến, là khả năng sản xuất các loại sản phẩm khác nhau, khác biệt với các thứ khác. Ví dụ, Đan Mạch sản xuất đĩa bạc không phải vì nước này có nguồn mỏ bạc dồi dào mà do họ có thể sản xuất được những đĩa bạc thật đặc biệt. Lợi thế về kỹ thuật chế biến là khả năng chế tạo các sản phẩm đồng nhất có hiệu quả hơn. Ví dụ, Nhật Bản là nước phải nhập sắt và than, là hai thành phần quan trọng và cần thiết cho quá trình sản xuất thép. Nhưng nhờ có được quy trình sản xuất thép tiên tiến nên tiết kiệm được nguyên liệu và lao động đã làm cho các nhà sản xuất thép Nhật Bản rất thành công trong cạnh tranh trên thị trường.
Lợi thế tuyệt đối đề cập tới số lượng của một loại sản phẩm có thể được sản xuất ra, sử dụng cùng một nguồn lực ở hai nước khác nhau. Một nước được coi là có lợi thế tuyệt đối so với nước kia trong việc sản xuất hàng hoá A khi cùng một nguồn lực có thể sản xuất được nhiều sản phẩm A ở nước thứ nhất hơn là nước thứ hai.
Giả sử Việt Nam có lợi thế tuyệt đối so với Hàn Quốc trong một loại hàng hoá, trong khi Hàn Quốc lại có lợi thế tuyệt đối so với Việt Nam một loại hàng hóa khác. Đó là trường hợp lợi thế tuyệt đối tương hỗ. Mỗi nước đều có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất một loại sản phẩm. Trong trường hợp như thế, tổng sản phẩm của cả hai nước có thể tăng lên (so với nền kinh tế tự cung tự cấp) nếu mỗi nước chuyên môn hoá sản xuất loại sản phẩm mà nước đó có lợi thế tuyệt đối.
Ví dụ sau đây đưa ra tình huống giả định về sản lượng gạo và vải vóc đều tăng lên khi mỗi nước sản xuất nhiều hơn số hàng hoá mà nước đó có lợi thế tuyệt đối. Kết quả là sẽ có nhiều lúa gạo và vải vóc cùng một chi phí về nguồn lực.
Bảng 1: Lượng lúa gạo và vải vóc có thể được sản xuất với một đơn vị nguồn lực ở Việt Nam và Hàn Quốc.


lệch nhau. Do đó thực chất quan hệ thương mại Việt - Nhật vẫn chưa tương xứng với nhu cầu và tiềm năng thực có hai nuớc. Trong quan hệ buôn bán với Nhật Bản nhiều năm qua hầu như Việt Nam liên tục xuất siêu song xem xét kỹ, trong tổng kim ngạch ngạch nhập khẩu của Nhật Bản giá trị hàng hoá Việt Nam chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với các đối thủ cạnh tranh khác như Trung Quốc, Malaixia, Thái Lan...điều này chưa phản ánh thế mạnh của Việt Nam . Nguyên nhân của tình trạng trên là do cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam và Nhật Bản còn nhiều hạn chế và bất cập. Hàng hoá xuất khẩu sang Nhật Bản chủ yếu là sản phẩm thô chưa qua công nghiệp chế biến nên giá trị thấp trong khi hàng hoá nhập từ Nhật Bản là những sản phẩm của công nghệ cao ... nên giá trị là rất cao. Thực trạng này hoàn toàn là do tương quan hai nước nhưng nếu để tình trạng này kéo dài thì thua thiệt sẽ nghiêng về phía Việt Nam. Một nguyên nhân khác, hàng hoá của chúng ta khi vào thị trường Nhật Bản lại phải chịu một sức ép cạnh tranh lớn từ các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Thái Lan, Indônêxia, Malaixia. Philippin...và cho đến nay quan hệ buôn bán song phương giữa hai nước vẫn chưa được chính thức hoá bằng một hiệp định thương mại. do đó chính phủ Nhật vẫn có thể đơn phưong đưa ra những hạn chế hàng xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên thực tiễn cho thấy quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản vẫn liên tục phát triển trong những năm qua và hiện nay với tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước liên tục tăng, góp phần tích cực đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của nước ta, phù hợp với lợi ích kinh tế của Nhật Bản. Mặc dù có sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai nước song các hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hoá giữa hai bên vẫn có khả năng phát triển mạnh hơn nhiều so với hiện tại và thời gian đã qua. Những khó khăn đang cản trở sự phát triển của quan hệ thương mại Việt - Nhật sẽ được tháo gỡ khi có những giải pháp tích cực đặt ra như cần thay đổi hơn nữa về cơ chế chính sách của nhà nước như cơ chế xuất nhập khẩu, tài chính - tín dụng, thuế, hải quan, công nghệ...; thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp của nhà nước vế đầu tư, đất đai...; tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư, thu hút các nguồn vốn ODA, xuất - nhập khẩu. Nhưng về căn bản cần thay đổi cơ cấu xuất khẩu theo hướng giảm tỷ trọng sản phẩm thô, tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến , sản phẩm công nghiệp cho hiệu quả cao và phù hợp với sự phát triển kinh tế bền vững đồng thời có sự định hướng về thị trường - thông tin và xúc tiến thương mại cũng như tăng cuờng hợp tác với Nhật Bản hơn nữa tiến tới ký kết hiệp định thương mại song phương giữa hai nước có như vậy quan hệ thương mại cùng với các hoạt động kinh tế khác như đầu tư, tài trợ ODA.. giữa Việt Nam và Nhật Bản phát triển ngày một tốt đẹp hơn.



MỤC LỤC

NỘI DUNG TRANG
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - NHẬT BẢN
1.1. MỘT SỐ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1.1. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối
1.1.2. Lý thuyết lợi thế so sánh
1.1.3. Lý thuyết về giá trị quốc tế, mối tương quan của cầu
1.1.4. Quan điểm của Các Mác về ngoại thương
1.2. NHỮNG YẾU TỐ CHI PHỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - NHẬT BẢN
1.2.1. Xu hướng chung của quan hệ thương mại quốc tế
1.2.2. Những yếu tố tương đồng và khác biệt chi phối quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản
1.2.3. Những yếu tố truyền thống văn hoá, chính trị 5

5
5
8
12
13
13

13
22

33
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - NHẬT BẢN
2.1. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - NHẬT BẢN
2.1.1. Sự điều chỉnh chính sách kinh tế đối ngoại hướng về châu Á của Nhật Bản
2.1.2. Điều chỉnh chính sách đối ngoại của Việt Nam
2.1.3. Tác động của chính sách đối với sự phát triển hoạt động thương mại hai nước Việt Nam và Nhật Bản
2.2. THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - NHẬT BẢN
2.2.1. Xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản
2.2.2. Nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - NHẬT BẢN
2.3.1. Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản góp phần tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam
2.3.2. Những hạn chế, bất cập còn đang tồn tại trong quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản 38

CHƯƠNG 3. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - NHẬT BẢN.
3.1. BỐI CẢNH CHÍNH TÁC ĐỘNG TỚI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - NHẬT BẢN
3.1.1. Nhu cầu và khả năng phát triển quan hệ thương mại của Việt Nam và Nhật Bản
3.1.2. Tác động khách quan của các yếu tố môi trường khu vực và toàn cầu đến quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản
3.1.3. Những hoạt động xúc tiến thương mại đã thúc đẩy quan hệ thương mại Việt - Nhật
3.2. NHÓM GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - NHẬT BẢN
3.2.1. Đổi mới căn bản nội dung cơ chế, chính sách
3.2.2. Về sự định hướng phát triển một cơ cấu các sản phẩm xuất nhập khẩu hợp lý và có hiệu quả cao phù hợp với mục tiêu phát triển một nền kinh tế bền vững
3.2.3. Sự định hướng về thị trường, thông tin và xúc tiến thương mại
3.2.4. Các biện pháp cần triển khai về cả hai phía Việt Nam - Nhật Bản 70

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu tác động của cam kết lao động trong hiệp định thương mại EVFTA đến quan hệ lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
A Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam - Hàn Quốc trong xu thế hội nhập hiện nay Luận văn Kinh tế 0
T Các giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước Bắc Phi đến năm 2010 Luận văn Kinh tế 0
H Mối quan hệ giữa ngoại thương và đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam Công nghệ thông tin 0
T Quan hệ thương mại, đầu tư Pháp – Việt thực trạng và triển vọng Công nghệ thông tin 0
M Một số giải pháp nhằm thúc đăy mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN Luận văn Kinh tế 3
H Ngân hàng thương mại - Chức năng và mối quan hệ với ngân hàng trung ương Luận văn Kinh tế 2
S Tổng quan về hệ thống thông tin (HTTT) của ngân hàng công thương Việt Nam (NHCTVN) Luận văn Kinh tế 0
T Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU trong 10 năm qua (1990 - 2000) và đề ra triển vọng và những giải pháp Luận văn Kinh tế 2
K Quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Trung quốc. thực trạng và triển vọng Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top