daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

LỜI MỞ ĐẦU

Quan hệ kinh tế quốc tế cùng với mối quan hệ về chính trị, ngoại giao, văn hoá... là những nhân tố quan trọng cấu thành nên bức tranh tổng thể về quan hệ quốc tế ở mỗi thời kỳ lịch sử nhất định. Nó ra đời và phát triển trên cơ sở phân công lao động quốc tế, bao gồm một hệ thống đa dạng và phong phú các hoạt động như: thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, chuyển giao công nghệ... Cùng với xu thế toàn cầu hoá trong quan hệ quốc tế nói chung, hoạt động kinh tế quốc tế đang đạt được bước phát triển mạnh chưa từng thấy mang tính thời đại sâu sắc và sẽ còn tiếp tục được bổ sung, phát triển hơn nữa bởi những nhân tố mới trong tương lai. Trong bối cảnh đó, các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh tế quốc tế nói chung và các hoạt động thương mại nói riêng có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp đòi hỏi phải có những cách giải quyết nhanh chóng, hiệu quả nhằm bảo đảm cho các hoạt động đó được diễn ra một cách liên tục và thuận tiện.
Tuy nhiên, giải quyết tranh chấp thương mại là vấn đề vô cùng phức tạp do tham gia vào các quan hệ này có nhiều chủ thể với những địa vị pháp lý không giống nhau, thuộc những hệ thống pháp luật khác nhau... Do đó, việc lựa chọn được một cách giải quyết tranh chấp hợp lý là một vấn đề có ý nghĩa quyết định trong việc đảm bảo và thúc đẩy các hoạt động thương mại quốc tế phát triển thuận lợi. Trên thực tế, toà án là cơ quan có đủ chức năng để thực hiện những cơ sở pháp lý trong việc giải quyết tranh chấp nói chung. Song các đặc tính gay gắt, phức tạp và sòng phẳng của các hoạt động thương mại thì bên cạnh toà án còn có những biện pháp giải quyết tranh chấp khác có hiệu quả hơn nhiều. Một trong những biện pháp đó là "Trọng tài".
Là một thành viên trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế phát triển chung của thế giới. Đảng và Nhà nước ta chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác và phát triển về kinh tế với các quốc gia khác và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Năm 1986, Nghị quyết Đại hội VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới, nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế quản lý tập trung, bao cấp sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự chuyển đổi tư duy kinh tế có ý nghĩa lớn lao này đã đặt nền móng cho sự phát triển, tăng trưởng kinh tế liên tục của nước ta hơn 15 năm qua.Từ khi chúng ta thực hiện chính sách mở cửa, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 100 nước trên thế giới, ký kết hàng loạt các Hiệp định thương mại song phương và đa phương trong đó tiêu biểu là Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, Hiệp định về buôn bán hàng dệt may Việt Nam - EU, Hiệp định về khu vực mậu dịch tự do AFTA... Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN, tham gia tổ chức kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác kinh tế á - Âu (ASEM). Hiện nay Việt Nam đang là quan sát viên của tổ chức thương mại thế giới WTO.
Bối cảnh đó đặt ra cho Việt Nam nhiều thời cơ để phát triển nhưng cũng không ít thách mà chúng ta phải đối mặt, đặc biệt là việc giải quyết các tranh chấp thương mại. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải có một chế định pháp luật hiện đại về trọng tài vì đây là một trong những cách giải quyết tranh chấp hữu hiệu nhất hiện nay.
Trong khuôn khổ bài tiểu luận này, em xin tìm hiểu và phân tích cụ thể về cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài và thực tiễn ở Việt Nam về vấn đề này. Về bố cục, bài tiểu luận gồm có: Lời nói đầu, 3 chương và lời kết luận. Cụ thể là:
Chương I: Một số khái niệm chung
Chương II: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài ở Việt Nam.
Chương III: Đánh giá chung về pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 và một số đề kiến nghị. Doanh nghiệp Việt Nam đón nhận trọng tài như thế nào trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Xu hướng phát triển văn hoá trọng tài thương mại quốc tế.

CHƯƠNG I
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG

1. KHÁI NIỆM TRỌNG TÀI VÀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
1.1. Khái niệm trọng tài trong khoa học pháp lý Quốc tế.
Ở tất cả các nước trên thế giới, các tranh chấp dân sự dù có hay không có yếu tố nước ngoài đều được giải quyết không chỉ bằng toà án mà bằng cả trọng tài. Trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp độc lập và ngày càng được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn xét xử quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực quan hệ kinh tế quốc tế.
Cuối thế kỷ 19, người ta đã cố gắng hợp thức hoá tính cách pháp lý cho hình thức trọng tài qua hai Hội nghị Quốc tế. Đó là hội nghị Hoà bình tổ chức tại La - Hay Hà Lan vào năm 1899 và 1907. Hai hội nghị này đã đi đến việc soạn thảo quy chế và thủ tục và nỗ lực hướng dẫn các quốc gia áp dụng triệt để các hiệp ước trọng tài.
Cũng như các thuật ngữ khoa học pháp lý khác, khái niệm "Trọng tài" được đề cập nhiều trong luật quốc tế. Định nghĩa sớm nhất về trọng tài được nêu trong Công ước La - Hay năm 1988, theo đó: "Trọng tài là nhằm để giải quyết những bất đồng giữa các bên thông qua một người thứ ba do chính các bên lựa chọn trên cơ sở tôn trọng luật pháp".
Hiệp định La - Hay 1907 qui định: "Trọng tài quốc tế có đối tượng giải quyết là những tranh chấp giữa các quốc gia qua sự can thiệp của những trọng tài viên do các quốc gia tranh chấp tự chọn và đặt trên cơ sở của sự tôn trọng luật pháp".
Theo giáo sư Ph.Farrchar thuộc trường đại học Pans II thì: "Trọng tài là một cách giải quyết tranh chấp, theo đó các bên giao cho một cá nhân (trọng tài viên) thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh giữa họ với nhau".
Luật sư toà thượng thẩm Paris Didier Skonicki định nghĩa ngắn gọn: "Trọng tài là toà án tư, do ý chí của đôi bên tranh chấp. Nó cũng xét xử như toà án nhà nước".
Chương I. Một số khái niệm chung
1. Khái niệm Trọng tài và trọng tài thương mại
1.1. Khái niệm Trọng tài khoa học pháp lý Quốc tế
1.2. Khái niệm Trọng tài thương mại
1.2.1. Khái niệm Trọng tài thương mại quốc tế
1.2.2. Khái niệm Trọng tài thương mại theo pháp luật Việt Nam
2. Khái niệm tranh chấp thương mại
2.1. Khái niệm hoạt động thương mại
2.1.1. Khái niệm quan hệ thương mại trong khoa học pháp lý quốc tế
2.1.2. Khái niệm hoạt động thương mại theo pháp luật Việt Nam
2.1.3. Khái niệm hoạt động thương mại theo pháp lệnh trọng tài thương mại 2003
2.2. Khái niệm tranh chấp thương mại
2.2.1. Khái niệm tranh chấp thương mại theo pháp lệnh trọng tài thương mại 2003
3. Vai trò của Trọng tài và các nguyên tắc trong giải quyết các tranh chấp thương mại bằng trọng tài
3.1. Vai trò của trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại
3.2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài
3.2.1. Nguyên tắc tự nguyện
3.2.2. Nguyên tắc bình đẳng giữa các bên tranh chấp
3.2.3. Nguyên tắc độc lập của các Trọng tài viên trong quá trình giải quyết tranh chấp
3.2.4. Nguyên tắc giữ bí mật trọng giải quyết tranh chấp
3.2.5. Quyết định của Trọng tài có giá trị bắt buộc với các bên và không thể bị kháng cáo
Chương II. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài ở Việt Nam
1. Quá trình phát triển của pháp luật Việt Nam về chế định Trọng tài
1.1. Trọng tài kinh tế nhà nước
1.1.1. Giai đoạn từ 1960 đến 1994
1.1.2. Từ năm 1994 đến nay
1.2. Trọng tài thương mại quốc tế
1.2.1. Giai đoạn từ 1960 đến 1993
1.2.2. Giai đoạn từ 1993 đến nay
2. Những nét mới của pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 so với nghị định 116/CP về tổ chức và hoạt động của Trọng tài
2.1. Những điểm tiến bộ mới pháp lệnh 2003so với nghị định 116/CP
2.1.1. Vấn đề phạm vi điều chỉnh
2.1.2. Vấn đề thoả thuận Trọng tài
2.1.3. Vấn đề Trọng tài viên
2.1.4. Vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong quá trình tố tụng Trọng tài
2.1.5. Nguyên tắc áp dụng luật để giải quyết vụ tranh chấp
2.1.6. Tính cưỡng chế của quyết định Trọng tài
3. Mối quan hệ giữa cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài và toà án
3.1. Hoạt động hỗ trợ của toà án đối với Trọng tài
3.2. Hoạt động giám sát của toà án đối với Trọng tài
Chương III. Đánh giá chung về pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 và một số đề kiến nghị. Xu hướng phát triển văn hoá Trọng tài thương mại quốc tế. Doanh nghiệp Việt Nam đón nhận Trọng tài như thế nào trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay
1.1. Đánh giá chung
1.2. Xu hướng phát triển văn hoá Trọng tài thương mại quốc tế
1.3. Doanh nghiệp Việt Nam đón nhận Trọng tài như thế nào trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay
1.4. Một số kiến nghị
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top