habo_milk

New Member

Download miễn phí Đề tài Nâng cao chất lượng phân tích tín dụng tại ngân hàng Phương Nam – Chi nhánh Hà Nội





 

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Chương 2: Thực trạng và chất lượng phân tích tín dụng tại SB – Hà Nội 2

CHƯƠNG 1: CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM) 3

1.1 . PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CỦA NHTM: 3

1.1.1. Hoạt động tín dụng của NHTM: 3

1.1.1.1 Khái niệm và phân loại tín dụng: 3

1.1.1.2. Các nghiệp vụ tín dụng 4

1.1.1.3. Rủi ro tín dụng 9

1.1.1.4. Quản lý rủi ro tín dụng. 11

1.1.2 Phân tích tín dụng của NHTM: 12

1.1.2.1. Khái niệm, mục tiêu và yêu cầu: 12

1.1.2.2.Các nguyên tắc tín dụng ngân hàng: 13

1.1.2.3.Qui trình phân tích tín dụng: 14

1.1.2.4. Viết báo cáo tín dụng: 22

1.2.CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG CỦA NHTM: 23

1.2.1. Khái niệm về chất lượng phân tích tín dụng: 23

1.2.2.Các tiêu chí để đánh giá chất lượng của phân tích tín dụng: 24

1.2.2.1.Tính chính xác: 24

1.2.2.2.Tính toàn diện: 25

1.2.2.3.Tính khách quan 25

1.2.2.4. Thời gian phân tích tín dụng: 26

1.2.3.Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng phân tích tín dụng của NHTM 26

1.2.4.Yêu cầu nâng cao chất lượng phân tích tín dụng của NHTM: 28

1.2.4.1.Là công việc thường xuyên và không thể thiếu của NHTM: 28

1.2.4.2.Đánh giá khách quan và đề xuất giải pháp xử lý phù hợp, thực hiện cải cách hành chính trong hoạt động cho vay 29

1.3.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG 29

1.3.1 Nhân tố chủ quan: 29

1.3.1.1. Sự hoàn thiện của quy trình tín dụng và chính sách tín dụng ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tín dụng ngân hàng 29

1.3.1.2.Vấn đề thông tin và xử lý thông tin 30

1.3.1.3. Năng lực của cán bộ tín dụng 31

1.3.1.4. Các nhân tố khác: 31

1.3.2 Nhân tố khách quan: 32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG 34

PHÂN TÍCH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG 34

PHƯƠNG NAM – CHI NHÁNH HÀ NỘI 34

2.1. KHÁI QUÁT VỀ SB – HÀ NỘI 34

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của SB - Hà Nội 34

2.1.2.Hoạt động kinh doanh của SB - Hà Nội 37

2.1.2.1. Huy động vốn và cho vay 37

2.1.2.2. Kết quả kinh doanh của SB - Hà Nội 40

2.2.THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG TẠI SB - HÀ NỘI 41

2.2.1.Thực trạng phân tích tín dụng tại SB – Hà Nội 41

2.2.1.1.Phân cấp trong quy trình tín dụng tại SB 41

2.2.1.2.Quy trình phân tích tín dụng tại SB- Hà Nội 42

2.2.1.3. Nguồn thông tin phân tích tín dụng SB 45

2.2.1.4.Nội dung phân tích tín dụng tại SB 46

2.2.2.Thực trạng chất lượng phân tích tín dụng tại SB – Hà Nội qua quá trình phân tích tín dụng với khách hàng tiêu biểu 50

2.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG TẠI SB – HÀ NỘI 63

2.3.1. Kết quả đạt được 63

2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân 65

2.3.2.1. Hạn chế 65

2.3.2.2. Nguyên nhân 67

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 71

PHÂN TÍCH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM- CHI NHÁNH HÀ NỘI 71

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TẠI SB – HÀ NỘI: 71

3.1.1. Định hướng kinh doanh của SB – Hà Nội 71

3.1.1.1. Định hướng chung của SB 71

3.1.1.2.Định hướng kinh doanh của SB – Hà Nội 72

3.1.2. Định hướng phát triển tín dụng của SB – Hà Nội 73

3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÍN DỤNG TẠI SB- HÀ NỘI: 74

3.2.1.Cải tiến nhằm hoàn thiện quy trình phân tích tín dụng: 74

3.2.2.Hoàn thiện nội dung phân tích tín dụng: 75

3.2.3.Xây dựng hệ thống thông tin khách hàng và xếp hạng tín nhiệm khách hàng trong hệ thống ngân hàng SB 76

3.2.4.Nâng cao năng lực và phẩm chất cán bộ tín dụng: 81

3.2.5.Áp dụng mô hình SWOT đánh giá rủi ro tín dụng một cách toàn diện: 82

3.2.6.Nâng cao khả năng quản lý tài sản đảm bảo: 83

3.2.7.Trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng nhu cầu thu thập thông tin và phân tích thông tin 84

3.2.8.Các giải pháp bổ sung khác: 85

3.3. KIẾN NGHỊ: 85

3.3.1.Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước: 85

3.3.2.Kiến nghị đối với các ban ngành có liên quan: 91

KẾT LUẬN 92

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


vay theo quy định NHNN và của SB
Sau đó trình lên Trưởng phòng kinh doanh và Hội đồng tín dụng Chi nhánh
Bước 2b: Song song với việc thẩm định tại bước 2a, Nhân viên thẩm định tài sản trực tiếp kiểm tra và đánh giá tài sản đảm bảo cho khoản vay với các tiêu thức:
Tính hợp pháp và hợp lệ của tài sản:
+ Tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của người vay hay bên bảo lãnh.
+ Tài sản phù hợp với qui định của SB trong từng thời kỳ.
+ Tài sản hiện không có sự tranh chấp hay chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp…
- Giá trị của tài sản theo qui định về định giá tại SB trong từng thời kỳ.
Bước 3: Trưởng phòng kinh doanh có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và tờ trình thẩm định tín dụng và tờ trình thẩm định tài sản của các nhân viên thẩm định. Nếu thấy cần thiết hay nghi ngại vấn đề gì, có thể yêu cầu tái thẩm định. Đưa ra ý kiến và trình hồ sơ lên Hội đồng tín dụng Chi nhánh.
Bước 4: Hội đồng Tín dụng Chi nhánh hay Hội đồng tín dụng các cấp cao hơn sẽ xem xét toàn bộ tờ trình thẩm định, phân tích và đánh giá lại khách hàng một cách toàn diện và đưa ra quyết định có cho vay hay không.
Bước 5: Hồ sơ sau khi đã được phê duyệt sẽ được chuyển sang bộ phận phục vụ khách hàng thực hiện theo nghiệp vụ hạch toán, giải ngân cho khách hàng.
Cùng với bộ phận phục vụ khách hàng, nhân viên thẩm định tài sản có trách nhiệm hoàn thành các thủ tục về pháp lý đối với tài sản đảm bảo như công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo, sau đó giao lại cho Loan CSR. Loan CSR căn cứ vào các quyết định và toàn bộ hồ sơ của khoản vay , thực hiện nhập kho tài sản, giải ngân và theo dõi thu nợ, thu lãi theo định kỳ được quy định trong hợp đồng tín dụng.
Bước 6: Nhân viên thẩm định tín dụng thực hiện theo dõi tình hình trả nợ gốc và lãi của khách hàng, thường xuyên kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng.
Có thể nói trong những năm gần đây, công tác phân tích tín dụng của SB được cải thiện đáng kể. Từ việc xây dựng và hoàn thiện quy trình cho vay, xây dựng chính sách tín dụng đến việc cụ thể hoá thành các quy trình cụ thể áp dụng cho từng đối tượng, từng loại hình cho vay đã hỗ trợ cho công tác phân tích được tiến hành đơn giản, thuận tiện và chính xác hơn rất nhiều. Với quy trình phân tích như trên, các cán bộ tín dụng có thể cập nhật thông tin dễ dàng hơn, các số liệu được tính toán và xử lý để cho ra các kết quả nhanh chóng và chính xác cho phép những đánh giá đúng hơn và sát thực tế hơn về khách hàng và phương án kinh doanh của họ.
Quy trình phân tích tín dụng của SB được chia nhỏ thành các quy trình được thực hiện ở mỗi bộ phận, trong đó quy định rõ cách thực hiện và các bước thực hiện quá trình phân tích của mỗi bộ phận tham gia vào quá trình phân tích đó. Từ một quy trình lớn được cụ thể hoá thành quy trình thẩm định cho khách hàng doanh nghiệp, quy trình thẩm định cho khách hàng cá nhân, quy trình tái thẩm định, quy trình quản lý nợ. Sau đó lại chia về các quy trình nhỏ như quy trình định giá tài sản đảm bảo, quy trình quản lý và kiểm soát tài sản, quy trình của hỗ trợ tín dụng.. Mỗi bộ phận có quy trình nghiệp vụ của mình, thống nhất và rõ ràng để có thể nắm bắt công việc và thực hiện nhiệm vụ chính xác hơn.
Quá trình phân tích tín dụng được thực hiện từ cấp cơ sở, nơi nhận hồ sơ trực tiếp từ khách hàng vay cho đến cấp đưa ra phán quyết tài trợ cuối cùng. Mỗi cấp đều qua phân tích và đưa ra đánh giá của mình.về khách hàng và món vay được chấp nhận khi các đánh giá đó đi đến thống nhất.
Thực hiện theo quy trình, các nhân viên tín dụng thống nhất các thông tin theo các mẫu tờ trình tín dụng của SB, đối với quy trình thẩm định khách hàng cá nhân có áp dụng phương pháp chấm điểm tín dụng để thực hiện đánh giá khách hàng. Đối với quy trình áp dụng cho khách hàng doanh nghiệp, việc phân tích các chỉ tiêu tài chính sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp hệ số để đánh giá tình hình tài chính của khách hàng. Đối với các chỉ tiêu phi tài chính, SB vẫn thực hiện những đánh giá theo cách trình bày nhận xét của cán bộ kinh doanh về thị trường của khách hàng, sản phẩm của khách hàng, uy tín của khách hàng về thị trường dựa trên cơ sở là các thông tin thu thập được.
2.2.1.3. Nguồn thông tin phân tích tín dụng SB
Nguồn thông tin cùng với những quy định cho vay và những chính sách của nhà nước được coi như là căn cứ để tiến hành phân tích tín dụng. Cán bộ tín dụng của SB khi phân tích tín dụng đã sử dụng tổng hợp các nguồn thông tin từ trực tiếp người vay, từ cơ quan chủ quản, từ các trung tâm thông tin tín dụng, từ khách hàng, từ các ngân hàng bạn khác.
a.Nguồn thông tin trực tiếp từ người vay
Hồ sơ vay vốn là căn cứ để nhân viên thẩm định tín dụng tiến hành phân tích tín dụng. Khi một khách hàng có nhu cầu vay vốn tại SB phải có đầy đủ những hồ sơ trong quy trình nghiệp vụ cho vay của SB. Tuỳ từng loại khách hàng, cách cho vay, bộ hồ sơ cho vay có thể chia thành:
- Hồ sơ tiếp nhận từ khách hàng
Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi tới SB những giấy tờ:
Hồ sơ pháp lý: gồm các thủ tục liên quan đến tư cách pháp nhân và năng lực tài chính của khách hàng.
Hồ sơ tài chính: gồm kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong kỳ, báo cáo tài chính kỳ trước, báo cáo nhanh tình hình tài chính, báo cáo tổng kết, sơ kết năm, quý, tháng hay chuyên đề về sản xuất kinh doanh (nếu có)
Hồ sơ vay vốn: theo quy định của SB bao gồm:
Đối với mỗi loại hình vay vốn như vay trung và dài hạn phục vụ dự án đầu tư, vay bằng ngoại tệ SB có yêu cầu bổ sung các báo cáo và thông tin khác. Hồ sơ vay vốn chung bao gồm: Giấy đề nghị vay vốn, Phương án vay vốn, trả nợ hay dự án đầu tư, các hồ sơ, chứng từ chứng minh cho phương án và đối tượng vay vốn.
b.Nguồn thông tin từ các cơ quan quản lý
Bao gồm thông tin lưu trữ, thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng CIC, thông tin từ các bộ, ngành chủ quản.
Nhìn chung, nguồn thông tin và khai thác thông tin phục vụ công tác tín dụng tại SB đã được hình thành về mặt cơ bản, xong chất lượng thông tin cũng như công tác lưu trữ và quản lý thông tin chưa được tốt và chặt chẽ, khoa học. Để có thể có được nguồn thông tin đầy đủ đảm bảo chất lượng đòi hỏi phải có những biện pháp toàn diện và mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.
Trong các thông tin SB sử dụng để thực hiện phân tích tín dụng nguồn thông tin đang được sử dụng phổ biến nhất là nhận được từ khách hàng vay. Khi nhận được đề nghị vay vốn của khách hàng, chuyên viên tín dụng cũng nhận đồng thời toàn bộ hồ sơ từ khách hàng đó bao gồm các tài liệu chứng minh năng lực pháp lý, phương án sản xuất kinh doanh, các báo cáo tài chính. Tất cả những tài liệu đó chỉ có sự xác nhận của doanh nghiệp về tính chính xác mà chưa qua bất kỳ một cơ quan kiểm toán nào để khẳng định lại điều đó. SB tiếp cận thực hiện kiểm chứng thông tin thông qua việc Chuyên viên tín dụng trực tiếp kiểm tra tình hình hoạt động của khách hàng,

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T [Free] Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Đống Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại sở giao dịch I ngân h Luận văn Kinh tế 0
R [Free] Một số ý kiến về tăng thu nhập , tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân hàng nông nghiệp Luận văn Kinh tế 0
Y [Free] Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân Hàng Nông nghiệ Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát tri Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh ngân Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh ngân hàng công thương Khu công nghiệ Luận văn Kinh tế 0
A [Free] Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung- Dài hạn tại Chi nhánh ngân hàng đầu tư p Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hoàn thiện hạch toán nguyên liệu, vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tr Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top