daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Xuất khẩu gạo việt nam sang thị trường trung quốc
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền nông nghiệp đã tồn tại từ những ngày đầu của nước Việt Nam. Nhờ có
điều kiện tự nhiên thuận lợi, hệ thống sông ngòi dày đặc, nông nghiệp ở nước ta
phát triển trên phạm vi cả nước. Một trong những sản phẩm nông nghiệp điển hình
ở Việt Nam được cả thế giới biết đến đó là gạo. Hoạt động xuất khẩu gạo đang được
Việt Nam duy trì cũng như phát triển mạnh về qui mô cũng như chất lượng trên
phạm vi thế giới. Trong những năm gần đây, một trong những thị trường tiêu thụ
gạo lớn của thế giới và đầy tiềm năng đã gia nhập thị trường nhập khẩu gạo của
Việt Nam là Trung Quốc.
Mối quan hệ của Việt Nam và Trung Quốc đã có từ rất lâu, có nhiều nét tương
đồng và hiểu nhau rất rõ. Với dân số hơn 1,3 tỷ người, thị trường Trung Quốc luôn
là thị trường đầy tiềm năng đối với bất kỳ sản phẩm lương thực nào trên thế giới.
Tuy là một nước sản xuất gạo hàng đầu thế giới, nhu cầu nhập khẩu gạo của Trung
Quốc trong khoảng 2 năm trở lại đây có xu hướng tăng khá nhanh và thị trường
Việt Nam đang là thị trường nhập khẩu gạo số một của Trung Quốc – theo các số
liệu thống kê. Điều này giúp Việt Nam có cơ hội mở rộng kim ngạch xuất khẩu và
tăng thêm nguồn ngoại tệ cho nền kinh tế, phát triển bền vững nền nông nghiệp
trong nước.
Trong tình hình hiện tại, việc nghiên cứu, phân tích thực trạng xuất khẩu mặt
hàng này sang Trung Quốc là rất cần thiết. Các phân tích cụ thể sẽ giúp đề ra giải
pháp phù hợp có tính chiến lược lâu dài để giải quyết những khó khăn, tồn tại mà
ngành gạo của Việt Nam đang gặp phải. Đây là lý do tác giả chọn đề tài “Xuất khẩu
gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Kết
cấu khóa luận được chia thành 3 phần như sau:
Chương 1: Tổng quan về xuất khẩu và tầm quan trọng của hoạt động
xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
Chương 2: Thực trạng về hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị
trường Trung Quốc giai đoạn 2004 – 2013
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường
Trung Quốc giai đoạn 2014-2020
2
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, phân tích thị trường Trung Quốc và sự cần thiết của việc đẩy mạnh
xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
Thứ hai, phân tích và đánh giá tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị
trường Trung Quốc giai đoạn 2004 – 2013.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan
ban ngành có liên quan nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị
trường Trung Quốc giai đoạn 2014– 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị
trường Trung Quốc.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi thời gian: Phạm vi phân tích tình hình thực tế là giai đoạn
2004 – 2013, phạm vi áp dụng các giải pháp là giai đoạn 2014 – 2020.
+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam
sang thị trường Trung Quốc.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp các thông tin, tư
liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu từ sách, báo, Internet, báo cáo của ngành và
các đề tài nghiên cứu khác.
Để hoàn thành bài khóa luận, tác giả xin gửi lời Thank chân thành và sâu sắc
đến cán bộ, giảng viên trường Đại học Ngoại Thương Cơ sở II tại thành phố Hồ Chí
Minh, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn khoa học Trần Văn Hoàng, người đã tận tình
hướng dẫn tác giả trong quá trình viết khóa luận này.
Do giới hạn về thời gian, dung lượng của khóa luận, kinh nghiệm và kiến thức
của người viết nên nội dung của khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm
khuyết. Rất mong sự đóng góp của thầy cô, các bạn sinh viên và những người quan
tâm để xây dựng khóa luận tốt hơn. Xin chân thành cám ơn.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top