daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian gần đây, nƣớc trở thành một chủ đề mang tính thời sự
đƣợc cả thế giới quan tâm. Tuy còn nhiều tranh luận khác nhau xung quanh
chủ đề nƣớc, nhƣng hầu hết các nhà khoa học, các nhà quản lý đều đánh giá
nƣớc là nguồn tài nguyên quý giá nhất trong thế kỷ XXI.
Nƣớc là một tài nguyên có những đóng góp quan trọng trong xã hội
loài ngƣời. Xét trên khía cạnh kinh tế, nƣớc là đầu vào sản xuất cho hầu hết
các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, năng lƣợng, giao thông vận tải,
du lịch…, khiến hệ thống kinh tế đƣợc vận hành thông suốt và hiệu quả.
Trong khi đó, nguồn nƣớc ngọt trên thế giới đang có nguy cơ cạn kiệt dần
cùng với tình trạng gia tăng dân số, lũ lụt, hạn hán và đặc biệt là quá trình
hâm nóng khí quyển. Theo dự báo, nhiệt độ trung bình thế giới tăng thêm 2
độ C sẽ kéo theo mức chi phí thích ứng với biến đổi từ 70 đến 100 tỷ USD
mỗi năm, trong đó khoảng trên dƣới 20 tỷ liên quan đến việc sử dụng nƣớc .
Tổ chức Nông lƣơng Liên hiệp quốc (FAO) ƣớc tính, vào năm 2025 sẽ có 1,8
tỉ ngƣời sống ở những khu vực “hoàn toàn thiếu nƣớc” và 2/3 dân số thế giới
có thể chịu hoàn cảnh “bị căng thẳng về nƣớc”. Còn hiện tại 01 tỉ ngƣời trên
thế giới đang bị ám ảnh về sự khan hiếm nƣớc và mỗi ngày có tới 4.000 trẻ
em tử vong vì dùng nƣớc không đảm bảo vệ sinh. Mất an ninh nguồn nƣớc
(ANNN) đã và sẽ là nguyên nhân gây ra các cuộc bất đồng, xung đột giữa các
quốc gia.
Vấn đề phát triển và quản lý nguồn nƣớc nhằm đảm bảo an ninh nƣớc
đang trở thành trọng tâm của các quốc gia trên thế giới để đạt đƣợc tăng
trƣởng, phát triển bền vững và giảm nghèo. Đối với các nƣớc phát triển, đầu
tƣ cơ sở hạ tầng nguồn nƣớc, xây dựng thể chế và năng lực quản lý nguồn
nƣớc là nhiệm vụ quan trọng. Đối với các nƣớc đang phát triển, đầu tƣ phát
triển nguồn nƣớc và quản lý nguồn nƣớc là ƣu tiên hàng đầu. Còn đối với các nƣớc kém phát triển, những thách thức trong việc quản lý nguồn nƣớc đang
khiến các nƣớc này khó đạt đƣợc tăng trƣởng kinh tế và giảm cùng kiệt bền
vững.
Đối với Việt Nam – đƣợc xác định là một trong năm quốc gia bị ảnh
hƣởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu, trong đó nƣớc sẽ chịu những ảnh
hƣởng lớn nhất và sớm nhất sẽ kéo đến việc ảnh hƣởng nặng nề đến ngành
nông nghiệp, công nghiệp, năng lƣợng,… Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập
ngày càng sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam đón nhận nhiều
dòng đầu tƣ quốc tế, di chuyển lao động quốc tế và gia tăng sản xuất. Vậy
Việt Nam cần làm gì để để đảm bảo ANNNchophát triển kinh tế bền
vững. Do đó, việc nghiên cứu đề tài “An ninh nguồn nước và pháttriển kinh
tế: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam” đƣợc đánh giá là mang
tính cấp thiết, nhằm phân tích đánh giá thực trạng ANNN của thế giới hiện
nay, mối quan hệ giữa ANNN và phát triển kinh tế bền vững, từ đó rút ra hàm
ý và kiến nghị chính sách cho Việt Nam nhằm đảm bảo ANNN quốc gia.
- Sự phù hợp của tên đề tài với chuyên ngành đào tạo:
Chƣơng trình đào tạo Thạc sỹKinh tế Quốc tế trang bị cho học viên
phƣơng pháp tƣ duy khoa học, có khả năng phát hiện, phân tích, đánh giá các
vấn đề về kinh tế quốc tế, quan hệ kinh tế quốc tế. Việc nghiên cứu ANNN
đặt trong mối quan hệ với sự phát triển kinh tế bền vững là vấn đề thời sự
quốc tế, đặc biệt đối với Việt Nam đang trên đà phát triển và có nguy cơ chịu
nhiều ảnh hƣởng sâu sắc từ mất ANNN. Do đó, đề tài “An ninh nguồn nước
và phát triển kinh tế: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam”là hoàn
toàn phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
- Câu hỏi nghiên cứu:
Thực trạng ANNN và phát triển kinh tế của một số nƣớc trên thế giới?
Mối quan hệ giữa ANNN và phát triển kinh tế? Bài học kinh nghiệm nào cho
Việt Nam để đảm bảo ANNN cho phát triển kinh tế?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung đánh giá thực trạng ANNN và ảnh hƣởng của nó đối
với phát triển kinh tế ở một số nƣớc tiêu biểutrên thế giới hiện nay. Từ đó rút
rabài học kinh nghiệm và gợi ý môṭ số hàm ý chính sách cho Viêṭ Nam .
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống những lý luận chung về ANNN;
- Thu thập, tổng hợp các nghiên cứu, số liệu để đánh giá thực trạng
ANNN và phát triển kinh tế của một số quốc gia đã lựa chọn;
- Đánh giá những vấn đề về ANNN của Việt Nam;
- Đƣa ra gợi ý chính sách cho Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu vấn đề chung về ANNN thế giới và mối quan hệ
với phát triển kinh tế tại một số quốc gia đƣợc lựa chọn là Ai Cập, Zimbabwe,
Trung Quốc, và Việt Nam. Các giải pháp đã đƣợc các quốc gia thực hiện để
đảm bảo ANNN đồng thời đảm bảo phát triển kinh tế. Từ đó đƣa ra gợi ý
chính sách cho Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu vào hiện trạng ANNN thế giới,
sự tác động qua lại với sự phát triển kinh tế, các giải pháp chính của một số
nƣớc điển hình đã chọn và Việt Nam.
- Về thời gian: luận văn sử dụng các dữ liệu chủ yếu đƣợc tổng hợp
trong thời gian 2010 - 2015, nhƣng do lĩnh vực nghiên cứu về ANNN còn
nhiều sự hạn chế về cơ sở số liệu và để phục vụ việc suy luận, áp dụng
phƣơng pháp phân tích, so sánh nhằm làm rõ quan điểm của mình, tác giả có
sử dụng một số dữ liệu ở thời điểm trƣớc khoảng thời gian trên.
4. Những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hóa đƣợc lý luận chung về an ninh nguồn nƣớc bao gồm
khái niệm và các tiêu chí để đánh giá phân tích mối quan hệ giữa an ninh
nguồn nƣớc và phát triển kinh tế;
- Phân tích đƣợc đặc điểm chung của một số quốc gia về an ninh nguồn
nƣớc và rút ra bài học kinh nghiệm;
- Một số hàm ý cho Việt Nam về an ninh nguồn nƣớc góp phần đảm
bảo sự phát triển kinh tế.
5. Kết cấu của luận văn
Luận văn đƣợc kết cấu theo 4 chƣơng, cụ thể nhƣ sau:
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận
Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3. Thực tran ̣ g an ninh nguồn n ƣớc và phát triển kinh tế của các nƣớc
Ai Cập, Zimbabwe và Trung Quốc
Chƣơng 4. Bài học kinh nghiệm và kiến nghị cho Việt Nam
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top