vtb_thuan

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Link tải miễn phí Luận văn: Hiệu quả đầu tư công tại tỉnh Lâm Đồng : Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý: 60 34 20
Nhà xuất bản: ĐHKT
Ngày: 2012
Chủ đề: Đầu tư
Lâm Đồng
Đầu tư công
Tài chính
Miêu tả: 89 tr. + CD-ROM + tóm tắt
Luận văn ThS. Tài chính và ngân hàng -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về hiệu quả đầu tư công, các phương pháp và chỉ số chính được sử dụng để đánh giá hiệu quả đầu tư công. Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả đầu tư công ở tỉnh Lâm Đồng, xác định nguyên nhân của những hạn chế trong thời gian qua. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG
……..………………………………………………………………………...6
1.1.Vai trò của nhà nước đối với phát triển kinh tế - xã hội ...................... 6
1.1.1.Vai trò của nhà nước trong xây dựng cơ sở hạ tầng và ổn định nền kinh
tế vĩ mô ……………………………………………………………………….6
1.1.2. Vai trò của nhà nước đối với việc điều tiết các yếu tố ngoại vi …….. 7
1.1.3. Vai trò của nhà nước trong việc bảo đảm công bằng, trật tự xã hội …. 8
1.1.4. Vai trò của nhà nước trong việc bảo đảm cạnh tranh và chống độc
quyền ..………………………………………………………………………..9
1.1.5. Vai trò của nhà nước trong việc bảo đảm phúc lợi xã hội ………...….11
1.1.6. Vai trò của nhà nước đối với chính sách tài chính và tiền tệ …...…….12
1.2. Các khái niệm về đầu tư công ………………………………...…….. 13
1.2.1. Đầu tư …………………………………………………………..…….13
1.2.2. Nguồn vốn đầu tư ………………………………………………….…14
1.2.3. Đối tượng đầu tư ……………………………………………………..16
1.2.4. Đầu tư công ……………………………………………………..……17
1.2.5. Hiệu quả đầu tư công ………………………………………..………..20
1.3. Các phương pháp và chỉ số đánh giá hiệu quả đầu tư công ………..23
1.3.1. Đầu tư phát triển tác động đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế.26
1.3.2. Đầu tư phát triển tác động đến tăng trưởng kinh tế ..............................29
1.3.3. So sánh lợi ích - chí phí ........................................................................31
1.3.4. Tỷ lệ GDP/ đầu tư vốn ngân sách
.........................................................32
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư công ………………33
1.4.1. Nhân tố chủ quan ……………………………………………………..33
1.4.2. Nhân tố khách quan …………………………………………………..34
Kết luận chương 1 …………………………………………………………..35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG …………………………………………….……..36
2.1. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Lâm Đồng ……………………………..36
2.1.1. Điều kiện tự nhiên …………………………………………………....36
2.1.2. Dân số, lao động …………………………………………….………..37
2.2. Thực trạng hiệu quả đầu tư công tại tỉnh Lâm Đồng ………………38
2.2.1. Tăng trưởng kinh tế tỉnh Lâm Đồng ………………………………….38
2.2.2. Thực trạng đầu tư công trên địa bàn tỉnh …………………………..…44
2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả đầu tư công trên địa bàn tỉnh Lâm
Đồng ...............................................................................................................55
2.3.1. Kết quả đạt được ...................................................................................55
2.3.2. Hạn chế trong đầu tư công của tỉnh ......................................................61
Kết luận chương 2 ..........................................................................................67
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HỆU QUẢ ĐẦU TƯ
CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỔNG ...............................................68
3.1. Định hướng đầu tư công trong chiến lược phát triển của tỉnh ..........68
3.1.1. Về phát triển kinh tế .............................................................................68
3.1.2. Về phát triển xã hội ..............................................................................69
3.1.3. Về bảo vệ môi trường ...........................................................................70
3.1.4. Kế hoạch vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2011 - 2015 ........................70
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công tại tỉnh Lâm Đồng .....71
3.2.1. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong đầu tư công ......................71
3.2.2. Đẩy mạnh thu hút đầu tư khu vực ngoài nhà nước ...............................74
3.2.3. Những cải cách có thể áp dụng và lộ trình áp dụng .............................77
3.3. Một số kiến nghị với Chính phủ ………………………………….…..83
3.3.1. Đổi mới mô hình khuyến khích, khen thưởng đối với cán bộ công chức
…………………………………………………………………….…………83
3.3.2. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh hoàn thiện các luật …………………..….84
3.3.3. Mở rộng ràng buộc về ngân sách chi cho đầu tư công ……………….84
Kết luận chương 3 ..........................................................................................85
KẾT LUẬN ....................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................88
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế của tỉnh Lâm Đồng đã đạt
được nhiều bước phát triển đáng kể. Kết quả của công cuộc đổi mới đã nâng
cao thu nhập, chất lượng đời sống của người dân, cải thiện bộ mặt chung
trên địa bàn toàn tỉnh. Để đạt được những thành tựu này, bên cạnh kết quả
sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế còn có phần đóng góp rất lớn
từ các chính sách điều hành của chính quyền tỉnh Lâm Đồng, trong đó có
hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách vào các lĩnh vực phát triển kết cấu hạ
tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Trong những chính sách, công cụ điều hành,
đầu tư công chiếm vai trò vô cùng cần thiết vì đây là công cụ khắc phục các
hạn chế của nền kinh tế thị trường, là đòn bẩy kinh tế, tạo điều kiện cho đầu
tư từ các khu vực còn lại phát huy hiệu quả cao, thông qua việc xây dựng kết
cấu hạ tầng kinh tế, đồng thời còn giúp phát triển các mặt về xã hội mà các
thành phần kinh tế tư nhân thường ít khi tham gia vào. Tuy nhiên, trong bối
cảnh hiện nay, với xuất phát điểm thấp hơn so với các Tỉnh trong khu
vực Đông Nam Bộ, tỉnh Lâm Đồng có kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng
xã hội chưa đồng bộ đã làm hạn chế cơ hội thu hút đầu tư. Ngoài ra, Tỉnh
đang đối diện với một số thách thức, khó khăn như áp lực lạm phát, sức ép
cạnh tranh của các nước khi mở cửa nền kinh tế, trình độ phát triển kinh tế -
xã hội nói chung còn thấp.
Trong giai đoạn 2006 - 2010, đầu tư phát triển toàn xã hội
tỉnh Lâm Đồng gấp 04 lần so với giai đoạn 2011 - 2015; Cơ cấu
đầu tư ngân sách nhà nước giai đoạn 2006 - 2010 cũng có sự thay đổi so với
giai đoạn 2001 - 2005: đầu tư ngành Giao thông giảm từ 31,50% xuống còn
26,20% , ngành Nông lâm thủy giảm từ 19,80% xuống còn 15,50% , ngành
Công nghiệp giảm từ 4,35% xuống còn 2,15%; ngược lại, đầu tư Công trình
công cộng tăng từ 9,75% lên 12,39%; đầu tư ngành Giáo dục đào tạo tăng từ
7,80% lên 11,75%; ngành Y tế tăng từ 3,20 lên 5,80%, ngành Văn hóa - Thể
thao tăng từ 1,34 lên 3,98%. Để đánh giá tác động của đầu tư từ khu vực
công đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong thời gian qua, tác giả lựa chọn đề
tài nghiên cứu “Hiệu quả đầu tư công tại tỉnh Lâm Đồng”, đồng thời cũng
được xem là vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Việc quan tâm đến hiệu quả đầu tư, chi tiêu công cộng đã được các
nhà nghiên cứu kinh tế nước ngoài quan tâm từ rất lâu. Tuy nhiên, do sự
khác biệt rất lớn giữa nền kinh tế các nước phát triển so với Việt Nam về mặt
quy mô, trình độ phát triển, nguyên tắc điều hành … nên các kết quả nghiên
cứu đạt được thường không phù hợp cho việc áp dụng vào quản lý kinh tế
trong nước.
Ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
của luận văn như:
Luận án Tiến sĩ của NCS Lê Thế Sáu với đề tài “Hiệu quả dự án đầu tư
bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”. Luận án đã sử
dụng các phương pháp nghiên cứu để phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả
dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn
2006 - 2010, qua đó rút ra những kết quả đã đạt được, hạn chế và nguyên
nhân dẫn tới dự án đầu tư bằng vốn NSNN chưa hiệu quả trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang. Từ đó đề xuất các giải pháp như: Đổi mới công tác quản lý vốn
của các dự án đầu tư; hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát của
nhà nước trong các dự án đầu tư; nâng cao hiệu quả hoạt động của Tư vấn
điều hành dự án …nhằm nâng cao hiệu quả các dự án đầu nguồn vốn NSNN
trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Luận án Tiến sĩ của NCS Nguyễn Đẩu về đề tài “Huy động và sử dụng
vốn đầu tư phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng - thực trạng và giải pháp”.
Luận án đã áp dụng một hệ thống mô hình, chỉ tiêu và phương pháp khoa học
để đo lường và đánh giá hiệu quả quá trình vận động của đồng vốn đầu tư từ
huy động đến sử dụng trong nền kinh tế thành phố Đà Nẵng giai đoạn 1997-
2003, chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm trong quá trình huy động và sử
dụng vốn đầu tư phát triển ở Đà Nẵng. Từ đó đề ra các giải pháp: phát huy và
đa dạng hoá các cách và công cụ huy động vốn hiệu đại; xây dựng và
phát triển thị trường giao dịch các loại chứng khoán dài hạn; xác định đúng các
trọng điểm đầu tư; áp dụng mô hình, chỉ tiêu, phương pháp khoa học trong
việc định hướng đầu tư thúc đẩy tiến bộ công nghệ, lựa chọn dự án đầu tư công
cộng, lựa chọn dự án đầu tư sản xuất kinh doanh… đảm bảo chuyển nền kinh
tế Đà Nẵng từ phát triển dựa vào sự gia tăng đầu vào sang phát triển dựa vào
tiến bộ kỹ thuật, chất lượng tri thức, năng suất lao động.
Cuốn sách “Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam: thực trạng và giải
pháp” của tác giả Dương Thị Bình Minh đã dựa trên cơ sở tiếp cận các lý
thuyết hiện đại về quản lý chi tiêu công để phân tích, đánh giá thực trạng
quản lý chi tiêu công ở Việt Nam thời gian qua (1991-2004) và đề xuất các
giải pháp kiến nghị nhằm tăng cường quản lý và sử dụng một cách có hiệu
quả các khoản chi tiêu công đến 2010.
Đề tài "Phân tích hiệu quả đầu tư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh"
của TS. Nguyễn Văn Phúc đã xây dựng phương pháp để đánh giá hiệu
quả đầu tư và hiệu quả một số ngành kinh tế; đánh giá hiệu quả và cơ cấu đầu
tư trên địa bàn theo ngành và theo thành phần kinh tế từ đó đề xuất hướng
đầu tư dựa trên kết quả phân tích ở trên và kiến nghị chính sách để nâng cao
hiệu quả đầu tư trong thời gian tới.
- Xây dựng các dự án có căn cứ để tranh thủ các nguồn vốn thông qua
các chương trình của nhà nước và của các tổ chức quốc tế như: chương trình
xóa đói giảm nghèo, nước sạch nong thôn thôn, môi trường, y tế, giáo dục, ...
- Trong cơ cấu đầu tư cần khuyến khích các thành phần kinh tế tham
gia phát triển các công trình kết cấu hạ tầng bằng các hình thức thích hợp để
giảm dần danh mục các công trình sử dụng 100% vốn nhà nước; vốn nhà
nước chỉ tập trung công tác quy hoạch, hỗ trợ các công trình hạ tầng trọng
yếu. Áp dụng rộng rãi các hình thức đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng
theo các cách BOT, BT, ... . Chủ động và tăng cường mở rộng họp tác
nhiều mặt với các tỉnh bạn, các tập đoàn kinh tế để huy động nguồn vốn của
doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục
thể thao, dạy nghề, ...; khuyến khích nhân dân tham gia các hoạt động phát
triển hạ tầng (điện, đường, trường, trạm, trại, ...) theo cách nhà nước
và nhân dân cùng làm; chú trọng các giải pháp thu hút vốn nhàn rỗi của các
tầng lớp dân cư vào đầu tư phát triển.
- Chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp với các cơ
quan, địa phương thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 1617/CT-TTG ngày
19/9/2011 về việc tăng cường thực hiện và chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư
nước ngoài. Đẩy mạnh triển khai thực hiện thí điểm cách hợp tác
công - tư (PPP) theo tinh thần Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày
09/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế thí điểm đầu
tư theo hình thức hợp tác công - tư; thí điểm cơ chế tài chính hóa các nguồn
lực đất đai; xây dựng lộ trình điều chỉnh tăng phí sử dụng cơ sở hạ tầng theo
hướng đảm bảo khả năng thu hồi chi phí đầu tư để khuyến khích đầu tư các
dự án cơ sở hạ tầng.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư xây dựng kênh phước xuyên Luận văn Kinh tế 2
D Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp của NHTMCP Á Châu Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách Nhà nước đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn Huyện Quảng Trạch, Quảng Bình Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị Luận văn Kinh tế 0
D Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Đầu Tư Phát Triển Từ Nguồn Vốn Ngân Sách Nhà Nước Trên Địa Bàn Tỉnh Bắ Luận văn Kinh tế 0
M Một số kiến nghị nhằm nâng hiệu quả đầu tư của công ty TNHH sản xuất & thương mại Vạn Hoa trong thời Luận văn Kinh tế 0
T Nâng cao hiệu quả công tác lập và quản lý dự án đầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị xây dựng tại Cô Luận văn Kinh tế 0
W Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top