Leroux

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong xu thế giáo dục đại học đang dần đƣợc chấp nhận nhƣ là một loại hình dịch
vụ, các trƣờng đại học là đơn vị cung cấp dịch vụ cho đối tƣợng khách hàng chủ yếu của
mình là sinh viên. Một áp lực không thể tránh khỏi đối với các trƣờng là việc tuân thủ
các nguyên tắc quản lý chất lƣợng hiện đại mà trong đó triết lý hƣớng đến khách hàng
đang đóng vai trò chủ đạo. Theo đó, một trong những yếu tố quyết định cho sự tồn tại và
phát triển của các đơn vị kinh doanh nói chung và các đơn vị trong lĩnh vực giáo dục nói
riêng là sự hài lòng của khách hàng về chất lượng sản phẩm dịch vụ mà đơn vị cung
ứng. Chất lƣợng phải đƣợc đánh giá bởi chính những khách hàng đang sử dụng chứ
không phải theo những tiêu chuẩn kỹ thuật, số lƣợng,...theo quy định. Nhƣ vậy, trong
lĩnh vực giáo dục việc đánh giá chất lƣợng dịch vụ qua ý kiến của khách hàng, trong đó
khách hàng trọng tâm là ngƣời học (sinh viên) đang trở nên hết sức cần thiết.
Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội đƣợc biết đến là một trong những trƣờng có
uy tín lớn trong hệ thống các trƣờng Đại học ở Việt Nam, có vai trò quan trọng trong hệ
thống giáo dục quốc dân với nhiệm vụ đào tạo lao động lành nghề ở mọi trình độ và
nhiều chuyên ngành. Cung cấp nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho sự nghiệp phát triển
kinh tế xã hội của đất nƣớc. Tuy nhiên, cũng nhƣ tình hình chung, chất lƣợng đào tạo của
các trƣờng Đại học vẫn phần nào chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của
xã hội, sức thu hút của các trƣờng chƣa mạnh đối với học sinh.
Để nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh trong trong thời kỳ hội nhập và xã
hội hóa giáo dục hiện nay, một trong những biện pháp cần thiết là các trƣờng Đại
học trong nƣớc cần lắng nghe tiếng nói của sinh viên, khảo sát và đánh giá ý kiến
của sinh viên về chất lƣợng cung ứng dịch vụ đào tạo nhà trƣờng đang cung cấp để
biết đƣợc nhu cầu thực tế của sinh viên, biết đƣợc sinh viên đang muốn gì, cần gì;
sinh viên đã đánh giá nhƣ thế nào về thực tế dịch vụ mà họ đang đƣợc cung cấp
trong quá trình học tập tại trƣờng, từ đó Nhà trƣờng sẽ xác định đƣợc phƣơng
hƣớng thúc đẩy năng lực cung ứng dịch vụ đào tạo đang cung cấp cho sinh viên.
Trong nghiên cứu đƣợc thực hiện bởi TS. Nguyễn Phƣơng Nga và TS. Bùi
Kiên Trung (2005), các tác giả đã khảo sát hiệu quả giảng dạy trên đối tƣợng
khoảng 800 SV của 06 môn học của 02 ngành học xã hội và tự nhiên theo 05 nhóm
nhân tố chất lƣợng gồm: (1) Điều kiện cơ sở vật chất, (2) Chƣơng trình môn học,
(3) Phƣơng pháp giảng dạy, (4) Kiểm tra đánh giá, (5) Năng lực sinh viên. Trên cơ
sở phân tích mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến hiệu quả môn học, nghiên cứu
đã đi đến nhận định các nhân tố: Nội dung chƣơng trình và phƣơng pháp giảng dạy
có độ ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả giảng dạy.
Tác giả Nguyễn Thành Long (2006) đã sử dụng biến thể của thang đo
SERVQUAL là SERVPERF đánh giá chất lƣợng đào tạo qua đánh giá của sinh viên
Đại học An Giang. Trong đó hoạt động đào tạo đƣợc xem nhƣ một dịch vụ dƣới
đánh giá của khách hàng là sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Thang đo
SERVPERF vẫn đa hƣớng nhƣng có sự biến thái các thành phần từ đặc trƣng dịch
vụ sang các thành tố cung ứng dịch vụ; Các yếu tố giảng viên, cơ sở vật chất và sự
tin cậy vào nhà trƣờng là ba yếu tố quan trọng nhất của chất lƣợng đào tạo.
Tại trƣờng Đại học Công nghiệp Hà nội, thăm dò mức độ hài lòng của sinh viên
đã đƣợc triển khai trong các mục tiêu chất lƣợng ISO, (gồm 12 câu hỏi, liên quan đến
phƣơng pháp giảng dạy và đánh giá của giáo viên) đƣợc triển khai tại các khoa. Trung
tâm Quản lý chất lƣợng trong thời gian vừa qua cũng tiến hành thăm dò mức độ hài
lòng của sinh viên (gồm 24 câu hỏi, đƣợc chia thành 3 nhóm chuẩn bị dạy học, tổ chức
- phƣơng pháp dạy học và quy chế, tác phong nhà giáo). Tuy nhiên hiện nay chƣa có
một đề tài nghiên cứu một cách toàn diện, có cơ sở khoa học về mức độ hài lòng của
của sinh viên khối ngành kinh tế, các kết quả thăm dò ở trên chỉ dừng lại ở số liệu tổng
hợp, chƣa có phân tích cụ thể, nguyên nhân cũng nhƣ mức độ của từng nhân tố đến
mức độ hài lòng, chƣa đƣa ra đƣợc các giải pháp nhằm nâng cao mức độ hài lòng.
Từ những phân tích trên, theo hƣớng tiếp cận vấn đề cần có cách nhìn nhận
khách quan về những gì mình đã cung cấp, thay vì chỉ quan tâm đến các yếu tố số
lƣợng, tiêu chí kỹ thuật và những gì nhà trƣờng hiện đang có, cần thiết phải nắm bắt
sự hài lòng của sinh viên đối dịch vụ đào tạo đã cung cấp, từ đó tìm ra các giải pháp
có tính chiến lƣợc. Xuất phát từ những phân tích trên, đƣợc sự đồng ý của Giảng
viên hƣớng dẫn chúng tui thực hiện nghiên cứu đề tài: “Đánh giá mức độ hài lòng
của sinh viên khối ngành Kinh tế tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội”
Đề tài nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm trả lời và giải quyết những câu hỏi sau:
- Mức độ hài lòng của sinh viên về chất lƣợng đào tạo ngành Kinh tế trƣờng
Đại học Công nghiệp Hà Nội?
- Các yếu tố cơ sở vật chất, chƣơng trình đào tạo, giảng viên, khả năng phục
vụ,...có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến sự hài lòng của sinh viên?
- Làm thế nào để nâng cao sự hài lòng của sinh viên về chất lƣợng đào tạo của
sinh viên khối ngành Kinh tế trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội?
2. Mục đích và nhiệm nghiên cứu
- Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về chất lƣợng dịch vụ và sự hài
lòng của khách hàng.
Đánh giá thực trạng chất lƣợng cung cấp dịch vụ và sự hài lòng của sinh viên
khối ngành Kinh tế tại trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội trên cơ sở xây dựng mô
hình nghiên cứu để đo lƣờng sự cảm nhận của sinh viên hệ đại học chuyên ngành
Kế toán và Quản trị kinh doanh trên các khía cạnh: Chương trình đào tạo, đội ngũ
giảng viên, tổ chức quản lý đào tạo, cơ sở vật chất và kết quả đạt được chung về
khóa học nhà trƣờng đang cung cấp.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao mức độ hài lòng của
sinh viên khối kinh tế của trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên học khóa 6, 7, 8 hệ chính quy, khối ngành
kinh tế trƣờng Đại Công nghiệp Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu: Sinh viên các ngành/chuyên ngành Kế toán, Quản trị
kinh doanh đang học tại trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội. Thời gian khảo sát
tháng 05/2015 sau khi sinh viên đã thi xong học kỳ 1 năm học 2014-2015 và có kết
quả tổng hợp điểm tích lũy.
4 Phƣơng pháp nghiên cứu
4
- Phƣơng pháp nghiên cứu hồ sơ, tài liệu: ngƣời nghiên cứu tiến hành thu thập
và phân tích những tài liệu liên quan từ nhiều nguồn khác nhau, cả trong và ngoài
nƣớc, từ đó đánh giá về cách tiếp cận nghiên cứu trƣớc đây, những ƣu và nhƣợc
điểm của từng cách tiếp cận nghiên cứu. Trên cơ sở đó xây dựng mô hình và lý
thuyết nghiên cứu cho đề tài hiện tại.
- Phƣơng pháp khảo sát bằng bảng hỏi: Bảng hỏi đƣợc xây dựng dựa trên cơ
sở mô hình nghiên cứu của đề tài nhằm thu thập thông tin đƣa vào phân tích và
kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
- Phƣơng pháp phỏng vấn: nhằm thu thập thêm ý kiến từ sinh viên trƣớc và
sau khi khảo sát chính thức.
- Phƣơng pháp thống kê toán học: Xử lý số liệu thu đƣợc bằng phần mềm
SPSS phiên bản 16.0.
- Mẫu nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu đƣợc chọn để điều tra theo phƣơng pháp
phân tầng, phân bổ theo tỷ lệ số sinh viên của từng ngành, từng khoa sau đó đƣợc
chọn ngẫu nhiên sinh viên đại học chính qui đang học tập tại Nhà trƣờng thuộc các
khoa Kế toán - Kiểm toán, khoa Quản lý kinh doanh, khoa Sƣ phạm du lịch, bao
gồm 04 chuyên ngành: Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng, Quản
trị kinh doanh khách sạn du lịch.
5. Những đóng góp của luận văn nghiên cứu
Thông qua kết quả nghiên cứu tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
chất lƣợng cung cấp dịch vụ đào tạo nhằm thỏa mãn hơn nữa sự hài lòng của sinh
viên.
6. Kết cấu luận văn
Mục lục đề tài.
Danh mục bảng biểu, từ viết tắt.
Phần giới thiệu
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận
Chƣơng 2: Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu
Chƣơng 3: Phân tích thực trạng

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Khảo sát hệ vi sinh vật và đánh giá mức độ an toàn vi sinh trong bia Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá hiện trạng và mô phỏng mức độ ô nhiễm nước biển ven bờ thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh Khoa học Tự nhiên 1
D Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính Luận văn Kinh tế 0
M Đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu EximBank An Giang tại Thành phố Long Xuyên Kiến trúc, xây dựng 2
D Điều tra, nghiên cứu, đánh giá và dự báo mức độ tổn thương môi trường nước và trầm tích đáy do ô nhi Luận văn Sư phạm 0
T Dự án Điều tra, đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên - môi trường, khí tượng thủy văn biển Việt Nam Luận văn Sư phạm 1
C Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Cao S Luận văn Sư phạm 0
Q Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của kỹ sư ngành công nghệ thông tin tốt nghiệp tại Trường Luận văn Sư phạm 0
S Đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp nghề sản xuất gốm thô hệ trung cấp tr Luận văn Sư phạm 0
Y Đánh giá mức độ đáp ứng về kiến thức, kỹ năng và thái độ của cử nhân giáo dục đặc biệt - trường Đại Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top