zunzunny_taddy

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

CHƢƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ
HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP............... 11
1.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................... 11
1.1.1. Trách nhiệm xã hội....................................................................... 11
1.1.2. Người lao động trong doanh nghiệp............................................. 13
1.1.3. Thực hiện trách nhiệm xã hội ....................................................... 14
1.2. Thực hiện trách nhiệm xã hội đối với ngƣời lao động trong doanh
nghiệp ....................................................................................................... 17
1.2.1. Thực hiện trách nhiệm kinh tế đối với người lao động trong DN.. 17
1.2.2. Thực hiện trách nhiệm pháp luật đối với người lao động trong DN ... 19
1.2.3. Thực hiện trách nhiệm cam kết và trách nhiệm tự nguyện đối với
người lao động....................................................................................... 21
1.3. Tổ chức thực hiện trách nhiệm xã hội đối với ngƣời lao động trong DN... 23
1.3.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao
động trong doanh nghiệp ....................................................................... 23
1.3.2. Triển khai thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động
trong doanh nghiệp ................................................................................ 25
1.3.3. Đánh giá thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động
trong doanh nghiệp ................................................................................ 27
1.4. Một số nhân tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối
với ngƣời lao động trong doanh nghiệp ..................................................... 29
1.4.1. Pháp luật liên quan đến thực hiện TNXH đối với NLĐ................. 29
1.4.2. Quan điểm của nhà quản trị doanh nghiệp................................... 30
1.4.3. Tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp........................................ 31
1.4.4. Văn hóa doanh nghiệp.................................................................. 33
1.4.5. Đặc điểm lao động của doanh nghiệp .......................................... 33
1.4.6. Đặc điểm ngành kinh doanh......................................................... 35
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................... 37
2.1. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi................................................... 37
2.1.1. Mục đích ...................................................................................... 37
2.1.2. Cách thực hiện ............................................................................. 37
2.2. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu............................................................... 39
2.2.1. Mục đích ...................................................................................... 39
2.2.2. Cách thực hiện ............................................................................. 39
2.3. Phƣơng pháp quan sát trực tiếp........................................................... 40
2.3.1. Mục đích ...................................................................................... 40
2.3.2. Cách thực hiện ............................................................................. 40
2.4. Phƣơng pháp xử lý và phân tích dữ liệu.............................................. 40
2.4.1. Mục đích ...................................................................................... 40
2.4.2. Cách thực hiện ............................................................................. 41
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI
VỚI NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒ HỘP HẠ LONG .. 42
3.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long................................ 42
3.1.1. Quá trình hình thành, phát triển................................................... 42
3.1.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức ................................................................... 43
3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 – 2013.................. 45
3.2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội đối với ngƣời lao động tại
Công ty Cổ phần đồ hộp Hạ Long ............................................................. 46

3.2.1. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội kinh tế đối với người lao
động tại công ty...................................................................................... 46
3.2.3. Thực trạng thực hiện trách nhiệm cam kết và trách nhiệm tự
nguyện đối với người lao động tại công ty.............................................. 56
3.3. Thực trạng tổ chức thực hiện trách nhiệm xã hội đối với ngƣời lao động
tại Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long ....................................................... 59
3.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch thực hiện TNXH đối với người lao
động tại công ty...................................................................................... 61
3.3.2. Thực trạng triển khai thực hiện TNXH đối với người lao động tại
công ty ................................................................................................... 62
3.3.3. Thực trạng đánh giá thực hiện TNXH đối với người lao động tại
công ty ................................................................................................... 62
3.4. Phân tích sự ảnh hƣởng của các nhân tố tới thực hiện trách nhiệm xã
hội đối với ngƣời lao động tại Công ty CP Đồ hộp Hạ Long ..................... 64
3.4.1. Hệ thống các văn bản pháp luật về trách nhiệm xã hội đối với
người lao động....................................................................................... 64
3.4.2. Quan điểm của nhà quản trị doanh nghiệp................................... 66
3.4.3. Tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp........................................ 67
3.4.4. Văn hóa doanh nghiệp.................................................................. 67
3.4.5. Đặc điểm lao động của công ty .................................................... 69
3.4.6. Đặc điểm của ngành chế biến thực phẩm ..................................... 70
3.5. Đánh giá chung .................................................................................. 70
3.5.1. Thành công và nguyên nhân......................................................... 70
3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân .............................................................. 71
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN TRÁCH
NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP ĐỒ
HỘP HẠ LONG........................................................................................... 73
4.1. Mục tiêu và phƣơng hƣớng phát triển của Công ty ............................. 73

4.1.1. Phương hướng đến 2020 .............................................................. 73
4.1.2. Một số mục tiêu cụ thể.................................................................. 73
4.2. Quan điểm đẩy mạnh thực hiện trách nhiệm xã hội đối với ngƣời lao
động tại doanh nghiệp ............................................................................... 75
4.2.1. Thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động là nhiệm vụ
tất yếu, là mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp................................... 75
4.2.2. Thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động là công cụ
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp................................... 75
4.2.3. Thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động là hoạt động
đầu tư của doanh nghiệp........................................................................ 76
4.2.4. Thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động là văn hoá
doanh nghiệp. ........................................................................................ 77
4.3. Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh thực hiện trách nhiệm xã hội đối
với NLĐ tại Công ty CP Đồ hộp Hạ Long................................................. 78
4.3.1. Đẩy mạnh thực hiện nội dung trách nhiệm xã hội đối với NLĐ .... 78
4.3.2. Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện trách nhiệm xã hội đối với NLĐ ... 86
4.3.3. Đổi mới quan điểm của nhà quản trị về thực hiện TNXH đối với
người lao động....................................................................................... 90
4.3.4. Nâng cao trình độ nhận thức, năng lực của người lao động......... 91
4.3.5. Phát triển Văn hoá doanh nghiệp. ................................................ 95
4.3.6. Nâng cao năng lực của tổ chức công đoàn................................... 96
KẾT LUẬN.................................................................................................. 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 100
PHỤ LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đê tài nghiên cứu
Thuật ngữ Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) mới chính thức xuất
hiện cách đây hơn 50 năm, khi H.R.Bowen công bố cuốn sách của mình với nhan
đề “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân” (Social Responsibilities of the
Businessmen) (1953) nhằm mục đích tuyên truyền và kêu gọi ngƣời quản lý tài sản
không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của ngƣời khác, kêu gọi lòng từ thiện
nhằm bồi hoàn những thiệt hại do các doanh nghiệp làm tổn hại cho xã hội. Tuy
nhiên, từ đó đến nay, thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang đƣợc
hiểu theo nhiều cách khác nhau. Một số ngƣời xác định “trách nhiệm xã hội hàm ý
nâng hành vi của doanh nghiệp lên một mức phù hợp với các quy phạm, giá trị và
kỳ vọng xã hội đang phổ biến” (Prakash, Sethi, 1975: 58 – 64). Một số ngƣời khác
hiểu “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm sự mong đợi của xã hội về
kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm
nhất định” (Archie.B Carroll, 1979).
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trƣớc đây đƣợc coi là hoạt động không
đóng góp cho doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.Tuy nhiên, một nghiên cứu
mới của Marketing Charts đã chỉ ra điều ngƣợc lại: 68% trong 250 giám đốc điều
hành trên toàn thế giới đƣợc điều tra cho biết, CSR đƣợc xem nhƣ là một nguồn
tăng trƣởng doanh thu tiềm năng, chứ không phải là một vấn đề quy định hay từ
thiện. Hơn 50% các giám đốc điều hành đƣợc khảo sát cũng cho biết, các hoạt động
CSR đã mang lại cho công ty của họ thêm lợi thế cạnh tranh, chủ yếu là do các hoạt
động CSR mang lại nhiều phản hồi tích cực từ phía khách hàng và đối tác của
doanh nghiệp.
Thật vậy, trên thế giới, đối với các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển,
trách nhiệm xã hội không còn là vấn đề xa lạ, thậm chí đã trở thành kim chỉ nam
cho sự thành công của các doanh nghiệp bởi rất nhiều lợi ích rõ ràng mà nó đem lại

nhƣ giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị doanh nghiệp, giảm tỉ lệ nhân viên
thôi việc, tăng năng suất và cơ hội tiếp cận các thị trƣờng mới. Hãy nhìn vào thành
công của The Body Shop để thấy đƣợc giá trị của việc thực hiện trách nhiêm xã hội
đối với sự thành công của doanh nghiệp. Anita Roddick đã phá vỡ hầu hết mọi quy
tắc kinh doanh khi cô khởi sự doanh nghiệp The Body Shop, tập đoàn hàng đầu của
Anh về cung cấp các loại mỹ phẩm có nguồn gốc thiên nhiên. Sản phẩm mà The
Body Shop mang đến cho khách hàng phải là những sản phẩm đƣợc làm bằng
những nguyên liệu và phƣơng thức không gây hại cho môi trƣờng. Anita luôn hình
dung ra một công ty có trách nhiệm và lƣơng tâm với xã hội, cô đã từng phát biểu:
“tui ghét ngành làm đẹp. Đó là một ngành chuyên đi bán những giấc mơ không thể
trở thành hiện thực. Nó lừa dối và khai thác tiền của phụ nữ. tui chỉ muốn làm việc
cho một công ty có đóng góp cho xã hội và là một phần của cộng đồng. tui không
chỉ muốn có một nơi để đầu tƣ mà còn muốn có một nơi để trao gửi niềm tin”. Nhân
viên của Anita cũng đồng quan điểm với ngƣời chủ và luôn cùng cô hƣớng đến các
hoạt động cộng đồng, họ dành nửa ngày mỗi tháng giam gia các hoạt động tình
nguyện xã hội, có những ngƣời còn tình nguyện sang Romania tham gia xây dựng
trại trẻ mồ côi. Chính bởi lý tƣởng về trách nhiệm xã hội từ ngay những ngày đầu
sáng lập của ngƣời phụ nữ tài ba này, The Body Shop đã nhanh chóng trở thành tập
đoàn toàn cầu với hơn 1.500 cửa hàng trên khắp thế giới, với giá trị thƣơng hiệu lên
tới 500 triệu đô la trƣớc khi Anita quyết định chuyển nhƣợng lại cho L’Oreal để
dành thời gian và số tài sản tích luỹ đƣợc của mình lên đến 104 triệu đô la Mỹ làm
từ thiện. Có thể nói, thành công của Anita với thƣơng hiệu The Body Shop là minh
chứng rõ ràng nhất cho những giá trị tuyệt vời mà việc thực hiện trách nhiệm xã hội
có thể đem lại cho một doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, trong hai thập niên gần đây, cụm từ “Trách nhiệm xã hội” cũng
đƣợc nhắc đến nhiều hơn. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhận thức đƣợc tầm
quan trọng của trách nhiệm xã hội và thành công với việc thực hiện các nội dung của
trách nhiệm xã hội. Vinamilk có thể coi là một trong những doanh nghiệp đi đầu
trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại Việt Nam. Vinamilk đã ban hành bộ

“Chính sách Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp” cùng “Bộ quy tắc ứng xử” nhằm
tuyên bố những quan điểm hoạt động và minh bạch hóa các cam kết về trách nhiệm
của Vinamilk đối với xã hội, cộng đồng, và coi đó là kim chỉ nam cho tất cả các
chính sách, quy chế, quy định và mọi quy trình hoạt động của Vinamilk.Với
Vinamilk, trách nhiệm xã hội không phải là một áp lực từ bên ngoài mà là một phần
sẵn có trong nguyên tắc kinh doanh, trong sứ mệnh hoạt động và đƣợc tích hợp vào
tất cả các hoạt động của mình. Quả thật, cho đến thời điểm này, không thể phủ nhận
những đóng góp to lớn của Vinamilk trong việc nâng cao các giá trị cộng đồng, tham
gia các chƣơng trình từ thiện xã hội vì mục tiêu phát triển một Việt Nam bền vững.
Trong ngành sữa Việt Nam, mặc dù trong những năm gần đây, đã có rất nhiều hãng
sữa lớn nhỏ gia nhập ngành và có những thành công nhất định, nhƣng không vì thế
mà dễ dàng làm lung lay vị trí số một của Vinamilk, bởi sự phát triển của Vinamilk
có nền móng vững chắc dựa trên những cam kết phục vụ lợi ích cộng đồng.
Trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay tuy không còn
mới mẻ nhƣng nhận thức về nó vẫn chƣa đầy đủ cũng nhƣ những bài toán đặt ra về
việc thực hiện thế nào cho hiệu quả, cho tốt vẫn chƣa có những lời giải thích đáng.
Mai Linh Group trong những năm 2008 đã từng là hình mẫu của rất nhiều doanh
nghiệp Việt Nam bởi sự thành công cùng những bài học vẻ vang về thực hiện trách
nhiệm đối với cộng đồng, chính sách đãi ngộ đối với nhân viên hay văn hoá doanh
nghiệp. Vậy mà chỉ chƣa đầy 5 năm sau những ngày huy hoàng đó, ngƣời ta thấy
Mai Linh tuyên bố phá sản. Nhiều ngƣời cho rằng bởi việc Mai Linh đã “hoang phí”
và chịu nợ xấu bỏ ra quá nhiều tiền để “đánh bóng thƣơng hiệu” bằng những khẩu
hiệu trách nhiệm xã hội, cũng có những nhân viên cũ của Mai Linh nói rằng họ
chẳng “đƣợc nhiều” nhƣ những gì báo chí, truyền thông vẫn “bóng bẩy” nói về Mai
Linh. Không biết câu chuyện nào là thật, nhƣng trách nhiệm xã hội cần đƣợc
thực hiện từ nhận thức đúng đắn về nó, cũng nhƣ có những xoay chuyển phù hợp
với dòng xoay chuyển của xã hội.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bàn đến nhiều khía cạnh khác nhau
của doanh nghiệp và làm thế nào để dung hoà đƣợc trách nhiệm đối với các đối
tƣợng liên quan khác nhau để đƣa ra đƣợc những quyết định đúng nhất vào hoạt
động của doanh nghiệp luôn là bài toán khó. Tuy nhiên, khi nhắc đến khái niệm
“Trách nhiệm xã hội” tại Việt Nam hiện nay, hầu hết các bài báo, các nghiên cứu
trƣớc đều chỉ tập trung đề cập đến khía cạnh trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp
đối với vấn đề môi trƣờng, khách hàng, mà ít đi sâu vào vấn đề trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp đối với Ngƣời lao động – nhân tố chiến lƣợc quyết định năng lực
canh tranh của các doanh nghiệp trong thời buổi kinh doanh hiện nay.
Ngành chế biến đồ hộp du nhập vào Việt Nam từ những năm 1950 và phát
triển ổn định theo sự phát triển của nền kinh tế chung. Cho đến nay, chế biến đồ hộp
là một trong những ngành đóng góp khá lớn vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
với những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là đồ hộp thuỷ hải sản và đồ hộp rau củ quả.
Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long (Hạ Long Canfoco) đƣợc thành lập vào
năm 1957 tại Hải Phòng và là cơ sở tiên phong của ngành chế biến thực phẩm tại
Việt Nam. Suốt gần 60 năm hoạt động, công ty vẫn liên tục dẫn đầu thị trƣờng Việt
Nam về xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm đóng hộp sang Mỹ, Nhật và các nƣớc
châu Âu. Để giữ vững đƣợc uy tín cũng nhƣ thành công trong ngành xuất khẩu thực
phẩm này, đồng thời bình ổn đƣợc cả thị trƣởng tiều dùng nội địa, Công ty luôn cố
gắng hoàn thiện mọi công tác liên quan đến sản xuất, giám sát chất lƣợng và trách
nhiệm xã hội đối với các bên liên quan để đạt đến các tiêu chuẩn quốc tế nhƣ ISO
9001:2008, ISO 14001, ISO 22000, ISO 26000,…
Đặc biệt, trong những năm gần đây, Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Đồ hộp
Hạ Long đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc thực hiện các trách nhiệm đối
với xã hội, trong đó trách nhiệm xã hội đối với ngƣời lao động cũng đƣợc coi là một
trong những ƣu tiên hàng đầu của công ty. Công ty luôn cố gắng làm tốt hơn các
chế độ đối với ngƣời lao động, đặc biệt trong bối cảnh Bộ Luật Lao Động 2012
chính thức có hiệu lực từ ngày 01/05/2013. Tuy nhiên, vấn đề thực hiện trách nhiệm
xã hội đối với ngƣời lao động tại công ty vẫn chƣa đƣợc văn bản hóa cụ thể và đầu
tƣ một cách bài bản, cũng nhƣ chƣa có một đội ngũ chuyên trách đảm nhiệm công
tác này.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của Tập đoàn viễn thông quân đội (VIETTEL) - Thực trạng và giải pháp Văn hóa, Xã hội 0
D Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh khách sạn tại Việt Nam Nghiên cứu trường hợp tại các khách sạn S Luận văn Kinh tế 0
C Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của một số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tại Hà Nội Địa lý & Du lịch 0
S Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh khách sạn. Nghiên cứu trường hợp các khách sạn thuê thương hiệu Địa lý & Du lịch 3
P Trách nhiệm xã hội của tổ chức khoa học và công nghệ ( Nghiên cứu trường hợp Đại học Kỹ thuật Lê Quý Kinh tế quốc tế 0
F Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Nghiên cứu trường hợp tại Công ti Cổ phần Bitexco) Luận văn Kinh tế 3
N A study on corporate social responsibility of Vietnamese Corporations (Nghiên cứu về trách nhiệm xã Luận văn Luật 3
N NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ DOANH THU CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ FPT GIAI ĐOẠN 2005-2010 Tài liệu chưa phân loại 0
K Tiểu luận: nghiên cứu về lỗi - một trong bốn điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ng Tài liệu chưa phân loại 0
G Nghiên cứu thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn và xây dựn Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top