Albert

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ: “Sản xuất nông nghiệp trước
hết là sản xuất lương thực, là việc cần thiết nhất cho đời sống nhân dân, là
bộ phận cực kỳ quan trọng trong kế hoạch kinh tế của Nhà nước” [13, tr.5]
và “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta
thịnh” [12, tr.215].
Sau gần 27 năm đổi mới toàn diện nền kinh tế quốc dân, cơ cấu kinh tế
nước ta đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng của công nghiệp,
dịch vụ và giảm tỷ trọng của nông nghiệp trong cơ cấu GDP. Tuy nhiên, hiện
nay nông nghiệp Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng gần 22% GDP, tạo việc làm
cho trên 60% lao động xã hội và liên quan đến cuộc sống của hơn 70% dân
cư. Nông nghiệp nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn và tương đối toàn diện,
song, nhìn một cách tổng thể, năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh
tranh của nông nghiệp vẫn còn thấp. Những hạn chế này bắt nguồn từ nhiều
nguyên nhân, mà, chủ yếu do tư duy chậm đổi mới và quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đã lấy đi nhiều tài nguyên, hy sinh nông thôn để phát triển
đô thị. Ngoài ra, chính sách chưa “mở”, chưa tạo cơ hội thu hút đầu tư vào
nông nghiệp, nông thôn, nên nhiều nguồn lực trong sản xuất, phát triển kinh
tế chưa được khai thác và huy động.
Trước bối cảnh suy giảm kinh tế trong nước và thế giới những năm gần
đây, nông nghiệp nước ta luôn đóng vai trò là bệ đỡ của nền kinh tế, mặc dù
cùng lúc đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức. Thời gian qua, Chính
phủ đưa ra rất nhiều chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn,
nhưng chưa đủ sâu, chưa đủ mạnh và có một số chính sách chưa phù hợp với
thực tiễn. Yêu cầu sớm đổi mới chính sách, đổi mới tổ chức, đầu tư công để
mở ra hướng phát triển cho nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết
số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 (Hội nghị Trung ương lần thứ 7, Khoá X)
ngày càng trở nên bức thiết. Đây là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhất là trong bối cảnh Chính
phủ vừa mới phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp. Vì vậy, ngoài
những giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy sản xuất nông
nghiệp… thì yêu cầu về việc nâng cao hơn nữa vai trò quản lý của Nhà nước
ngày càng trở nên cần thiết.
Tỉnh là một cấp quản lý nhà nước dưới cấp Trung ương, có vai trò, vị
trí rất quan trọng trong việc thực hiện quản lý nhà nước nói chung, trong phát
triển nông nghiệp nói riêng. Lịch sử cho thấy, nhiều sáng kiến mang tính “phá
rào”, tạo bước đột phá về thể chế quản lý, có tác động lớn đến quá trình đổi
mới tư duy và phát triển nền nông nghiệp nước ta đều xuất phát từ quản lý
nhà nước cấp tỉnh. Tuyên Quang có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển
nông nghiệp, vì nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế và giữ vị
trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong những
năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang đã có những bước tiến đáng
kể và đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, trong tình hình khó
khăn chung của cả nước, nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang phát triển chưa thực
sự lớn mạnh, còn nhiều yếu kém và chưa tận dụng hiệu quả những thuận lợi
về điều kiện tự nhiên. Do vậy, trong thời gian tới, tỉnh Tuyên Quang cần thiết
phải có những giải pháp cụ thể để phát triển nông nghiệp phù hợp với tình
hình thực tế của địa phương.
Xuất phát từ thực trạng trên, đề tài “Quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp
ở tỉnh Tuyên Quang” được học viên lựa chọn để tìm hiểu và nghiên cứu
trong luận văn thạc sĩ của mình, nhằm đóng góp một phần những giải pháp có
tính khoa học và thực tiễn về phát triển nông nghiệp ở tỉnh Tuyên Quang
trong những năm tới. 2. Tình hình nghiên cứu
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là vấn đề đặc biệt quan trọng trong
phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Từ khi đổi mới đến nay, đã có rất
nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này trên nhiều bình diện.
Cụ thể là:
Tổng kết lý luận và thực tiễn quá trình phát triển nông nghiệp, nông
thôn Việt Nam qua các thời kỳ, có nghiên cứu của Đặng Kim Sơn, Hoàng
Thu Hòa, Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp và nông thôn (2002) [17];
Nguyễn Sinh Cúc, Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 -
2002) (2003) [1]; Nguyễn Kế Tuấn, Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp nông thôn ở Việt Nam con đường và bước đi (2006) [23]; Nguyễn
Danh Sơn, Vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam trong quá
trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại (Báo cáo tổng hợp) (2010) [18].
Những nghiên cứu này cho rằng vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn, vai
trò, mục tiêu của nó trong nền kinh tế quốc dân cũng như việc đem lại thu
nhập cho người nông dân là những nội dung mà chính sách cho nông nghiệp,
nông dân, nông thôn của Việt Nam hiện nay cần quan tâm.
Nghiên cứu toàn diện các mặt, các nguồn lực và các yếu tố phát nông
nghiệp có tác phẩm của Đinh Phi Hổ, Kinh tế nông nghiệp - lý thuyết và thực
tiễn (2003) [9]; Vũ Đình Thắng, Giáo trình Kinh tế nông nghiệp (2013) [19].
Nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với nông nghiệp và phát triển nông nghiệp
có Luận án tiến sỹ của Hoàng Sỹ Kim, Đổi mới quản lý nhà nước đối với nông
nghiệp Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế (2007) [11]; Luận án
tiến sỹ của Đoàn Tranh, Phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010
- 2020 (2012) [22]. Các tác phẩm này không những làm rõ vị trí, đặc điểm của
nông nghiệp mà còn đi sâu vào phát triển nông nghiệp bền vững, các chủ thể
kinh tế nông nghiệp, các nguồn lực và sự tác động của tiến bộ khoa học, yếu tố
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
mình đang cần tài liệu này để tham khảo bạn có thể chia sẻ link cho minh được không. Thank bạn nhiều
 
Re: [Free] Quản lý nhà nước về nông nghiệp ở tỉnh Tuyên Quang

mail của minh [email protected] mình cần một số tài liệu tham khảo trong đề tài này bạn có thể gửi cho minh xin được không. Thank bạn nhiều
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quản lý nhà nước về hải quan tại chi cục hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài Luận văn Luật 0
D Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực của Cảnh sát cơ động Công an thành phố Hà Nội Văn hóa, Xã hội 0
D Quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên cấp huyện Văn hóa, Xã hội 1
D quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Văn hóa, Xã hội 0
H Em nhờ ad tải hộ em Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước đối với cơ sở du lịch trên địa bàn thành phố hồ chí minh Sinh viên chia sẻ 1
D Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo Luận văn Sư phạm 0
D quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế Văn hóa, Xã hội 0
D Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh Luận văn Kinh tế 0
D Xây dựng ứng dụng tìm kiếm và quản lý nhà trọ online trên điện thoại Công nghệ thông tin 0
D Hoàn thiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở tỉnh hưng yên trong điều kiện đô thị hóa và công nghiệp hóa Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top