Link tải luận văn miễn phí cho ae
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập đang diễn ra hết sức mạnh mẽ,
chi phối và ảnh hƣởng đến nền kinh tế của hầu hết các nƣớc trên thế giới, các
doanh nghiệp phải tìm tòi con đƣờng đi riêng của mình nhằm phát huy đƣợc
những mặt mạnh, khắc phục những mặt tồn tại yếu kém và hạn chế những rủi
ro trong quá trình hội nhập.
Để giải quyết đƣợc vấn đề này, ngoài những điều kiện tiên quyết về vốn,
công nghệ, trình độ quản lý ... vấn đề quan trọng cốt yếu là các doanh nghiệp
cần nắm bắt và tạo nên những yếu tố đặc trƣng, riêng có của mình nhằm
tạo lợi thế cạnh tranh. Trong bối cảnh cạnh tranh bằng công nghệ trong thời
kỳ thế giới phẳng không còn giữ địa vị thống trị do tính khuyếch tán nhanh
của công nghệ kỹ thuật nhờ khoa học viễn thông, thay vào đó là vai trò then
chốt của văn hóa doanh nghiệp trong cạnh tranh, bởi lẽ khác với công nghệ,
văn hóa doanh nghiệp rất khó hay không thể bắt chƣớc đƣợc toàn bộ, nó sẽ
tạo ra nét riêng, sức hấp dẫn của doanh nghiệp.
Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà loài ngƣời tạo
ra trong quá trình lịch sử, còn văn hóa doanh nghiệp lại là toàn bộ những nhân
tố văn hóa đƣợc doanh nghiệp chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong
hoạt động kinh doanh. Văn hoá là yếu tố tạo nên sự khác biệt của một dân tộc
này với một dân tộc khác, còn văn hóa doanh nghiệp là một nhân tố tạo nên
những bản sắc kinh doanh riêng có ở một doanh nghiệp và đƣợc coi là truyền
thống riêng của mỗi doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp là một bộ phận, là
cái đặc thù so với văn hóa chung của dân tộc. Văn hoá doanh nghiệp di
truyền, bảo tồn cái bản sắc của doanh nghiệp qua nhiều thế hệ thành viên, tạo
ra khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp, truyền tải ý thức,
giá trị của tổ chức tới các thành viên trong tổ chức đó, văn hoá doanh nghiệp
tạo nên một cam kết chung vì mục tiêu và giá trị của tổ chức, nó lớn hơn lợi
ích của từng cá nhân trong tổ chức đó, văn hoá doanh nghiệp tạo nên
sự ổn định của tổ chức.
Văn hóa doanh nghiệp là tài sản của doanh nghiệp, nó quyết định sự
trƣờng tồn của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp lớn mạnh và tồn tại vƣợt xa
cuộc đời của những ngƣời sáng lập.
Văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hƣớng và
bản chất công việc mình làm, nó còn tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các
nhân viên và một môi trƣờng làm việc thoải mái, lành mạnh. Một văn hóa
doanh nghiệp phù hợp giúp nhân viên có cảm giác công việc mình làm có ý
nghĩa, hãnh diện vì là một thành viên của doanh nghiệp. Điều này càng có ý
nghĩa khi tình trạng “chảy máu chất xám” đang phổ biến. Lƣơng và thu nhập
chỉ là một phần của động lực làm việc. Khi thu nhập đạt đến một mức nào đó,
ngƣời ta sẵn sàng đánh đổi, chọn mức thu nhập thấp hơn để đƣợc làm việc ở
một môi trƣờng hoà đồng, thoải mái, đƣợc bạn bè và đồng nghiệp tôn trọng.
Văn hóa doanh nghiệp là keo gắn kết các thành viên của doanh nghiệp.
Nó giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và
định hƣớng hành động. Văn hóa doanh nghiệp góp phần điều chỉnh và kiểm
soát các hành vi cá nhân bằng các chuẩn mực, thủ tục, quy tắc xử sự chung ...
Khi phải ra một quyết định phức tạp, văn hóa doanh nghiệp giúp ta thu hẹp
phạm vi các lựa chọn phải xem xét. Khi ta phải đối mặt với xu hƣớng xung
đột lẫn nhau thì văn hoá chính là yếu tố giúp mọi ngƣời hoà nhập và thống
nhất.
Tổng hợp các yếu tố gắn kết, điều phối, kiểm soát, tạo động lực... của
văn hóa doanh nghiệp sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động và tạo sự khác biệt trên
thị trƣờng. Hiệu quả và sự khác biệt sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên
thị trƣờng. Cơ sở vật chất và trang thiết bị là “phần xác” của doanh nghiệp,
còn văn hóa doanh nghiệp là “phần hồn” của doanh nghiệp. Văn hóa doanh
nghiệp là tài sản vô hình vô cùng quý giá của doanh nghiệp, góp phần tạo nên
sức mạnh lớn lao của doanh nghiệp, là yếu tố không thể thiếu để doanh
nghiệp phát triển bền vững.
Phần lớn những công ty thức thời ngày nay đƣợc biết đến bởi văn hóa
doanh nghiệp liên tục đổi mới, tạo môi trƣờng làm việc tiếp cảm hứng và
năng lƣợng cho nhân viên. Khi văn hóa đó thấm sâu vào từng cá thể trong
doanh nghiệp, mọi ngƣời sẽ có cảm hứng để theo đuổi những ý tƣởng của họ,
đặt tham vọng của họ cao hơn, và theo đuổi những giấc mơ lớn hơn. Đó là
cách thức mà các công ty hàng đầu sử dụng trong những năm gần đây và thực
tế minh chứng họ đã gặt hái đƣợc nhiều thành công trên thƣơng trƣờng.
Thực tế, văn hóa doanh nghiệp ở nƣớc ta còn những hạn chế nhất định
do nền tảng dân trí còn thấp, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu và ảnh hƣởng của
tàn dƣ xã hội cũ, phong kiến, quan liêu bao cấp. Văn hóa doanh nghiệp vẫn
còn là một vấn đề khá mới mẻ đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, không ít
doanh nghiệp chƣa nhận thức đƣợc vai trò động lực của văn hóa doanh nghiệp
trong quá trình phát triển, thậm chí còn có hiện tƣợng coi xây dựng và phát
triển văn hóa doanh nghiệp là viển vông, không nằm trong chiến lƣợc phát
triển của doanh nghiệp. Đến thời điểm hiện nay, ở nƣớc ta chƣa có nhiều
doanh nghiệp vƣơn tới tầm khu vực, tầm châu lục và có quá ít doanh nghiệp,
sản phẩm hay dịch vụ vƣơn tới tầm quốc tế. Ngoài những lý do về trình độ
quản lý, nguồn nhân lực, nguồn tài chính…thì yếu tố văn hóa doanh nghiệp
nƣớc ta cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém ấy. Đặc
biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế nhƣ hiện nay, các nhà quản lý cần có một
cái nhìn toàn diện, một sự quan tâm thích đáng đến việc xây dựng và hoàn
thiện văn hóa doanh nghiệp của công ty mình, không thể để nó phát triển tự
phát. Các doanh nghiệp Việt Nam cần có những bƣớc đi chiến lƣợc đồng
thời không ngừng củng cố sáng tạo những giá trị văn hoá, những bản sắc văn
hoá riêng có của doanh nghiệp mình để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh trong
nƣớc, trong khu vực và quốc tế.
Công ty Thông tin di động (VMS) nay đƣợc tổ chức lại thành Tổng
công ty Viễn thông MobiFone (theo Quyết định số 1798/QĐ-BTTTT ngày
01/12/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông) đã từng bƣớc tạo lập đƣợc nét
văn hóa riêng của mình thông qua thƣơng hiệu MobiFone (nói đến di động là
nói đến MobiFone, Vinafone, Viettel …). Là một doanh nghiệp đầu tiên tại
Việt Nam khai thác dịch vụ thông tin di động với tiêu chuẩn kỹ thuật GSM
tiên tiến, phổ biến và hiện đại nhất thế giới, sau hơn 20 năm xây dựng và phát
triển, MobiFone đã trở thành một trong những mạng điện thoại di động lớn
nhất tại Việt Nam với hơn 42 triệu khách hàng (chiếm thị phần 41%) và có
mối quan hệ hợp tác với 209 đối tác quốc tế. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế
toàn cầu, bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, những cơ hội mới trong kinh
doanh, MobiFone cũng gặp không ít khó khăn, thách thức xuất phát từ các đối
thủ trong nƣớc cạnh tranh trực tiếp cũng nhƣ các đối thủ tiềm năng từ nƣớc
ngoài.
Để vƣợt qua những khó khăn, thách thức nêu trên; nhằm tận dụng và
khai thác tối đa những cơ hội, những tiềm năng kinh doanh trong vận hội mới
thì việc nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc phát triển doanh nghiệp cả về bề
rộng lẫn chiều sâu là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và mang tính chất sống
còn của MobiFone, trong đó việc củng cố, bổ sung và hoàn thiện văn hóa
MobiFone nhằm tạo ra văn hóa doanh nghiệp đủ mạnh là một nhân tố quan
trọng hàng đầu vì văn hóa nói chung và văn hóa doanh nghiệp nói riêng là cái
không thể thiếu gắn liền với mọi quá trình hoạt động kinh doanh có tính đặc
thù của các công ty kinh doanh trong lĩnh vực truyền thông nói chung và
MobiFone nói riêng. Đây cũng chính là lý do mà tui đã chọn đề tài: “Văn hoá
doanh nghiệp tại Công ty Thông tin di động (VMS)” làm đề tài nghiên cứu
cho luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Ở nƣớc ngoài, văn hóa doanh nghiệp đƣợc quan tâm từ những năm 1990
của thế kỷ XX gắn liền với sự thành công của các công ty lớn trên thế giới
nhƣ Toyota, Sony, Canon, Microsoft, Coca-cola .... Từ đó đã có nhiều nghiên
cứu về văn hóa kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp, trong đó có thể kể đến
các học giả tiêu biểu là David H.Maister, Edgar H.Schein, Greert Hoftede,
John Kotter. Các nghiên cứu trên nhƣ là những nền tảng lý luận vững chắc để
nghiên cứu và phát triển về văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp.
Trong nƣớc, có nhiều nhà nghiên cứu và giảng viên đã có các đề tài
nghiên cứu cấp nhà nƣớc, cấp bộ, cấp trƣờng đại học về văn hóa doanh
nghiệp và văn hóa kinh doanh. Có thể kể đến một số tác phẩm nhƣ:
- “Văn hoá kinh doanh và triết lý kinh doanh”, Đỗ Minh Cƣơng (2001),
NXB Chính trị Quốc gia. Trong tác phẩm này, tác giả đã đƣa ra định nghĩa về
văn hóa doanh nghiệp và cấu trúc của nó, tuy nhiên tác giả tập trung chuyên
sâu hơn vào các vấn đề triết lý kinh doanh;
- “Giáo trình văn hóa kinh doanh”, Dƣơng Thị Liễu (chủ biên), NXB
Đại học Kinh tế Quốc dân. Đây là giáo trình văn hóa doanh nghiệp giúp trang
bị cho ngƣời đọc những kiến thức chung nhất về văn hóa kinh doanh và
những kỹ năng cần thiết để tổ chức, ứng dụng và phát triển các kiến thức kinh
doanh trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh;
-“Tinh thần doanh nghiệp- Giá trị định hướng của Văn hóa kinh doanh
Việt Nam”, Trần Quốc Dân, NXB Chính trị Quốc gia (2003). Trong tác phẩm
này, tác giả đã hệ thống một số vấn đề cơ bản về tinh thần doanh nghiệp, giá
trị định hƣớng của văn hóa kinh doanh, nhấn mạnh vai trò, sự cần thiết phải
khơi dậy và phát huy tinh thần doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập. Tác giả

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top