Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, là bộ phận chủ
yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP). Trong những năm gần đây, hoạt động
của doanh nghiệp đã có bƣớc phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển
sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần
quyết định vào phục hồi và tăng trƣởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu
ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội nhƣ: Tạo việc làm,
xoá đói, giảm nghèo, giảm các tệ nạn xã hội.
Nƣớc ta hiện có khoảng hơn 500.000 DN đang hoạt động trên cả nƣớc, trong
đó số lƣợng các DNNVV chiếm tới 98% (Theo số liệu thống kê năm 2011)2.Các
doanh nghiệp (DN) này không những góp phần giải quyết việc làm mà còn tăng thu
nhập cho nền kinh tế quốc dân, làm cho nền kinh tế năng động hơn trong môi
trƣờng hội nhập cạnh tranh. Chính vì vậy, việc thúc đẩy sự phát triển của các
DNNVV là một chiến lƣợc quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của
một nƣớc đang phát triển nhƣ nƣớc ta.Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế khủng
hoảng hiện nay, không ít các DN đang gặp nhiều khó khăn và nhiều doanh nghiệp
rơi vào tình trạng phá sản. Có nhiều nguyên nhân lý giải cho tình trạng phá sản của
các DN nhƣ: do tình hình kinh tế thế giới suy thoái đã ảnh hƣởng đến nguồn vốn
đầu tƣ, thị trƣờng xuất khẩu bị thu hẹp, lãi suất ngân hàng quá cao… Trong số các
DN phá sản, theo kết quả điều tra khảo sát của tổng cục thống kê năm 2012: gần
70% số doanh nghiệp đƣợc hỏi đƣa ra câu trả lời về nguyên nhân phá sản là do hoạt
động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, 30% số doanh nghiệp thiếu vốn cho sản
xuất, và 15% không tiêu thụ đƣợc sản phẩm. Từ đó có thể thấy khó khăn chủ yếu
mà các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang gặp phải chính là kém hiệu quả trong
sản xuất kinh doanh.Làm thế nào để nâng cao năng suất, nâng cao chất lƣợng sản
phẩm, dịch vụ và đạt tối đa hiệu quả kinh doanh luôn là bài toán làm đau đầu nhà
quản lý đặc biệt trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế. Do đó, việc tìm ra
phƣơng pháp quản lý hiệu quả giúp doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hiệu quả
hơn đang là câu hỏi cấp bách cho các nhà quản lý cũng nhƣ các nhà kinh tế học.
Trên thế giới, đặc biệt tại Nhật Bản quản trị tinh gọn (Lean Management)
chính là cách thức quản lý đã đƣợc nhiều doanh nghiệp áp dụng thành công và tạo
ra sự khác biệt cho chính sản phẩm, dịch vụ nhằm hƣớng tới thỏa mãn khách hàng
tối đa đồng thời tiết kiệm chi phí sản xuất thông qua cắt giảm lãng phí và tận dụng
tối đa hiệu quả các nguồn lực doanh nghiệp.
Xuất phát từ công thức cơ bản về lợi nhuận và chi phí của doanh nghiệp:
Lợi nhuận = Doanh thu – chi phí (1)
Trong đó, chi phí = chi phí thực + chi phí lãng phí (2)
Từ hai công thức (1) và (2) có thể thấy cách thức hiệu quả giúp làm tăng lợi
nhuận doanh nghiệp chính là cắt giảm chi phí hay tăng doanh thu. Chi phí ở đây
đƣợc hiểu là chi phí bao gồm chi phí sản xuất, kinh doanh thực và chi phí lãng
phí.Chi phí thực là chi phí cần thiết để duy trì sản xuất kinh doanh đảm bảo chất
lƣợng và dịch vụ, do đó không thể cắt bỏ, thứ cần thiết cắt bỏ ở đây là chi phí lãng
phí.Chi phí lãng phí thƣờng thấy nhƣ: nhân công thừa, NVL thừa, máy móc chờ
đợi, hàng tồn kho, và các lãng phí trong tƣ duy và phƣơng pháp làm việc. Quản trị
tinh gọn là mô hình tập trung vào việc phát hiện nhận diện các lãng phí, từ đó có
các phƣơng pháp khoa học để loại bỏ các loại lãng phí này.
Chính vì vậy, việc nâng cao lợi nhuận thông qua tăng doanh thu vẫn luôn là
bài toán không dễ và càng khó giải hơn trong điều kiện kinh tế khó khăn, không ít
doanh nghiệp đã tìm đến giải pháp cắt giảm lãng phí, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả
các nguồn lực sẵn có, từ đó cắt giảm đƣợc chi phí sản xuất, kinh doanh.Xuất phát từ
thực tế khách quan nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Xây dựng mô hình QTTG áp
dụng tại một số doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam” làm chủ đề
nghiên cứu luận văn thạc sỹ của mình và mong muốn nghiên cứu sâu về lý thuyết
quản trị tinh gọn, về tình hình cụ thể của các DNNVV Việt Nam khi áp dụng
phƣơng pháp quản trị tinh gọn, tìm ra những khó khăn và thuận lợi, từ đó xây dựng
đƣợc mô hình quản trị tinh gọn phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp Việt Nam.
Luận văn sẽ tiến hành nghiên cứu thực chứng dựa trên các câu hỏi nghiên
cứu nhƣ sau: Quản trị tinh gọn có lợi ích như thế nào đối với doanh nghiệp?,Các
DNSXNVV Việt Nam áp dụng các công cụ của QTTG có hiệu quả như thế nào?,Tại
sao các DNSXNVV Việt Nam chưa áp dụng các công cụ QTTG vào sản xuất?, từ đó
đi phân tích nguyên nhân dựa vào câu hỏi trên để từ đó đƣa ra các giải pháp bằng
câu hỏi: Giải pháp gì cho các DNSXNVV ở Việt Nam để áp dụng QTTG vào sản
xuất?
Từ đó đƣa ra mô hình và đề xuất các giải pháp cho phù hợp với đặc điểm của
các DNSXNVV ở Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp,
giúp các doanh nghiệp phát triển, đóng góp chung vào xây dựng, phát triển nền kinh
tế đất nƣớc.
2. Tình hình nghiên cứu về QTTG
Khái niệm tinh gọn đã xuất hiện cách đây khoảng 100 năm, nhƣng chỉ từ khi
Toyota bắt đầu áp dụng và biến nó thành một công cụ thần kỳ đƣa nhà sản xuất ô tô
này lên vị trí hàng đầu thế giới và khẳng định phong cách riêng của mình bằng hệ
thống sản xuất Toyota (TPS-Toyota Product System) (1960), phƣơng pháp sản xuất
này mới bắt đầu đƣợc quan tâm nhiều hơn. Đến năm 1990, thuật ngữ “lean
manufacturing” (sản xuất tinh gọn) đƣợc đề xuất trong cuốn sách “The machine that
changed the world” (cỗ máy làm thay đổi cả thế giới) của James Womack, Daniel
Jones và Danile Roos.Theo nhóm tác giả trên, sản xuất tinh gọn là một hệ thống các
phƣơng pháp đƣợc áp dụng trong doanh nghiệp nhằm loại bỏ lãng phí và giảm thiểu
thời gian sản xuất, nâng cao năng suất và lợi nhuận.Lợi ích của sản xuất tinh gọn
đƣợc thực chứng trong cả nghiên cứu và thực tế doanh nghiệp, trên thế giới đã có rất
nhiều nghiên cứu về tinh gọn cũng nhƣ các ứng dụng của nó vào DN.
a. Một số công trình nghiên cứu trên thế giới
Từ những năm 1960, Toyota giới thiệu hệ thống sản xuất Toyota (TPS), tiền
thân của hệ thống sản xuất tinh gọn.Đến năm 1990, thuật ngữ “lean manufacturing”
(sản xuất tinh gọn) đƣợc đề xuất trong cuốn sách “The machine that changed the
world” của James Womack, Daniel Jones và Danile Roos.Theo nhóm tác giả trên, sản
xuất tinh gọn là một hệ thống các phƣơng pháp đƣợc áp dụng trong doanh nghiệp
nhằm loại bỏ lãng phí và giảm thiểu thời gian sản xuất, nâng cao năng suất và lợi
nhuận.Lợi ích của sản xuất tinh gọn đƣợc thực chứng trong cả nghiên cứu và thực tế
doanh nghiệp.
1. James Womack, Daniel Jones và Danile Roos, (1990), The machine that
changed the world, Rawson Associates, New York.
Là cuốn sách đầu tiên về quản trị tinh gọn trên thế giới, các tác giả đã cung
cấp một khung lý thuyết về hệ thống sản xuất tinh gọn.Đồng thời, cuốn sách đƣa ra
các chỉ dẫn giúp nhà quản trị hiểu và áp dụng quản trị tinh gọn tại doanh nghiệp.Các
tác giả khẳng định rằng hệ thống sản xuất tinh gọn sẽ phát triển không chỉ trong các
doanh nghiệp sản xuất mà còn trong các doanh nghiệp dịch vụ từ dịch vụ y tế đến
dịch vụ phân phối, bán lẻ.
2. R.C. Barker, (1994) "The Design of Lean Manufacturing Systems Using
Time-based Analysis", International Journal of Operations & Production
Management, Vol. 14 Iss: 11, pp.86 – 96. Tác giả đã cho thấy đƣợc sự cần thiết của
khung phân tích và xây dựng mô hình sản xuất tinh gọn tại các doanh nghiệp trên
thế giới. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng việc xây dựng mô hình sản xuất tinh
gọn nên phân tích sâu hơn là chung chung về chất lƣợng, lợi nhuận hay kết quả sản
xuất kinh doanh trong các kỳ trƣớc. Nếu nhƣ không có khuôn mức đo lƣờng, các
DN rất khó có thể mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng và chính DN mình.
3. Hiroshi Katayama, David Bennett, (1996) "Lean production in a changing
competitive world: a Japanese perspective", International Journal of Operations &
Production Management, Vol. 16 Iss: 2, pp.8 – 23. Nhóm tác giả đã phân tích các
khái niệm cơ bản của sản xuất tinh gọn và xu hƣớng của Nhật Bản, giải thích đƣợc
tại sao trong giai đoạn khủng hoảng, các yếu tố môi trƣờng bên trong và bên ngoài
lại ảnh hƣởng đến khả năng tồn tại của SXTG ở Nhật Bản. Nhóm tác giả cũng đi
khảo sát 4 trƣờng hợp cụ thể để tìm ra các vấn đề trong việc áp dụng SXTG ở Nhật
và đƣa ra một số khái niệm mới phù hợp với điều kiện môi trƣờng.
4. Michael A. Lewis, (2000) "Lean production and sustainable competitive
advantage", International Journal of Operations & Production Management, Vol.
20 Iss: 8, pp.959 – 978. Với nghiên cứu này, tác giả phân tích chi tiết SXTG, 6
sigma và TQM.Đồng thời đi sâu vào ba trƣờng hợp cụ thể để kết luận rằng SXTG
góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh bền vững của DN, và tác giả cũng đƣa ra một
số đề xuất cho các nghiên cứu sau này.
5. Angle Martínez, Sánchez and Manuela Pérez, (2001), “Lean indicators
and manufacturing strategies”, International Journal of Operations and Production
Management, Vol. 21, No. 11, pp. 1433 - 1451. Nghiên cứu đã đánh giá các yếu tố
trong sản xuất tinh gọn và mức độ tầm quan trọng của các yếu tố.Mục tiêu thứ hai
của nghiên cứu này là kiểm định mối liên hệ trong việc sử dụng các yếu tố đƣợc nêu
ra trong phần tổng quan tài liệu. Mối liên hệ chặt chẽ đƣợc tìm thấy ở cặp yếu tố: hỗ
trợ kỹ thuật từ nhà cung cấp và hỗ trợ kỹ thuật cho các nhà cung cấp; tỉ lệ nhân viên
làm việc nhóm và tỉ lệ công việc hoàn thành. Cuối cùng, nhóm tác giả phân tích ảnh
hƣởng của việc sử dụng các yếu tố trong sản xuất tinh gọn đến hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích sẽ tập trung vào 4 mục tiêu của doanh
nghiệp sản xuất: chất lƣợng sản phẩm, thời gian chờ, tính linh hoạt và chi phí.
6. Yang Pingyu, Yuyu, (2010), “The barriers to SMEs‟ implementation of
lean production and countermeasures- Based on SME in Wenzhou”, International
Journal of Innovation, Management and Technology, Vol 1, No 2,6/2010, pp: 220-
225.Bằng việc khảo sáttrongthành phố Wenzhou, nhóm tác giả phân tích những khó
khăn mà DN gặp phải khi áp dụng SXTG, từ đó đƣa ra một số giải pháp tập trung
vào 4 điểm: sự quan tâm của ban lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, tổ chức đào tạo và xây
dựng hệ thống đánh giá năng suất.
7. Phan Chi Anh, Yoshiki Matsui, (2010), Contribution of quality
management and just-in-time production practices to manufacturing performance,
International Journal of Productivity and Quality Management, Vol 6, No 1/2010. .
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã phân tích những đóng góp của quản lý chất
lƣợng và sản xuất đúng lúc tới hiệu suất và tính linh hoạt của các xƣởng sản xuất
thông qua khảo sát 163 xƣởng sản xuất tại 5 quốc gia. Dựa vào phân tích số liệu,
nhóm nghiên cứu đã thấy rằng các xƣởng có kết quả sản xuất cao đều là các xƣởng
tập trung sử dụng hai công cụ quản lí chất lƣợng (QM) và Just In Time (JIT).Bên
cạnh đó, nhóm tác giả cũng nêu bật đƣợc lợi ích khi vận dụng cả hai công cụ hơn là
áp dụng một công cụ riêng lẻ.Từ đó, ngƣời viết cũng đƣa ra đề xuất với các DN nên
tìm ra mối liên kết và sức mạnh tổng hợp của việc áp dụng các công cụ trên nhằm
đạt đƣợc vị thế cạnh tranh cao trên thị trƣờng.
8. Nitin Upadhye, S. G. Deshmukh, Suresh Garg, (2010), “Lean
manufacturing system for medium size manufacturing enterprises: an Indian case”,
International Journal of Management Science and Engineering Management, Vol.
5, No. 5, pp. 362 - 375. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sản xuất tinh gọn là một triết lý
giúp các doanh nghiệp xác định các vấn đề trong doanh nghiệp. Đồng thời, việc lựa
chọn công cụ phù hợp với doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng trong việc áp
dụng thành công sản xuất tinh gọn, cam kết của ban lãnh đạo và sự tham gia của
toàn bộ nhân viên là nền tảng để doanh nghiệp áp dụng sản xuất tinh gọn. Nhóm tác
giả cũng đƣa ra nhận định rằng việc áp dụng các công cụ của sản xuất tinh gọn có
tầm quan trọng trong tất cả các nhóm doanh nghiệp.Bằng việc nghiên cứu chuỗi giá
trị hiện tại, xác định các loại lãng phí và áp dụng các công cụ thích hợp để cải tiến,
doanh nghiệp sẽ nâng cao đƣợc năng lực cạnh tranh của mình.Sau quá trình nghiên
cứu một trƣờng hợp tại Ấn Độ, nhóm tác giả đề xuất mô hình áp dụng sản xuất tinh
gọn giúp các nhà quản lý doanh nghiệp hiểu và áp dụng đúng đắn.
9. Anand Gurumurthy & Rambabu Kodali, (2011), “Design of lean
manufacturing systems using value stream mapping with simulation. A case study”,
Journal of Manufacturing Technology Management, Vol. 22 No. 4, pp. 444 - 473.
Bằng phƣơng pháp tổng quan tài liệu, nhóm tác giả đã thấy đƣợc phần lớn nghiên
cứu tập trung phân tích các công cụ, phƣơng pháp của sản xuất tinh gọn nhƣ
kanban, so sánh hệ thống sản xuất kéo và đẩy (Pull và Push systems),...Các phƣơng


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

download79

New Member
Trích dẫn từ aodo_chungtoyeuanh:
Link tải miễn phí Luận văn: Xây dựng mô hình quản trị tinh gọn áp dụng tại một số doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý: 60 34 05
Nhà xuất bản:ĐHKT
Ngày:2014
Miêu tả:104 tr. + CD-ROM + tóm tắt
Luận văn ThS. Quản trị kinh doanh -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014

Kiểu:text
Định dạng:text/pdf
Link tải Free download cho anh em kết nối:
Tài liệu đang trong kho của Ket-noi, ai cần thì trả lời để mods up lên cho



Thân gửi Admin.

Tình cờ biết được web ket-noi.com, thật sự Thank Ban Quản trị rất nhiều vì đã hỗ trợ cá nhân tui hoàn thành được một số công việc có ích. tui xin Thank và chúc cho website này ngày một phát triển hơn. Và bước sang năm mới nhiều thành công vang dội.

Trân trọng,
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện công nghệ, thiết bị và xây dựng dây chuyền sản xuất rượu đặc sản truyền thống, quy mô công nghiệp công suất 3 triệu lít năm Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của bệnh xá quân dân y tại khu vực trọng điểm Y dược 0
D Xây dựng bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm tại phòng tài nguyên và môi trường huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang Luận văn Kinh tế 1
D Xây dựng mô hình tích hợp viễn thám và GIS xác định nguy cơ tai biến lũ quét lưu vực sông năng, tỉnh Khoa học Tự nhiên 1
A Nghiên cứu và đề xuất mô hình chuẩn để xây dựng một ứng dụng Portal (Portlet) sử dụng JSR168 và độc Luận văn Kinh tế 0
C Xây dựng mô hình đánh giá chất lượng cà chua sau thu hoạch Khoa học Tự nhiên 2
T Xây dựng mô hình thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại nguồn tại xã Tân Thạch huyện Châu Thành – Khoa học Tự nhiên 0
K Nghiên cứu xây dựng hệ thống trang thông tin điện tử trường đại học dân lập Hải Phòng theo mô hình c Công nghệ thông tin 0
T Xây dựng mô hình hệ thống điều khiển điều chỉnh tốc độ động cơ dị bộ dây quấn bằng đưa điện trở Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top