anhkeen

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Mỹ Hào - tỉnh Hưng Yên : Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý: 60 34 04 10
Nhà xuất bản: ĐHKT
Ngày: 2015
Miêu tả: 79 tr. + CD-ROM
Luận văn ThS. Quản lý kinh tế -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................i
DANH MỤC BẢNG ...............................................................................................ii
DANH MỤC HÌNH ...............................................................................................iii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ
CƠ BẢN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI
ĐẤT NÔNG NGHIỆP.............................................................................................5
1.1. Tình hình nghiên cứu........................................................................................5
1.2. Một số khái niệm chính ....................................................................................9
1.2.1.Lao động và việc làm......................................................................................9
1.2.2.Thất nghiệp................................................................................................... 11
1.2.3. Đất nông nghiệp........................................................................................... 14
1.2.4. Thu hồi đất .................................................................................................. 14
1.3. Giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp ................ 14
1.3.1. Quan niệm về giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất................... 14
1.3.2. Nội dung, chủ thể và tiêu chí đánh giá kết quả giải quyết việc làm cho nông
dân khi thu hồi đất................................................................................................. 16
1.4. Sự cần thiết giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất nông nghiệp..... 23
1.4.1. Giải quyết việc làm góp phần ổn định và phát triển kinh tế .......................... 23
1.4.2. Giải quyết việc làm góp phần ổn định chính trị - xã hội ............................... 25
1.4.3. Giải quyết việc làm góp phần xoá đói, giảm cùng kiệt ...................................... 25
1.5. Nhân tố tác động đến giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất .... 25
1.5.1. Ảnh hưởng của nhân tố quốc tế.................................................................... 26
1.5.2. Ảnh hưởng của nhân tố trong nước.............................................................. 27
1.6. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp
ở một số địa phương trong nước ............................................................................ 31
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................... 36
2.1. Khái quát về các phương pháp nghiên cứu của đề tài...................................... 362.2. Một số phương pháp nghiên cứu cụ thể .......................................................... 36
2.2.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu .......................................................... 36
2.2.2.Phương pháp phân tích xử lý số liệu ............................................................. 38
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO
ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỸ HÀO39
3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội huyện Mỹ hào có ảnh hưởng
đến giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp ................. 39
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 39
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ........................................................... 41
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường ........... 45
3.2. Tình hình thu hồi đất nông nghiệp phục vụ các dự án phát triển công nghiệp
huyện Mỹ Hào....................................................................................................... 47
3.3. Thực trạng công tác giải quyết việc làm cho người lao động có đất nông nghiệp
bị thu hồi ở huyện Mỹ Hào giai đoạn 2007-2013. .................................................. 50
3.3.1.Chính sách của tỉnh Hưng Yên đối với người lao động có đất nông nghiệp bị
thu hồi ................................................................................................................... 50
3.3.2. Đặc điểm lao động việc làm cho người lao động trước và sau khi thu hồi
đất nông nghiệp ở 3 xã điều tra …………………………………………….53
3.3.3.Thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động có đất nông nghiệp bị thu
hồi ở huyện Mỹ Hào.............................................................................................. 55
3.3.4. Thực trạng về quy mô, cơ cấu lao động được giải quyết việc làm tại các
doanh nghiệp trong và ngoài cụm điểm công nghiệp ............................................. 60
3.4.Đánh giá chung................................................................................................ 62
CHƯƠNG 4: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO
NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ ĐẤT NÔNG NGHIỆP BỊ THU HỒI ĐẾN NĂM 2020 67
4.1. Định hướng chung về giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Mỹ Hào đến năm
2020 ...................................................................................................................... 67
4.2. Nhóm giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho người lao động có đất nông
nghiệp bị thu hồi trên địa bàn huyện Mỹ Hào ........................................................ 68
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKẾT LUẬN........................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 80
PHỤ LỤCi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
2 DN Doanh nghiệp
3 GQVL Giải quyết việc làm
4 HTX Hợp tác xã
5 KCN/KCX Khu công nghệp/khu chế xuất
6 UBND Ủy ban nhân dân
7 TTCN Trung tâm công nghiệp
8 TP Thành phố
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiii
DANH MỤC BẢNG
STT
Tên
bảng
Nội dung Trang
1
Bảng
3.1
Diện tích, dân số, mật độ dân số năm 2012 huyện Mỹ
Hào
43
2
Bảng
3.2
Tình hình thu hồi đất phục vụ các dự án phát triển
công nghiệp (từ 01/01/2007 đến 31/12/2013) 48
3
Bảng
3.3
Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp tại 3 xã, thị trấn
điều tra 49
4
Bảng
3.4
Tình trạng việc làm trước và sau khi thu hồi đất
của người lao động (%)
54
5
Bảng
3.5
Kết quả giải quyết việc làm của huyện từ năm 2007 đến
năm 2013
56
6
Bảng
3.6
Tổng hợp tình hình việc làm của lao động bị thu hồi
đất nông nghiệp của 12/13 xã, thị trấn của huyện Mỹ
Hào
58
7
Bảng
3.7
Tổng hợp ý kiến về nguyên nhân người lao động có
đất nông nghiệp bị thu hồi không tìm được việc làm
tại các doanh nghiệp
60
8
Bảng
3.8
Quy mô, cơ cấu lao động tại các doanh nghiệp trong
và ngoài các cụm công nghiệp giai đoạn 2007-2013
61iii
DANH MỤC HÌNH
STT
Tên
hình
Nội dung Trang
1
Hình
3.1
Kết quả điều tra ý kiến của người dân về chính sách
đền bù của Nhà nước 51
2
Hình
3.2
Kết quả điều tra ý kiến của người dân về chính sách
hỗ trợ sản xuất của Nhà nước 52
3
Hình
3.3
Kết quả điều tra ý kiến của người dân về chính sách
hỗ trợ việc làm của Nhà nước 53
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế, là thành phần
quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư,
xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng…
của mọi quốc gia [4]. Trong quá trình phát triển, đất đai được sử dụng làm
nền tảng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phục vụ cho
sự phát triển xã hội. Ở các nước đang phát triển đất đai đã trở thành nguồn
vốn, nguồn thu hút đầu tư, chính bởi vậy việc huy động và thu hồi đất phục vụ
cho các mục đích xây dựng các khu, cụm công nghiệp, khu dân cư đô thị tập
trung… là việc không thể thiếu để bố trí cho các định hướng phát triển và
nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển đất nước.
Mỹ Hào là một huyện với lao động nông nghiệp là chính. Cơ cấu lao
động tương ứng với 3 khu vực nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ là 52,41%
- 32,57% - 15,03%, cơ cấu này đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết việc làm
cho người lao động của huyện Mỹ Hào khi huyện tiến hành thu hồi đất nông
nghiệp để tiến hành xây dựng các khu công nghiệp và các khu đô thị mới theo
quy hoạch. Với chủ trương phát triển kinh tế - xã hội và gắn với vấn đề giải
quyết việc làm của huyện đã có tác động tích cực đến tăng cầu lao động, thúc
đẩy thị trường lao động phát triển, cơ cấu lại lực lượng lao động, góp phần
nâng cao chất lượng lao động, tạo môi trường và nhiều cơ hội cho người nông
dân bị thu hồi đất nông nghiệp tìm được việc làm, ổn định đời sống. Tuy
nhiên, kết quả trên chưa phải là nhiều trong điều kiện sức ép về việc làm của
huyện Mỹ Hào, đặc biệt là đối với nông dân khi thu hồi đất ở các xã ngày
càng gia tăng dưới tác động của quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá. Trong
quá trình cơ cấu, sắp xếp lại doanh nghiệp, một bộ phận lao động đáp ứng
được yêu cầu mới về tuyển dụng, nhưng không thể đào tạo lại, bị mất việc2
làm; vấn đề chuyển đổi ngành nghề, đào tạo, phục hồi thu nhập cho số lao
động trong diện thu hồi đất để phục vụ yêu cầu của quá trình đô thị hoá còn
nhiều khó khăn… càng làm cho vấn đề GQVL ngày càng là vấn đề bức xúc.
Từ những vấn đề đã nêu ở trên đặt ra một số câu hỏi là:
+ Thực trạng thu hồi đất ở huyện Mỹ Hào và có những tác động như
thế nào đến hộ nông dân bị mất đất của địa phương.
+ Các giải pháp để giải quyết các vấn đề đó như thế nào?
Để làm rõ được những vấn đề trên tui tiến hành nghiên cứu đề tài: Câu
hỏi đặt ra là làm thế nào để giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi
đất nông nghiệp này?
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài “Giải
quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Mỹ
Hào - tỉnh Hưng Yên”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Đánh giá thực trạng việc làm và tạo việc làm cho lao động bị thu hồi
đất nông nghiệp phục vụ các dự án phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện
Mỹ Hào từ đó đề xuất các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động
bị mất đất nông nghiệp trên địa bàn này.
2.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về việc làm cho người
lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa.
- Đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi
đất nông nghiệp ở huyện Mỹ Hào.
- Đề xuất các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động bị thu
hồi đất nông nghiệp ở huyện Mỹ Hào có tính khả thi, phù hợp với tình hình
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
thực tế của huyện trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề giải quyết việc làm cho
người lao động có đất nông nghiệp bị thu hồi trên địa bàn huyện Mỹ Hào.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Khảo sát điều tra dữ liệu thu hồi đất nông nghiệp trên
địa bàn huyện.
- Về thời gian: Số liệu nghiên cứu thu thập trong giai đoạn 2007-2013.
- Về nội dung: Giải quyết việc làm cho người lao động khi bị thu hồi
đất nông nghiệp phục vụ các dự án phát triển công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp trong quá trình đô thị hóa của huyện Mỹ Hào - tỉnh Hưng Yên.
4. Dự kiến đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về việc
làm và giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp ở địa bàn
cấp huyện trong giai đoạn hiện nay.
- Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm ở huyện Mỹ Hào tỉnh
Hưng Yên những năm qua; chỉ ra được những mặt tích cực, hạn chế và
nguyên nhân.
- Đề xuất được phương hướng và các giải pháp thiết thực hướng tới giải
quyết việc làm của huyện thời gian tới.
- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan
và cá nhân trong việc nghiên cứu, hoạch định chính sách việc làm nói chung
và chính sách việc làm của huyện nói riêng.4
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn dự
kiến gồm 4 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và một số vấn đề cơ bản về giải
quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Mỹ Hào
Chương 4: Những giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho người lao động
có đất nông nghiệp bị thu hồi đến năm 2020
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO
NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1.1. Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu, các chương
trình dự án đã đề cập về vấn đề lao động - việc làm, giải quyết việc làm cho
lao động nông nghiệp bị thu hồi đất :
Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng
các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình
công cộng phục vụ lợi ích Quốc gia, của tác giả Lê Du Phong làm chủ biên,
2007. Tác giả đã cung cấp nhiều luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn quan
trọng cho các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách trong quá trình thực
hiện các mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Những phân tích cả
lý luận và thực tiễn đều cho thấy tính tất yếu của quá trình thu hồi đất đai để
thực hiện mục tiêu CNH - HĐH đất nước cùng những phát sinh trong quá trình
này. Trên cơ sở những phân tích này cần xây dựng các giải pháp then chốt để
hạn chế các vấn đề phát sinh bảo đảm quyền lợi của người dân cũng như phục
vụ tốt cho lợi ích quốc gia. Nhìn chung, tác giả đã cung cấp được nhiều tư liệu
cần thiết cả về lý luận và thực tiễn để luận giải cho các vấn đề liên quan đến
quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở Việt Nam hiện nay.
Đào tạo nguồn nhân lực ở các huyện ngoại thành Hà Nội trong quá
trình đô thị hoá, 2005. PGS.TS Nguyễn Tiệp. Trong cuốn sách này tác giả đã
đi vào phân tích về thực trạng nguồn nhân lực ở các huyện ngoại thành Hà
Nội, phân tích vai trò của đào tạo nguồn nhân lực; thực trạng đào tạo nguồn
nhân lực ở các huyện ngoại thành Hà Nội; từ đó tác giả đưa ra các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực ở các huyện ngoại thành Hà
Nội trong quá trình đô thị hoá, phát triển kinh tế của TP Hà Nội: quy hoạch hệ6
thống giáo dục quốc dân, nâng cao chất lượng giáo viên, sử dụng có hiệu quả
nguồn lực cho phát triển giáo dục, đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Đề tài: Xây dựng một số mô hình tạo việc làm đối với lao động bị mất
việc làm tại các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, 2008 của tác giả
Nguyễn Tiệp, trường Đại học Lao động Xã hội cũng là một báo cáo đưa ra
nhiều vấn đề nổi cộm trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở nước
ta hiện nay. Cũng như các báo cáo khác, thông qua quá trình thống kê, phân
tích số liệu từ các cuộc điều tra, tác giả đã chỉ ra những khó khăn trong quá
trình giải quyết vấn đề việc làm cho lao động tại các hộ gia đình bị thu hồi đất
nông nghiệp như: chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn do trình độ thấp, ngoài
độ tuổi tuyển dụng của doanh nghiệp, sự ỷ lại của người lao động vào chính
sách hỗ trợ của nhà nước; các hỗ trợ của nhà nước chưa thực sự hiệu quả…
Ngoài việc phân tích những khó khăn của người dân tại các vùng chuyển đổi
mục đích sử dụng đất, tác giả cũng đưa ra và phân tích một số giải pháp tạo
việc làm hiệu quả ở một số địa phương hiện nay điển hình như đào tạo nghề,
thu hút lao động làm việc tại các KCN/KCX; triển khai các quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội, mở rộng mạng lưới đào tạo nghề tại địa phương vùng
chuyển đổi mục đích sử dụng đất gắn với GQVL cho người lao động.
Báo cáo của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam: Đánh
giá thực trạng lao động việc làm ở các khu vực bị thu hồi đất nông nghiệp và
hiệu quả của các chính sách hỗ trợ nhóm nông dân mất đất, 2012. Thông qua
ba địa bàn được lựa chọn nghiên cứu là Hải Dương, Nam Định và Nghệ An.
Báo cáo đi sâu phân tích các vấn đề về đời sống, việc làm cũng như hiệu quả
của các hỗ trợ dành cho nhóm nông dân mất đất. Theo đó, báo cáo chỉ ra
những khó khăn là tìm kiếm, chuyển đổi việc làm, thất nghiệp và dư thừa lao
động; thiếu hay không còn đất nông nghiệp để canh tác. Bên cạnh việc đó,
báo cáo chỉ ra các khó khăn của người dân thuộc diện thu hồi đất, phân tích
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
các tác động khác của quá trình thu hồi đất đến điều kiện kinh tế - xã hội của
địa phương cũng như những chuyển dịch trong cơ cấu việc làm và thu nhập
của các hộ gia đình. Trong đó chiều hướng chuyển dịch chính được chỉ ra là
các công việc bấp bênh từ hoạt động làm thuê ngoài. Tỷ lệ người dân được
hưởng lợi từ hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp hay các dịch vụ liền kề
doanh nghiệp vì thế chỉ chiếm tỷ lệ khá thấp. Khó khăn về việc làm, thu nhập
thường trực cộng với sự gia tăng của các loại hình tệ nạn xã hội cùng sự biến
đổi, ô nhiễm môi trường làm cho nhiều người dân cảm giác băn khoăn với các
quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất hiện nay.
Một số giải pháp tạo việc làm gắn với giải quyết các vấn đề xã hội tại
Hà Nội, tạp chí Lao động - Xã hội của tác giả Nguyễn Tiệp. Tác giả chỉ ra
thực trạng các vấn đề xã hội nảy sinh: thất nghiệp, cùng kiệt đói. Và các giải
pháp tạo việc làm cho người lao động nhằm giảm thiểu các vấn đề xã hội nảy
sinh.
Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở Thành phố Hà Nội,
tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông - của tác giả Trần Thị Lan, tác giả đề
cập đến vấn đề việc làm của nông dân khi thu hồi đất ở Hà Nội còn có những
hạn chế: số việc làm tạo ra chưa nhiều, nông dân được làm việc trong các dự
án thu hồi đất còn ít. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số quan điểm cần
quán triệt và các giải pháp trong GQVL cho đối tượng trên.
Trung tâm tin học - bộ lao động - thương binh và xã hội có cuộc điều
tra nghiên cứu về thực trạng việc làm của hộ nông dân bị thu hồi đất phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội tại 6 tỉnh : Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, TP. Hồ
Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai với 54 hộ cho thấy: khó khăn mắc phải
là tìm và tạo việc làm mới.
Tất cả các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài kể trên đều
đã bao quát những vấn đề về việc làm, GQVL; quan điểm và giải pháp GQVL8
cho người lao động nhằm nâng cao đời sống về vật chất và tinh thần cho
người dân, giảm thiểu các vấn đề xã hội nảy sinh, đặc biệt là tình trạng thất
nghiệp hiện nay.
Việc thu hồi đất và giải quyết việc làm cho người nông dân sau khi bị
thu hồi đất hiện đang là bài toán khó của Chính phủ và các địa phương trong
việc bảo đảm phát triển bền vững. Nếu không đánh giá tổng quát, khoa học về
sự tác động của thu hồi đất đến việc làm của người nông dân sẽ không tìm ra
"cái đích" cho việc ổn định chính trị, kinh tế - xã hội ở nhiều nơi trong cả
nước.
Trong quá trình nghiên cứu, các tác giả đã đánh giá thực trạng sự tác
động, sự cần thiết cũng như các nhân tố ảnh hưởng của thu hồi đất đến việc
làm của người nông dân bị thu hồi đất; trên cơ đó đó đưa ra một số giải pháp
và khuyến nghị nhằm đẩy mạnh việc giải quyết việc làm cho người nông dân
bị thu hồi đất.
Các nghiên cứu trên chưa đưa ra quan niệm chung nhất về việc làm cho
nông dân khi thu hồi đất, giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất,
đặc biệt chưa chỉ ra nội dung của giải quyết việc làm và các tiêu chí đánh giá
kết quả của giải quyết việc làm nói chung và giải quyết việc làm cho nông dân
khi thu hồi đất nói riêng.
Đối với các nghiên cứu đánh giá về chính sách, phần lớn các nghiên cứu
nghiêng về quá trình quản lý và cung cấp các thông tin về thu hồi đất, trong khi
đó mảng nghiên cứu, phân tích về chính sách hỗ trợ cho người nông dân khu
vực thu hồi đất lại khá hiếm, đặc biệt vấn đề đào tạo nghề, hướng nghiệp -
mảng then chốt để giải quyết tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở khu vực
bị thu hồi đất hiện nay hầu như chưa được phân tích một cách sâu sắc.
Những "khoảng trống" từ các báo cáo đã thực hiện cũng như các kinh
nghiệm và bài học rút ra từ các báo cáo này sẽ là cơ sở cho việc xây dựng
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
nghiên cứu với quy mô lớn hơn cũng như vận dụng đa phương pháp để thực
hiện các điều tra về thực trạng lao động - việc làm của người lao động tại các
khu vực bị thu hồi đất nông nghiệp. Trong đó, nghiên cứu mới cần đạt được
các yêu cầu sau:
- Nghiên cứu cần mô tả và phân tích các vấn đề về thực trạng lao động
- việc làm - GQVL của người dân tại các khu vực chuyển đổi mục đích sử
dụng đất nông nghiệp. Những thời cơ, thách thức của quá trình chuyển đổi
mục đích sử dụng đất đến đời sống kinh tế - xã hội, lao động - việc làm của
các địa phương hiện nay.
- Nghiên cứu cần phân tích quá trình thực hiện chuyển đổi đất đai tại các
địa phương, các chính sách hỗ trợ cũng như hiệu quả của các chính sách này.
- Những nhu cầu, đề xuất của người dân và chính quyền tại các địa
phương nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách thu hồi đất nói chung và các
chính sách hỗ trợ người dân nói riêng để bảo đảm thực hiện đúng đắn mục
tiêu của các quyết định về chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Đối với huyện Mỹ Hào là huyện có tốc độ đô thị hóa cao, từ trước đến
nay chưa có một nghiên cứu có hệ thống về thực trạng lao động - việc làm
vùng chuyển đổi đất nông nghiệp. Vì vậy, vấn đề này vẫn đòi hỏi phải được
nhận thức rõ hơn và các giải pháp hữu hiệu để GQVL cho người nông dân.
Theo hướng đó đề tài tiếp tục khảo sát về việc làm, GQVL cho nông dân khi
thu hồi đất ở Mỹ Hào và đưa ra các giải pháp trên cơ sở kế thừa và phát triển
công trình của các tác giả đi trước; đặc biệt vận dụng trong hoàn cảnh mới,
điều kiện lịch sử mới của huyện.
1.2. Một số khái niệm chính
1.2.1. Lao động và việc làm
Việc làm là một phạm trù tổng hợp, liên kết các quá trình kinh tế, xã
hội và nhân khẩu. Có nhiều quan niệm khác nhau về việc làm.10
Theo Robert J. Gorden thì "ai có công ăn, việc làm đều là người hữu
nghiệp, ai không có công ăn việc làm đều là những người thất nghiệp, ai
không đáp ứng được thị trường lao động đều không nằm trong lực lượng lao
động".
Luật Lao động ghi rõ "mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập không bị
pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm…".
Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động, có
giao kết hợp đồng lao động, gồm những người đang có việc làm và những
người chưa có việc .
Có hai chỉ tiêu thường dùng khi xem xét, đánh giá nguồn lao động, đó
là: số lượng lao động và chất lượng lao động.
Số lượng lao động: gồm những người trong độ tuổi quy định (nam từ
15 - 60 tuổi, nữ từ 15 - 55 tuổi), có khả năng lao động. Tuy nhiên, do đặc thù
của sản xuất nông nghiệp, những người không trong độ tuổi lao động nhưng
vẫn có khả năng tham gia lao động thì vẫn được coi là một bộ phận của nguồn
lao động - lao động phụ.
Trên cơ sở đó, có thể kết luận: người có việc làm là những người trong
độ tuổi lao động và đang làm việc tại các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội. Việc
làm là hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, có thu nhập hay tạo
điều kiện tăng thêm thu nhập cho những người trong cùng một hộ gia đình.
Khái niệm việc làm của Bộ luật Lao động được cụ thể hoá, có thể hiểu
dưới ba dạng hoạt động sau:
- Làm các công việc để nhận tiền công, tiền lương bằng tiền mặt hoặc
bằng hiện vật;
- Làm các công việc để thu lợi nhuận cho bản thân;
- Làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thù
lao dưới hình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi11
Theo quan niệm trên, một hoạt động được coi là việc làm cần thoả mãn
hai tiêu thức:
Một là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động
và cho các thành viên trong gia đình. Điều này chỉ ra tính hữu ích và nhấn
mạnh tiêu thức tạo ra thu nhập của việc làm.
Hai là, hoạt động đó không bị pháp luật ngăn cấm. Điều này chỉ ra tính
pháp lý của việc làm, quan niệm đó rõ ràng hơn so với quan niệm của tổ chức
ILO. Hoạt động có ích không giới hạn về phạm vi hành nghề và hoàn toàn
phù hợp với sự phát triển thị trường lao động ở Việt Nam trong quá trình phát
triển nền kinh tế nhiều thành phần. Người lao động hợp pháp ngày nay được
đặt vào vị trí chủ thể, có quyền tự do hành nghề, liên kết kinh doanh, tìm kiếm
việc làm, thuê mướn lao động trong khuôn khổ của pháp luật, không bị phân
biệt đối xử dù làm việc trong hay ngoài khu vực nhà nước hay các khu vực
phi chính thức.
Hai điều kiện đó có quan hệ chặt chẽ với nhau, là điều kiện cần và đủ
để một hoạt động lao động được thừa nhận là việc làm. Nếu một hoạt động
tạo ra thu nhập, nhưng vi phạm pháp luật như trộm cắp, buôn bán ma tuý, mại
dâm... thì không được thừa nhận là việc làm. Mặt khác một hoạt động hợp
pháp và có ích, nhưng không tạo ra thu nhập cũng không được thừa nhận là
việc làm.
Từ những phân tích trên, tác giả đồng tình với khái niệm “Việc làm là
phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần
thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ...) để sử dụng sức lao động đó”. Trên
cơ sở này sẽ hình thành các dạng việc làm cũng như phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến hỗ trợ giải quyết việc làm.
1.2.2. Thất nghiệp
Theo quan niệm của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), thất nghiệp là12
người có khả năng làm việc, nhu cầu tìm kiếm việc làm nhưng không có việc
làm. Những người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có sức
lao động nhưng chưa có việc làm, đang có nhu cầu làm việc nhưng chưa tìm
được việc làm.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng quy định "người thất
nghiệp là những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, có nhu
cầu tìm kiếm việc làm nhưng không có việc làm".
Thất nghiệp là vấn đề bức xúc mà tất cả các quốc gia đều phải đương
đầu. Thất nghiệp ảnh hưởng rộng lớn đến tất cả các vấn đề kinh tế và xã hội.
Trước hết, thất nghiệp ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, làm giảm thu nhập và
mức sống của dân cư, hạn chế tăng sản lượng quốc dân. Thời kỳ thất nghiệp
cao là thời kỳ sản lượng thực tế nhỏ hơn sản lượng tiềm năng, nền kinh tế
không đạt được sản lượng tối ưu. Thiếu việc làm và thu nhập thấp ở nông
thôn tác động tiêu cực và lâu dài đến phát triển kinh tế xã hội. Thu nhập thấp
làm cho người dân không được đảm bảo sự chăm sóc về dinh dưỡng và y tế,
ảnh hưởng đến sức khoẻ và giống nòi, hạn chế trong việc học tập và rèn luyện
nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng lao động từ đó lao động với năng suất
thấp, không có khả năng sáng tạo trong việc tự kiếm việc làm lại dẫn tới thu
nhập thấp, đó là cái vòng luẩn quẩn khó phá bỏ. Thiếu việc làm và thu nhập
thấp còn dẫn tới nhiều tệ nạn xã hội, ảnh hưởng tới trật tự an toàn xã hội. Các
tệ nạn xã hội phát triển, an ninh sản xuất không bảo đảm lại kìm hãm việc
thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển các ngành nghề mới...Cái vòng
luẩn quẩn đó luôn néo giữ nông thôn trong vòng cùng kiệt nàn và lạc hậu.
Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số người thất nghiệp và
tổng nguồn nhân lực. Thất nghiệp có thể chia ra làm một số loại sau:
- Thất nghiệp tạm thời: là thất nghiệp xảy ra khi một số người lao động
đang trong thời kỳ tìm kiếm việc làm hay chờ làm ở nơi có việc làm tốt hơn.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi13
- Thất nghiệp cơ cấu: là thất nghiệp xảy ra khi có sự mất cân đối cung
cầu giữa các loại lao động, giữa các ngành nghề trong khu vực.
- Thất nghiệp do thiếu cầu: là thất nghiệp xảy ra khi mức cầu chung về
lao động giảm xuống, nguyên nhân chính là do sự suy giảm tổng cầu.
- Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường: là thất nghiệp theo lý thuyết
cổ điển, xảy ra khi tiền lương được xác định không bởi các lực lượng thị
trường và cao hơn mức lương cân bằng thực tế của thị trường lao động.
Thất nghiệp cũng có thể chia thành thất nghiệp tự nguyện và thất
nghiệp không tự nguyện:
- Thất nghiệp tự nguyện: là thất nghiệp trong đó những người lao động
không quan tâm đến một số nghề mặc dù họ có đủ điều kiện để làm vì họ có
một phần vốn từ bên ngoài.
- Thất nghiệp không tự nguyện: là thất nghiệp trong đó những người
lao động muốn làm bất kỳ một công việc nào đó mà họ không quan tâm đến
mức lương nhưng họ không tìm được việc làm.
Thất nghiệp là hiện tượng kinh tế tất yếu, song duy trì ở mức độ nào
cho hợp lý còn tuỳ từng trường hợp vào điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia và khả năng
quản lý nền kinh tế của nhà nước. Tỷ lệ thất nghiệp thấp đồng nghĩa với lực
lượng lao động trong nền kinh tế được tăng cường và tỷ lệ lạm phát cao.
Ngược lại, tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với tỷ lệ lạm phát thấp, cũng tạo
ra những vấn đề xã hội bức xúc về việc làm và tệ nạn xã hội. Vì vậy, duy trì
một tỷ lệ thất nghiệp hợp lý ở mức thất nghiệp tự nhiên (tỷ lệ thất nghiệp mà
ở đó ai có nhu cầu làm việc đều có thể kiếm được việc làm) là điều lý tưởng.
Thất nghiệp trong trường hợp mất đất do chuyển đổi mục đích sử dụng
thuộc loại thất nghiệp tạm thời, bởi việc làm của người lao động nông thôn
luôn gắn liền với đất đai, khi tư liệu sản xuất chính bị mất, một bộ phận lao
động nông nghiệp được chuyển sang lao động công nghiệp, một bộ phận còn14
lại, không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất công nghiệp tạm thời mất việc.
1.2.3. Đất nông nghiệp
Luật đất đai năm 2013 ghi rõ: “Đất nông nghiệp là đất được dùng vào
sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, hoặc
nghiên cứu thí nghiệm về trồng trọt, chăn nuôi và đất nông nghiệp khác theo
quy định của chính phủ”.
1.2.4. Thu hồi đất
Theo điều 3 khoản 11 luật đất đai năm 2013: “ Thu hồi đất là việc Nhà
nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao
quyền sử dụng đất hay thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật
về đất đai”.
Theo điều 3 khoản 12 luật đất đai năm 2013: “ Bồi thường về đất là
việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi
cho người sử dụng đất”. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp
khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường về đất, mức bồi thường về đất
được xác định theo quy định của Nhà nước.
1.3. Giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp
1.3.1. Quan niệm về giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về giải quyết việc làm. Theo
điều 13 Bộ luật Lao động: "Giải quyết việc làm, bảo đảm cho người lao động
có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước,
của các doanh nghiệp và của toàn xã hội". Qua đó, Nhà nước ban hành nhiều
văn bản dưới luật nhằm cụ thể hoá vấn đề GQVL đến người lao động.
Cụ thể qui định trách nhiệm của nhà nước đó là:
- Nhà nước định ra các chỉ tiêu kế hoạch GQVL mới trong kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội.
- Có chính sách ưu đãi, khuyến khích GQVL như: hỗ trợ về tài chính
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi15
vay vốn, miễn giảm thuế.
- Chính phủ lập chương trình quốc gia về việc làm, phát triển hệ thống
dịch vụ việc làm, hệ thống các cơ sở dạy nghề.
Các qui định trách nhiệm của doanh nghiệp:
- Phải bảo đảm việc làm cho người lao động mà doanh nghiệp đã tuyển
dụng.
- Phải mở rộng quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm.
- Phải ưu tiên lao động nữ, người tàn tật với một tỷ lệ thích hợp và có
công việc phù hợp cho bộ phận lao động này khi thay đổi cơ cấu công nghệ,
nếu cho người lao động thôi việc thì phải trợ cấp mất việc làm.
- Các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của mình có trách nhiệm tham gia các chương trình GQVL của Chính
phủ.
Tác giả Đinh Thị Nga Phượng, trong luận văn thạc sĩ ngành Luật Kinh
tế với đề tài: "Pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm ở Việt
Nam trong thời kỳ hội nhập" đã đưa ra một cách hiểu khái quát về GQVL là:
GQVL là quá trình tạo ra điều kiện và môi trường bảo đảm cho mọi người
trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, đang có nhu cầu tìm việc làm
với mức tiền công thịnh hành trên thị trường đều có cơ hội làm việc.
Ngoài ra, theo "Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong
quá trình đô thị hoá " - cuốn sách do tác giả Nguyễn Thị Thơm và Phí Thị
Hằng làm chủ biên thì lại cho rằng: Giải quyết việc làm chính là tạo ra các cơ
hội để người lao động có việc làm và tăng thu nhập, phù hợp với lợi ích của
bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội.
Tựu chung lại, các quan niệm khác nhau về giải quyết việc làm của các
tác giả đều bao hàm nội dung chủ yếu: tạo việc làm cho người lao động chính
là việc sử dụng một cách hợp lý nhất nguồn lực con người, nguồn lực về tài16
nguyên thiên nhiên để tạo ra của cải cho đất nước nói chung và tạo ra nguồn
thu nhập một cách chính đáng, tương xứng với đóng góp của người lao động
cũng như người sử dụng lao động. Tạo việc làm cho người lao động là quá
trình tạo ra số lượng, chất lượng tư liệu sản xuất, số lượng chất lượng sức lao
động và các điều kiện kinh tế - xã hội khác để kết hợp tư liệu sản xuất và sức
lao động
CHƯƠNG 4: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIẢI QUYẾT VIỆC
LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ ĐẤT NÔNG NGHIỆP BỊ THU
HỒI ĐẾN NĂM 2020
4.1. Định hướng chung về giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Mỹ Hào
đến năm 2020
- Việc thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước đang đối mặt
với nhiều thách thức. Vướng mắc lớn nhất trong giải quyết việc làm, thu nhập
và đời sống cho người dân có đất bị thu hồi hiện nay là chưa có chính sách
đồng bộ để đảm bảo lợi ích cho người dân có đất bị thu hồi. Chính vì thế, việc
xây dựng một chính sách đồng bộ đang là một vấn đề gây bức xúc. Theo
chúng tôi, chính sách này bao gồm chính sách đền bù, bồi thường thiệt hại;
chính sách tạo việc làm; chính sách tái định cư; chính sách về trách nhiệm và
nghĩa vụ của các đơn vị được nhận đất thu hồi sử dụng vào các mục đích phát
triển khu công nghiệp, khu đô thị và các chính sách xã hội khác có liên
quan,...
- Thực tiễn những năm qua cho thấy, công tác dự báo, quy hoạch, kế
hoạch phát triển đô thị, các khu công nghiệp có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Do
công tác dự báo, quy hoạch và kế hoạch làm chưa tốt nên vấn đề đảm bảo
việc làm, thu nhập và đời sống cho người dân có đất bị thu hồi những năm
qua thực hiện một cách thụ động. Đây là tồn tại lớn nhất, là căn nguyên gốc rễ
dẫn đến những phức tạp trong thực tiễn, gây hậu quả nặng nề và mất lòng tin
của dân vào chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng và Nhà nước, dẫn đến nhiều
khiếu kiện và có nguy cơ mất ổn định xã hội. Xuất phát từ đó, chúng tui cho
rằng:
- Về dài hạn và trên tổng thể nền kinh tế phải có sự gắn kết giữa chiến
lược phát triển kinh tế xã hội nói chung, chiến lược phát triển các ngành kinh
tế kỹ thuật, các vùng kinh tế trọng điểm, các khu vực kinh tế, các khu công68
nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị, làng nghề truyền thống, vùng sản xuất
hàng hoá tập trung... với chiến lược phát triển, phân bố và sử dụng nguồn
nhân lực, chiến lược đào tạo ngành nghề để chuẩn bị một đội ngũ lao động
phù hợp với yêu cầu của việc thu hồi đất ở từng địa phương, từng vùng nói
riêng.
- Tăng cường năng lực hoạt động của hệ thống dịch vụ việc làm trong
huyện bằng một số việc làm cụ thể như sau:
Tạo điều kiện để các trung tâm, chi nhánh dịch vụ việc làm nắm chắc
và xử lý có hiệu quả thông tin về nguồn cung - nguồn cầu lao động ở các nơi
để thực hiện tốt công tác cung ứng lao động, giới thiệu việc làm cho lao động
ở các KCN.
Hỗ trợ đầu tư các nguồn vốn của chương trình việc làm để mở rộng
hoạt động dạy nghề và nâng chất lượng hoạt động dịch vụ việc làm.
Có chính sách ưu đãi với các lao động nông nghiệp ở các khu đã thu
hồi đất, mở rộng nhiều ngành nghề để đáp ứng nhu cầu lao động trên thị
trường cũng như các KCN trong huyện.
Có chính sách với những lao động có đất nông nghiệp bị thu hồi đưa đi
đào tạo và về làm việc ngay tại công ty, doanh nghiệp.
4.2. Nhóm giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho người lao động có
đất nông nghiệp bị thu hồi trên địa bàn huyện Mỹ Hào
4.2.1. Nhóm giải pháp hỗ trợ khuyến khích hộ gia đình tự giải quyết việc
làm
(1) Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá đối với phần
đất nông nghiệp còn lại
Tập trung thâm canh trên diện tích đất nông nghiệp còn lại sau khi đã bị
thu hồi cho việc xây dựng các khu công nghiệp, chuyển đổi cơ cấu và năng
suất cây trồng, vật nuôi và có sự đầu tư đúng hướng trong nông nghiệp, từng
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi69
bước hình thành một số mô hình trang trại sản xuất rau an toàn, vùng sản xuất
nông sản tập trung, chuyển đổi cây có hiệu quả thấp sang cây có hiệu quả cao
hay chuyển thành vùng nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi theo mô hình công
nghiệp tập trung hay bán tập trung.
Tiếp thu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, nhất là tiến bộ về giống
cây, con vào sản xuất. Chỉ đạo việc tổng kết, nhân rộng các mô hình sản xuất
có hiệu quả cao phù hợp với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng của từng vùng,
từng địa phương. Tiếp tục thực hiện chủ trương tích tụ ruộng đất để tạo vùng
sản xuất hàng hoá. Cụ thể:
- Trồng trọt: Đưa nhanh các giống lúa có năng suất cao, giá trị kinh tế
cao đã qua khảo nghiệm vào sản xuất. Phấn đấu tỷ lệ giống lúa lai và lúa chất
lượng cao vụ, tiếp thu một cách có chọn lọc đưa nhanh mô hình sản xuất nông
nghiệp công nghệ cao, như: nhà kính, nhà lưới … để có sản phẩm nông
nghiệp sạch, giá trị kinh tế cao. Tiếp tục quy hoạch, phát triển các vùng sản
xuất chuyên canh tập trung đối với các sản phẩm có lợi thế, có thị trường tiêu
thụ. Thực hiện chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư xây dựng
mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. Phát triển sản xuất rau an
toàn, rau chất lượng cao cung cấp cho thành phố và các khu đô thị, mở rộng
diện tích hoa và cây cảnh ở những nơi có điều kiện vì trong điều kiện đất chật
hẹp thì những mô hình sản xuất này sẽ có điều kiện thực hiện và mang lại thu
nhập cao trên đơn vị diện tích cũng như trên một lao động.
- Chăn nuôi: Khẩn trương quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung.
Khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung theo hình thức trang trại, nuôi
công nghiệp, gắn với cơ sở chế biến tập trung và xử lý chất thải đảm bảo an
toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường.
- Thuỷ sản: Triển khai thực hiện nhanh các dự án nuôi trồng thuỷ sản
tập trung, nâng cao hiệu quả sản xuất tại các vùng chuyển đổi tập trung của70
các huyện. Có hỗ trợ vốn xây dựng công trình hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi
cho các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung có quy mô lớn.
Đổi mới hoạt động của các HTX nông nghiệp. Nâng cao hiệu quả hoạt
động của hệ thống sản xuất giống. Quản lý chặt chẽ hoạt động cung ứng vật
tư nông nghiệp, vận chuyển và giết mổ gia súc, gia cầm. Tổ chức thực hiện tốt
công tác nạo vét kênh mương.
(2) Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ
tầng
Phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp: Tạo điều kiện để đầu tư,
phát triển, khôi phục các làng nghề TTCN trong huyện; phát triển các ngành
nghề mới. Củng cố, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi để các hợp tác xã hoạt động
ổn định và phát triển.
Phát triển kỹ thuật, công nghệ và bảo vệ môi trường: Phát triển kỹ thuật
và công nghệ tiên tiến là yếu tố đảm bảo mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại
hóa; hướng tới đưa công nghệ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại vào sản xuất công
nghiệp; cho nên, các DN cần có kế hoạch đổi mới công nghệ và thiết bị hàng
năm. Trong quá trình đầu tư phát triển công nghiệp phải ưu tiên đầu tư trang
thiết bị công nghệ tiên tiến gắn với mục đích giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Biện pháp về đảm bảo cung ứng đủ nguồn nguyên liệu cho công nghiệp
chế biến lương thực thực phẩm: phải thật sự gắn bó lợi ích của người nuôi,
trồng nguyên liệu với nhà máy chế biến. Tăng cường mối liên kết giữa Hiệp
hội, Hội ngành nghề với các nhà máy chế biến trong huyện.
Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp
tập trung của huyện. Chú trọng thu hút các nhà đầu tư sản xuất các sản phẩm
có hàm lượng khoa học, công nghệ cao như: sản xuất linh kiện và lắp ráp điện
tử, đồ dùng cao cấp,...
Tạo môi trường thuận lợi về mặt bằng sản xuất và các dịch vụ hỗ trợ
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi71
như: điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, tín dụng vay vốn cho các doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh. Thực hiện tốt chương trình hỗ trợ doanh nghiệp
về: đào tạo lao động, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, cải tiến công
nghệ. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp
Thăng Long II, và Khu công nghiệp dệt may Phố Nối B. Gắn phát triển công
nghiệp chế biến nông sản thực phẩm với quy hoạch phát triển các vùng
nguyên liệu tập trung.
4.2.2. Nhóm giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường lao động nông thôn
(1) Đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển sản xuất của các hộ
gia đình
Khi diện tích đất còn lại không nhiều, người nông dân sẽ tìm mọi biện
pháp để đầu tư thâm canh, chuyển sang trồng các loại cây và chăn nuôi các
loại vật nuôi đòi hỏi vốn đầu tư cao, kỹ thuật tiên tiến nhằm tạo ra thu nhập
cao và giải quyết việc làm cho người lao động. Để đáp ứng nhu cầu vốn đầu
tư cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ đòi hỏi phải có
hàng loạt các biện pháp để huy động vốn, tạo ra cơ sở kỹ thuật và công nghệ
tiên tiến, tạo ra môi trường thuận lợi để kích thích phát triển các ngành công
nghiệp, mở rộng quan hệ hợp tác, thu hút vốn đầu tư.
(2) Phát triển hệ thống các trường đào tạo nghề
Qui hoạch phát triển mạng lưới dạy nghề theo hướng xã hội hoá theo
hướng của Nghị đinh 73/NĐ- CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về phương
hướng và chủ trương xã hội hoá các loại hình hoạt động trong lĩnh vực giáo
dục, y tế, văn hóa, thể thao và Nghị định 53/2006/NĐ-CP của Chính phủ về
chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở ứng dụng dịch vụ ngoài công lập.
Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia dạy nghề với mục tiêu vừa
lao động cho nhu cầu phát triển doanh nghiệp mình vừa cung ứng lao động có
tay nghề cho các doanh nghiệp khác.72
Gắn kết công tác đào tạo nghề với giải quyết việc làm phục vụ các
KCN. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư các dự án công nghiệp vào các KCN, tạo
điều kiện thuận lợi cho các dự án sớm đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Khuyến khích các cơ sở đào tạo, dạy nghề thực hiện đào tạo, dạy nghề
theo “đơn đặt hàng”, đào tạo có địa chỉ đầu ra, đào tạo theo cơ cấu nghề thực
tế cần thiết trên địa bàn của các doanh nghiệp trong các KCN. Tăng cường
phối hợp giữa các ngành trong việc xúc tiến thu hút các dự án đầu tư, có kế
hoạch dạy nghề gắn với tạo việc làm trong các KCN cho lao động trước khi
chuyển giao đất.
Có chính sách dạy nghề, truyền nghề gắn với giải quyết việc làm cho
lao động sau khi giao đất không có khả năng vào làm việc trong các KCN
Tăng cường quản lý Nhà nước về dạy nghề và Giới thiệu việc làm. Căn
cứ theo trình độ chuẩn của Nhà nước và các cấp đào tạo, yêu cầu các cơ sở tổ
chức điều tra, khảo sát nắm chắc về tình hình lao động. Căn cứ Pháp luật Lao
động và các chính sách, chế độ của Nhà nước có kế hoạch Thanh tra, kiểm tra
việc thực hiện của các cơ sở dạy nghề, của các doanh nghiệp đảm bảo chính
sách đối với người lao động.
(3) Hỗ trợ người dân tìm kiếm thông tin về việc làm và dạy nghề cho họ
Ban quản lý các KCN, Uỷ ban nhân dân huyện phối hợp chặt chẽ với
các doanh nghiệp có dự án đầu tư để nắm được kế hoạch sử dụng lao động.
Thông báo công khai về số lượng lao động cần tuyển, ngành nghề, thời gian
dự kiến tuyển- ngăn chặn kịp thời nạn môi giới thu tiền của người lao động.
Cung cấp các dịch vụ việc làm miễn phí cho người lao động đến tìm
việc làm gồm: Tư vấn lựa chon việc làm, nơi làm việc; tư vấn chọn nghề học,
hình thức, nơi học nghề; tư vấn lập dự án tạo việc làm hay dự án tạo thêm
việc làm; tư vấn Pháp luật liên quan đến việc làm, giới thiệu việc làm, bố trí
việc làm, các dịch vụ khác về việc làm khi được yêu cầu.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi73
Các trường, các trung tâm dạy nghề thông báo công khai kế hoạch
tuyển sinh hàng năm, cơ cấu, ngành nghề đào tạo để người lao động lựa chọn
nghề học phù hợp. Đồng thời liên hệ với các doanh nghiệp để dạy nghề cho
người lao động theo địa chỉ tiếp nhận kể cả trong và ngoài huyện.
(4) Nâng cao trình độ cho người lao động có đất bị thu hồi phù hợp với
yêu cầu phát triển mới của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Lao động nông nghiệp nước ta nói chung, người nông dân có đất bị thu
hồi nói riêng có trình độ văn hoá kém, trình độ khoa học kỹ thuật, năng lực
quản lý kém, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp rất hạn chế. Do
đó, khi được thu hút vào làm việc trong các doanh nghiệp không đáp ứng
được yêu cầu, dẫn đến tình trạng hay không được thu nhận, hay tự bỏ doanh
nghiệp, hay bị thải hồi sau một thời gian làm việc. Chính vì vậy để nâng cao
chất lượng nguồn lao động cần:
- Đào tạo và bồi dưỡng nhân lực: Nâng cao trình độ nguồn nhân lực là
yếu tố quan trọng sống còn phát triển các ngành nghề. Do đó, phải có biện
pháp thường xuyên nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, khoa học kỹ
thuật và lực lượng lao động; đào tạo và bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ
làm công tác quản lý, kỹ thuật, quản trị doanh nghiệp và lực lượng lao động,
bằng cách đầu tư nâng cao chất lượng dạy nghề: Tranh thủ sự trợ giúp của
Nhà nước với tự hy vọng mọi nguồn lực, tập trung đầu tư, mua sắm thiết bị
dạy nghề hợp lý theo hướng đồng bộ hoá, hiện đại hoá trang thiết bị gắn với
thực tiễn. Chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo
viên và đội ngũ cán bộ quản lý, đảm bảo 100% đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và
trên chuẩn về mặt trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, phương pháp,
phương tiện dạy học mới, đổi mới cách hoạt động của các cơ sở dạy
nghề nhằm từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong dạy nghề.
- Tư vấn để người lao động có được sự lựa chọn các ngành nghề đào74
tạo từ đó có được nghề nghiệp mà mình yêu thích, vì thế sẽ có điều kiện rèn
luyện ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp cho người lao động. Muốn vậy,
cần khảo sát nắm nhu cầu nguồn lao động của các thị trường. Trên cơ sở đó,
cần nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục và đào tạo, kể từ giáo dục phổ
thông đến đào tạo nghề, thực hiện đổi mới nội dung, chương trình đào tạo đáp
ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và nhu cầu xuất khẩu lao động.
4.2.3. Nhóm giải pháp tạo việc làm thông qua phát triển doanh nghiệp và
các tổ chức hoạt động kinh doanh
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay giải quyết việc làm của NHCSXH chi nhánh Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
V Thực trạng về lao động việc làm và vấn đề giải quyết việc làm ở tỉnh Thỏi Bỡnh Luận văn Kinh tế 0
N Nhiệm vụ và giải pháp giải quyết việc làm trong kế hoạch năm năm 2001 - 2005 ở Việt Nam Công nghệ thông tin 0
H Nhiệm vụ và các giải pháp giải quyết việc làm trong kế hạch 5 năm (2001 - 2005 ) Công nghệ thông tin 0
B Nhiệm vụ và giải pháp giải quyết việc làm trong kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 ở Việt Nam Công nghệ thông tin 0
P Một số biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động ở địa bàn tỉnh Hà Tây Công nghệ thông tin 0
T Một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn Nghệ An Luận văn Kinh tế 0
R Thẩm quyền dân sự theo loại việc của Tòa án về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại Luận văn Luật 0
D Giải quyết việc làm, sự cần thiết của chương trình cho vay tài trợ giải quyết việc làm (cvttgqvl) Luận văn Kinh tế 0
B Những bất cập và khó khăn trong việc giải quyết và xử lý nợ quá hạn trong hệ thống ngân hàng thương Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top