Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT BIA – RƢỢU
– NƢỚC GIẢI KHÁT.................................................................................................4
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn....................4
1.1.1. Về sách và giáo trình .................................................................................4
1.1.2. Các luận án, luận văn sau đại học..............................................................4
1.2. Quan niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh và các yếu tố chi phối hiệu quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong lĩnh vực bia – rƣợu – nƣớc giải khát7
1.2.1. Đặc thù của lĩnh vực sản xuất kinh doanh bia – rƣợu – nƣớc giải khát ....7
1.2.2. Quan niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong lĩnh
vực bia – rƣợu – nƣớc giải khát.........................................................................10
1.2.3. Các yếu tố chi phối hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong
lĩnh vực bia - rƣợu – nƣớc giải khát ..................................................................13
Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả SXKD của doanh nghiệp sản xuất B – R –
NGK có thể chia thành hai nhóm: nhóm yếu tố ảnh hƣởng bên trong doanh
nghiệp và nhóm yếu tố ảnh hƣởng bên ngoài doanh nghiệp. ............................13
1.2.4. Tiêu chí đo hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong lĩnh
vực bia – rƣợu – nƣớc giải khát.........................................................................19
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................29
2.1. Phƣơng pháp luận...........................................................................................29
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể ..............................................................29
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu, tài liệu sơ cấp và thứ cấp........................29
2.2.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu, tài liệu ..........................................................30
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI – NGHỆ AN..................................................32
3.1. Khái quát chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần bia
Hà Nội – Nghệ An.................................................................................................32
3.1.1. Giới thiệu chung về Công ty....................................................................32
3.1.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của CTCP bia Hà Nội – Nghệ An..........40
3.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty ...................................................43
3.2.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp .....................................43
3.2.2. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản ......................................................46
3.2.3. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng nguồn vốn...........................................53
3.2.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí .............................................54
3.2.5. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động ..........................................56
3.2.6. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội ............................................................57
3.3. Đánh giá chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần bia Hà
Nội – Nghệ An.......................................................................................................59
3.3.1. Những mặt đạt đƣợc ................................................................................59
3.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân........................................................60
3.3.3. Phân tích SWOT đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại
Công ty cổ phần bia Hà Nội – Nghệ An............................................................62
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI – NGHỆ AN ........................................64
4.1. Phƣơng hƣớng triển ngành bia Việt Nam và của Công ty cổ phần bia Hà Nội
– Nghệ An..............................................................................................................64
4.1.1. Phƣơng hƣớng phát triển của ngành bia Việt Nam .................................64
4.1.2. Phƣơng hƣớng phát triển của Công ty bia Hà Nội – Nghệ An trong thời
gian tới ...............................................................................................................65
4.2. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty
cổ phần bia Hà Nội – Nghệ An .............................................................................65
4.2.1. Nhóm giải pháp tiết kiệm chi phí ............................................................65
4.2.2. Nhóm giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm để tăng doanh thu, tăng lợi
nhuận cho Công ty .............................................................................................68
4.2.3. Giải pháp về nâng cao năng suất lao động ..............................................72
KẾT LUẬN...............................................................................................................76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................78
PHỤ LỤC..................................................................................................................80
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trƣờng, bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh nào cũng phải
thƣờng xuyên quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả SXKD, nhằm đạt mục tiêu tối
đa hóa lợi nhuận. Chỉ có nhƣ vậy, doanh nghiệp mới có thể trụ vững, phát triển
trong cơ chế thị trƣờng và giành ƣu thế trong cạnh tranh. Để có thể đạt đƣợc mục
tiêu này, các doanh nghiệp phải triệt để khai thác các cách thức, phƣơng pháp
SXKD để không ngừng tăng doanh thu, hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm. CTCP bia Hà Nội – Nghệ An thuộc Tổng CTCP B - R - NGK Hà Nội là
công ty có quy mô sản xuất vừa, có chức năng và nhiệm vụ chính là sản xuất và
kinh doanh các sản phẩm bia. Trong thời gian vừa qua, Công ty rất quan tâm đến
việc nâng cao hiệu quả SXKD và đạt đƣợc kết quả nhất định cả về hiệu quả kinh tế
và hiệu quả xã hội, nhƣ: tạo thêm nhiều việc làm cho ngƣời dân địa phƣơng, đóng
góp vào ngân sách nhà nƣớc tăng dần qua các năm góp phần vào đẩy mạnh phát
triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc nói chung, của tỉnh Nghệ An nói riêng, v.v. Tuy
nhiên, hiệu quả SXKD của Công ty trong thời gian gần đây có biểu hiện giảm sút,
nhƣ : các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời trên doanh thu, khả năng sinh lời trên
tổng tài sản và khả năng sinh lời trên VCSH của Công ty đều sụt giảm; tốc độ tăng
của doanh thu chậm hơn tốc độ tăng của chi phí, v.v. Tình hình đó ảnh hƣởng đến
sự phát triển bền vững của công ty trong hiện tại và tƣơng lai. Trong thời gian tới,
Công ty không chỉ phải lo cạnh tranh với các thƣơng hiệu bia trong nƣớc đang phát
triển, mà còn đứng trƣớc những thách thức cạnh tranh ngày càng gay gắt với các
hãng bia có thƣơng hiệu mạnh trên thế giới khi nƣớc ta thực hiện các cam kết với
WTO, với các hiệp định FTA song phƣơng và đa phƣơng đã và sẽ có hiệu lực, gắn
liền với việc xóa bỏ chính sách bảo hộ đối với việc đầu tƣ vào lĩnh vực sản xuất bia.
Vì thế, để Công ty có thể trụ vững và phát triển trong bối cảnh nƣớc ta hội nhập
kinh tế quốc tế ngày càng sâu sắc, Công ty phải sớm khắc phục những nguyên nhân
dẫn đến sụt giảm hiệu quả SXKD. Do vậy, việc đánh giá đúng thực trạng hiệu quả

SXKD của Công ty, tìm ra nguyên nhân hạn chế, để trên cơ sở đó xác định các giải
pháp nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty là cần thiết.
Với mong muốn giúp Công ty đánh giá đúng thực trạng hiệu quả SXKD của
mình về những mặt đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân hạn chế; các biện pháp nâng
cao hiệu quả SXKD trong thời gian tới, tui lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần bia Hà Nội – Nghệ An thuộc Tổng Công ty
Cổ phần bia – rượu – nước giải khát Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc
sỹ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao hiệu quả SXKD
tại CTCP bia Hà Nội – Nghệ An thuộc Tổng CTCP B - R - NGK Hà Nội, luận văn
đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty trong
thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận giải cơ sở lý luận nâng cao hiệu quả SXKD của doanh nghiệp trong
lĩnh vực B - R - NGK.
- Phân tích thực trạng hiệu quả SXKD tại CTCP bia Hà Nội – Nghệ An.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả SXKD của CTCP bia
Hà Nội – Nghệ An trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là hiệu quả SXKD tại CTCP bia Hà Nội
– Nghệ An thuộc Tổng CTCP B - R - NGK Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn chỉ nghiên cứu việc nâng cao hiệu quả SXKD tại
CTCP bia Hà Nội – Nghệ An thuộc Tổng CTCP B - R - NGK Hà Nội.
- Về thời gian: Luận văn hoàn thành trong năm 2041, vì vậy thực trạng hiệu
quả SXKD tại CTCP bia Hà Nội – Nghệ An thuộc Tổng CTCP B - R - NGK Hà
Nội đƣợc tính trong giai đoạn 2010 - 2013.
4. Đóng góp mới của luận văn
- Trên cơ sở phân tích thực trạng hiệu quả SXKD tại CTCP bia Hà Nội –
Nghệ An thuộc Tổng CTCP B - R - NGK Hà Nội giai đoạn 2010 – 2013; chỉ rõ
những ƣu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả
SXKD tại CTCP bia Hà Nội – Nghệ An thuộc Tổng CTCP B - R - NGK Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả SXKD của
CTCP bia Hà Nội – Nghệ An thuộc Tổng CTCP B - R - NGK Hà Nội trong thời
gian tới.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung Luận văn đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng, gồm:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan và những vấn đề lý
luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất B -
R – NGK.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3: Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bia
Hà Nội - Nghệ An.
Chƣơng 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ
phần bia Hà Nội - Nghệ An.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

duykhakt

New Member
ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN

BÀI TẬP GIỮA KỲ TÀI CHÍNH CÔNG TY
Họ & tên học viên: NGUYỄN VĂN HUY
Lớp: MFB5A
Đề bài:
Bạn truy cập trên website hay liên hệ với một công ty chứng khoán để thu thập những dữ liệu cần thiết liên quan đến một cổ phiếu nào đó trong số những cổ phiếu được niêm yết trên sàn HOSE. Sử dụng lý thuyết định giá cổ phiếu học được trong môn học Tài chính công ty để:
1. Định giá cổ phiếu do bạn lựa chọn theo phương pháp chiết khấu cổ tức và/hay chiết khấu dòng tiền tự do.
2. So sánh với giá trị thị trường của cổ phiếu đó trên sàn giao dịch. Rút ra nhận xét và giải thích tại sao.
3. Giả sữ bạn là nhà đầu tư hay tư vấn đầu tư, bạn có nên mua cổ phiếu đó hay không? Tại sao?
BÀI LÀM

ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG – MÃ CỔ PHIẾU AGF
1. Giới thiệu về công ty
Tên công ty: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang
Địa chỉ: 1234 Trần Hưng Đạo, Thành phố Long xuyên, Tỉnh An Giang
Điện thoại: 84-(76) 3852 939 Fax: 84-(76) 3852 202
Website:
Nhóm ngành: Chế biến cá tra
Vốn điều lệ: 128,592,880,000 đồng
KL CP đang niêm yết: 12,859,288 cp
KL CP đang lưu hành: 12,779,288 cp
Tổ chức tư vấn niêm yết:
Công ty Cổ phần Chứng Khoán Sài Gòn
MCK: SSI
Tổ chức kiểm toán:
Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam - 2010
Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam – 2011
Lịch sử hình thành:
Công ty CP XNK Thuỷ sản An Giang, tiền thân là Xí nghiệp Đông lạnh An Giang được xây dựng năm 1985, chính thức đi vào hoạt động tháng 3 năm 1987. Tháng 5/2002: cổ phiếu của công ty chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ngành nghề kinh doanh:
Sản xuất, chế biến và mua bán thủy, hải sản đông lạnh, thực phẩm, nông sản, vật tư nông nghiệp; mua vật tư nguyên liệu,hóa chất phục vụ cho sản xuất (không mang tính độc hại); mua bán đồ uống các loại và hàng mỹ phẩm; sản xuất và mua bán thuốc thú y, thủy sản; sản xuất và kinh doanh thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; lắp đặt hệ thống cơ điện, thông gió, điều hòa cấp nhiệt, hệ thống làm lạnh, kho lạnh, điều hòa trung tâm, hệ thống bơm, ống nước, điều hòa không khí; chế tạo thiết bị cho ngành chế biến thực phẩm, thủy sản; mua bán máy móc thiết bị chuyên ngành chế biến thực phẩm, chế biến thủy sản; lai tạo giống, sản xuất con giống; nuôi trồng thủy sản; Lắp đặt các hệ thống điện công nghiệp, dân dụng; lắp đặt đường dây trung, hạ thế và trạm biến áp; lắp đặt điện trong nhà; San lắp mặt bằng; Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp; Mua bán vật tư thiết bị cấp nước trong nhà, thiết bị, công cụ hệ thống điện; Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hay đi thuê; Dịch vụ nhà đất; Sản xuất, chế biến và mua bán dầu Biodiesel từ mỡ cá; Đầu tư xây dựng để bán hay cho thuê
2. Xác định chi phí sử dụng vốn của AGF
Cơ cấu vốn
Cơ cấu vốn của công ty giai đoạn 2004-2012 mặc dù có biến động tăng giảm liên tục qua các năm và vốn chủ sở hữu đang tăng dần trong cơ cấu, song mức độ biến động là không quá lớn. Do đó, Nhà phân tích sử dụng cơ cấu vốn bình quân giai đoạn 2004-2012 làm cơ cấu vốn mục tiêu, với tỷ trọng: Nợ chiếm 44,3% và vốn chủ sở hữu chiếm 55,7%.
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn của AGF giai đoạn 2004-2012
2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Bình quân
Tỷ lệ nợ (Dj) 64,7% 45,7% 27,6% 20,8% 41,2% 44,0% 48,2% 55,7% 50,6% 44,3%
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (Ej) 35,3% 54,3% 72,4% 79,2% 58,8% 56,0% 51,8% 44,3% 49,4% 55,7%
Tổng 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0% 100,0%
(Nguồn: Báo cáo tài chính AGF, giai đoạn 2004-2012)
Chi phí vốn chủ sở hữu
Nhà phân tích sử dụng mô hình CAPhần mềm để tính toán chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu. Biểu thức của mô hình như sau:
RE = Rf + (Rm – Rf)* bE
Trong đó:
RE là tỷ suất sinh lợi yêu cầu của nhà đầu tư
Rf là tỷ suất sinh lợi phi rủi ro (giá trúng thầu tín phiếu kho bạc tại phiên cuối cùng năm 2012 diễn ra ngày 01/10/2012 là 8,6%). Do đó, Rf = 8,6%.
Rm là tỷ suất sinh lợi danh mục thị trường (VN-Index lịch sử). Từ kết quả tính toán ở Phụ lục số 1, Rm = 12,9%.
Hệ số beta (b) đo lường mức độ biến động lợi nhuận cổ phiếu của AGF so với mức độ biến động lợi nhuận danh mục cổ phiếu thị trường. Từ kết quả hồi quy ta có bAGF = 0,8612
Do đó:
RE = 8,6% + (12,9% - 8,6%) x 0,8612 = 12,3%
Chi phí nợ vay
Lãi suất vay nợ của Công ty được tính toán trực tiếp từ Báo cáo tài chính các năm cho thấy có sự chênh lệch khá lớn so với lãi suất cho vay bằng VND tại các ngân hàng ở cùng thời điểm. Sở dĩ như vậy là vì Công ty sử dụng một tỷ trọng vốn vay bằng USD khá lớn từ các ngân hàng với lãi suất thấp. Riêng năm 2012, tổng vốn vay bằng USD từ các ngân hàng là trên 18 triệu USD (tương đương khoảng 389 tỷ đồng theo tỷ giá hiện hành), chiếm 58% trong tổng số 675,79 tỷ đồng nợ của Công ty trong năm 2012. Nhà phân tích dự báo rằng, trong thời gian tới với nhiều lợi thế từ việc vay vốn bằng USD, Công ty sẽ tiếp tục duy trì cơ cấu nguồn vốn vay bằng đồng USD như giai đoạn vừa qua, và lãi suất sử dụng nợ vay trong tương lai có thể được dự tính bằng trung bình giai đoạn 2004-2012, tức là RD = 8%.
Bảng 2: Chi phí nợ vay của AGF giai đoạn 2004-2012 (Đvt: triệu đồng)
2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Bình quân
Chi phí lãi vay 11.604 6.992 6.829 9.424 44.336 39.153 48.579 75.207 60.569 -
Giá trị sổ sách của nợ 160.951 85.531 114.237 162.997 433.730 478.495 580.072 823.941 675.790 -
Lãi suất 7,21% 8,17% 5,98% 5,78% 10,22% 8,18% 8,37% 9,13% 8,96% 8,00%
(Nguồn: Số liệu tính toán từ Báo cáo tài chính của AGF các năm 2004-2012)
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Theo kết quả tính toán từ Báo cáo tài chính cho thấy, trong những năm đầu mới hoạt động, Công ty được hưởng ưu đãi về thuế với mức thuế suất chỉ dao động từ 8-12,5%. Những năm gần đây do sắp hết thời kỳ được hưởng ưu đãi, mức thuế suất tăng dần lên 19-20% tiến dần đến mức thuế suất theo Luật định.
Luật thuế hiện nay quy định thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là 25%, tuy nhiên theo dự thảo Luật sửa đổi Luật Thuế TNDN do Bộ Tài chính đang soạn thảo, mức thuế suất sẽ giảm còn 23% và rất có thể được Chính phủ phê duyệt và áp dụng sau năm 2014. Do đó, Nhà phân tích sử dụng mức thuế suất tC = 19% (như hiện nay) cho giai đoạn 2012-2014 và sẽ áp dụng mức 23% sau năm 2014.
Chi phí vốn bình quân trọng số
Chi phí sử dụng vốn trung bình là trung bình có trọng số của các chi phí vốn bộ phận, cụ thể là trung bình có trọng số của chi phí sử dụng nợ vay sau thuế và chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu. Từ kết quả tính toán ở trên thay số vào biểu thức sau ta được:
WACC = E/(D+E)xRE + [D/(D+E)]x(1-tC)xRD
= 55,7% x 12,3% + 44,3% x (1 – 23%) x 8% = 9,6%
3. Xác định ngân lưu tự do của AGF
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Vì AGF được định giá trước hết là để tìm giá trị tài sản phục vụ hoạt động kinh doanh chính nên trong EBIT, các khoản thu nhập ròng từ đầu tư tài chính cần được loại trừ. Trong năm 2012, lợi nhuận ròng từ các khoản đầu tư tài chính của AGF là 17.139 triệu đồng. Như vậy, EBIT hiệu chỉnh năm 2012 sẽ có giá trị bằng 104.300 - 17.139 = 87.161 triệu đồng. Với thuế suất 19%, EBIT hiệu chỉnh sau thuế của AGF bằng:
EBITadj0 x (1 – tC) = 87.161 x (1 – 19%) = 70.506 triệu đồng.
Suất sinh lợi trên vốn
Suất sinh lợi trên vốn (Return on Capital, ROC) được tính bằng cách chia EBIT hiệu chỉnh sau thuế cho vốn bình quân đầu kỳ và cuối kỳ. Vì EBIT hiệu chỉnh đã loại bỏ lợi nhuận từ lãi tiền mặt gửi ngân hàng và lợi nhuận từ đầu tư tài chính nên vốn cũng được loại bỏ khoản vốn dành cho đầu tư tiền mặt và đầu tư tài chính.
ROC0(2012) = EBITadj0 x (1 – tC) / [(Eaverage + Daverage) – (Tiền mặtaverage + Đầu tư tài chínhaverage)]
= 70.506 / [(657.794 + 749.866) – (59.927 + 0)] = 5,2%
Tính toán tương tự ta được: ROC2011 = 8,1%; ROC2010 = 2,9%. Do mức độ biến động lớn nên Nhà đầu tư sử dụng suất sinh lợi trên vốn trung bình của 3 năm gần nhất làm căn cứ dự báo tăng trưởng EBIT. Khi đó, ROCaverage = (5,2% + 8,1% + 2,9%) / 3 = 5,4%
Tỷ lệ tái đầu tư
Trong năm 2012, AGF chi 26.376 tỷ đồng để đầu tư tài sản cố định và không chi góp vốn vào các đơn vị khác. Vậy, tổng chi đầu tư cố định mới của AGF là 26.376 tỷ đồng. Khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp trong năm 2012 bằng 39.749 tỷ đồng.
Vốn lưu động không kể tiền mặt và chứng khoán của AGF bằng khoản phải thu cộng tồn kho cộng tài sản ngắn hạn khác và trừ các khoản phải trả. Vốn lưu động không kể tiền mặt của AGF trong năm 2011 và 2012 lần lượt bằng 916.185 và 848.865 tỷ đồng. Như vậy, trong năm 2012 vốn lưu động của AGF đã giảm đi 67.319 tỷ đồng.
Mức tái đầu tư bằng đầu tư cố định mới trừ khấu hao và cộng với thay đổi vốn lưu động:
ReInv0 = Inv0 – Dep0 + Delta(WC0) = 26.376 – 39.749 + (- 67.319) = -80.692 tỷ đồng.
Tỷ lệ tái đầu tư năm 2012 được tính bằng tỷ số giữa mức tái đầu tư và EBIT hiệu chỉnh sau thuế: ReInv(2012)% = ReInv0 / [EBITadj0 x (1 – tC)] = -80.692 / 70.506 = -114,4%
Cũng bằng cách tương tự ta tính được ReInv(2011) = 297,8% và ReInv(2010) = 96,6%. Do mức độ biến động lớn của ReInv nên Nhà đầu tư cũng sử dụng tỷ lệ tái đầu tư trung bình của 3 năm gần nhất với kết quả là ReInvaverage = (96,6% + 297,8% + (-114,4%))/3 = 93,3%.
Dự báo tốc độ tăng trưởng EBIT (mô hình tăng trưởng 3 giai đoạn)
Giai đoạn tăng trưởng nhanh
Có nhiều phương pháp dự báo tốc độ tăng trưởng, tuy nhiên Nhà phân tích xem xét 2 phương pháp để dự báo tốc độ tăng trưởng EBIT cho AGF:
(1) Phương pháp dựa vào suất sinh lợi trên vốn và tỷ lệ tái đầu tư
Với giả định rằng, nếu trong tương lai, AGF tiếp tục duy trì được suất sinh lợi trên vốn ROCaverage = 5,4% và tỷ lệ tái đầu tư ReInvaverage = 93,3%, khi đó tốc độ tăng trưởng EBIT là:
gAGF = ROCaverage x ReInvaverage = 5,4% x 93,3% = 5,1%.
(2) Phương pháp dựa vào tăng trưởng EBIT trong quá khứ
EBIT (sau khi hiệu chỉnh) của Công ty năm 2004 đạt 29.214 triệu đồng, tăng lên 87.161 triệu đồng vào năm 2012. Như vậy, tốc độ tăng trưởng EBIT bình quân của Công ty giai đoạn 2004-2012 đạt 14,6%.
Nhà phân tích cho rằng, với tỷ lệ tái đầu tư bình quân khá cao là 93,3% trong giai đoạn 2010-2012, trong khi suất sinh lợi chỉ đạt 5,1% như theo cách dự báo thứ nhất là chưa hoàn toàn phản ánh chính xác. Với phương pháp thứ hai có tốc độ tăng trưởng 14,6% là con số hợp lý, phản ánh sát với thực tế hơn. Do đó, Nhà phân tích dự báo rằng, Công ty vẫn sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng 14,6% ít nhất là trong năm 2013.
Giai đoạn tăng trưởng giảm dần
Do ngành cá tra đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn về thị trường, khan hiếm nguyên liệu cũng như thiếu vốn sản xuất. Hầu hết doanh số xuất khẩu và thị phần của các doanh nghiệp trong ngành đều giảm, đặc biệt là giảm mạnh tại một số thị trường trọng điểm như EU và Mỹ. Những khó khăn chung của Ngành cũng không nằm ngoài khó khăn của Công ty AGF. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức nhưng với những chính sách hỗ trợ của Chính phủ về thuế, tăng cường xúc tiến thương mại, cùng với sự nỗ lực của Công ty, bức tranh về tương lai rất có thể sẽ không quá u ám. Nhà phân tích dự báo rằng, công ty vẫn sẽ đạt được tăng trưởng khoảng 8,8% vào năm 2017.
Giai đoạn tăng trưởng ổn định
Vào giai đoạn tăng trưởng ổn định, Nhà phân tích dự báo tốc độ tăng trưởng của Công ty sẽ ở mức 7,3%. Khi đó, giá trị kết thúc vào năm 2017 sẽ là:
TV = FCFF6 / (WACC – gsg) = 31.303 / (9,6% - 7,3%) = 1.381.265 triệu đồng.
Chiết khấu ngân lưu tự do
Với WACC = 9,6%, ngân lưu tự do của Công ty hàng năm và giá trị kết thúc của AGF được chiết khấu về hiện tại theo công thức sau:
PV = [FCFF1/(1+WACC)1 + FCFF2/(1+WACC)2 + … + FCFF5/(1+WACC)5] + TV/(1+WACC)5
= [5.384/(1+9,6%)1 + 6.094/(1+9,6%)2 + …+23.818/(1+9,6%)5] + 1.381.265/(1+9,6%)5 = 919.089
Bảng : Chiết khấu ngân lưu tự do của Công ty AGF (Đvt: triệu đồng)
TT Diễn giải 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
1 Tốc độ tăng trưởng kỳ vọng 14,6% 13,2% 11,7% 10,2% 8,8% 7,3%
2 Tỷ lệ tái đầu tư 93,3% 93,3% 88,8% 84,2% 79,6% 75,0%
3 EBIT (hiệu chỉnh) 87.161 99.922 113.089 126.335 139.283 151.519 162.611
4 Thuế suất 19% 19% 19% 23% 23% 23% 23%
5 EBIT * (1 - thuế suất) 70.506 80.828 91.479 97.278 107.248 116.670 125.210
6 - (Chi đầu tư - Khấu hao + Thay đổi VLĐ) 75.444 85.386 86.338 90.270 92.851 93.908
7 Ngân lưu tự do của công ty 5.384 6.094 10.940 16.978 23.818 31.303
8 Hiện giá của ngân lưu tự do từ 2013-2017 45.142
9 Giá trị của FCF vào năm 2017 1.381.265
10 Hiện giá của giá trị kết thúc năm 2017 873.947
11 Hiện giá của dòng tiền tự do 919.089
12 Tiền mặt, CK và các TS phi kinh doanh khác 53.755
13 Giá trị của công ty 972.844
14 Giá trị của nợ 675.790
15 Giá trị vốn chủ sở hữu 297.054
16 Số cổ phiếu lưu hành (triệu cp) 12,86
17 Giá cổ phiếu (đồng) 23.100
Giá trị vốn cổ phần
Theo các bước tính toán ở trên, nhà phân tích tính được giá trị tài sản phục vụ hoạt động kinh doanh chính của AGF là 919.089 triệu đồng. Theo Báo cáo tài chính, giá trị tiền mặt và đầu tư tài chính ngắn hạn vào cuối năm 2012 của AGF là 53.755 triệu đồng. Như vậy, tổng giá trị công ty của AGF bằng 972.844 triệu đồng.
Trừ giá trị nợ 675.790 triệu đồng khỏi giá trị công ty, nhà phân tích có được giá trị vốn chủ sở hữu của AGF bằng 297.054 triệu đồng. Với 12,9 triệu cổ phiếu đang lưu hành vào cuối năm 2012, thì giá trị một cổ phần của AGF là 23.100 đồng, cao hơn một chút so với mức giá AGF trên thị trường vào thời điểm cuối năm 2012 là 21.500 đồng.
Đánh giá chung
AGF là doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Tuy vậy, so với các doanh nghiệp cùng ngành thì các chỉ tiêu cơ bản của AGF chỉ ở mức trung bình và khả năng sinh lời chưa thực sự hấp dẫn. Hiện tại, mặc dù đã có sự cải thiện đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh của AGF từ năm 2009 đến nay nhưng doanh nghiệp vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do chưa tự chủ được về nguồn cung nguyên liệu và rủi ro tài chính gia tăng. Ngoài ra, thanh khoản của cổ phiếu AGF khá thấp với khối lượng giao dịch bình quân 30 ngày chỉ đạt khoảng 11 nghìn cổ phiếu/phiên. Trên cơ sở đánh giá tổng quan về triển vọng ngành cũng như triển vọng kinh doanh của AGF, Nhà nghiên cứu cho rằng kết quả kinh doanh của AGF có thể sẽ tiếp tục có sự cải thiện dần trong tương lai. Tuy nhiên, do thị trường chứng khoán chưa có tín hiệu rõ ràng về xu hướng và rủi ro đầu tư vẫn ở mức cao, Nhà nghiên cứu không khuyến khích mua vào cổ phiếu AGF trong vùng giá hiện tại.
.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Chỉ số VN-Index và giá cổ phiếu AGF hàng tháng, giai đoạn 2002-2012
Tháng Năm Cuối tháng Ngày VN-Index R-Index AGF R(AGF)
9 2002 30 30/09/02 182,1 28,4
10 2002 31 31/10/02 177,6 -2,48 28,0 -1,41
11 2002 29 29/11/02 177,9 0,15 27,6 -1,43
12 2002 31 31/12/02 183,3 3,07 28,0 1,45
1 2003 28 28/01/03 172,4 -5,97 27,0 -3,57
2 2003 28 28/02/03 164,6 -4,51 25,3 -6,30
3 2003 31 31/03/03 145,4 -11,66 24,1 -4,74
4 2003 29 29/04/03 152,5 4,90 26,2 8,71
5 2003 30 30/05/03 152,2 -0,20 27,3 4,20
6 2003 30 30/06/03 152,3 0,02 25,6 -6,23
7 2003 31 31/07/03 146,3 -3,91 23,0 -10,16
8 2003 29 29/08/03 142,7 -2,47 24,0 4,35
9 2003 30 30/09/03 139,3 -2,38 24,0 0,00
10 2003 31 31/10/03 136,2 -2,23 24,5 2,08
11 2003 28 28/11/03 163,9 20,31 28,6 16,73
12 2003 31 31/12/03 166,9 1,87 29,3 2,45
1 2004 30 30/01/04 214,3 28,38 36,9 25,94
2 2004 27 27/02/04 260,6 21,59 39,5 7,05
3 2004 31 31/03/04 277,4 6,46 38,0 -3,80
4 2004 29 29/04/04 264,4 -4,69 39,0 2,63
5 2004 31 31/05/04 252,0 -4,70 39,0 0,00
6 2004 30 30/06/04 249,7 -0,91 38,8 -0,51
7 2004 30 30/07/04 238,4 -4,51 37,8 -2,58
8 2004 31 31/08/04 232,4 -2,54 36,5 -3,44
9 2004 30 30/09/04 233,2 0,35 36,4 -0,27
10 2004 29 29/10/04 232,6 -0,26 36,0 -1,10
11 2004 30 30/11/04 229,6 -1,30 35,5 -1,39
12 2004 31 31/12/04 239,3 4,24 35,5 0,00
1 2005 31 31/01/05 234,2 -2,14 33,9 -4,51
2 2005 28 28/02/05 235,1 0,39 33,0 -2,65
3 2005 31 31/03/05 246,5 4,85 34,0 3,03
4 2005 29 29/04/05 246,3 -0,11 33,8 -0,59
5 2005 31 31/05/05 244,2 -0,82 33,0 -2,37
6 2005 30 30/06/05 246,8 1,05 31,8 -3,64
7 2005 29 29/07/05 245,5 -0,52 30,5 -4,09
8 2005 31 31/08/05 254,5 3,65 31,2 2,30
9 2005 30 30/09/05 289,3 13,69 36,2 16,03
10 2005 31 31/10/05 307,4 6,25 40,9 12,98
11 2005 30 30/11/05 311,3 1,28 43,2 5,62
12 2005 30 30/12/05 307,5 -1,23 42,0 -2,78
1 2006 27 27/01/06 312,3 1,57 40,2 -4,29
2 2006 28 28/02/06 390,7 25,08 49,0 21,89
3 2006 31 31/03/06 503,6 28,90 68,0 38,78
4 2006 28 28/04/06 595,5 18,25 76,5 12,50
5 2006 31 31/05/06 538,9 -9,50 72,0 -5,88
6 2006 30 30/06/06 515,6 -4,33 72,0 0,00
7 2006 31 31/07/06 422,4 -18,07 68,5 -4,86
8 2006 31 31/08/06 491,2 16,28 73,0 6,57
9 2006 29 29/09/06 526,7 7,24 79,0 8,22
10 2006 31 31/10/06 511,5 -2,88 78,5 -0,63
11 2006 30 30/11/06 633,1 23,75 101,0 28,66
12 2006 29 29/12/06 751,8 18,75 112,0 10,89
1 2007 31 31/01/07 1.041,3 38,52 137,0 22,32
2 2007 28 28/02/07 1.137,7 9,25 155,0 13,14
3 2007 30 30/03/07 1.071,3 -5,83 139,0 -10,32
4 2007 25 25/04/07 923,9 -13,76 110,0 -20,86
5 2007 31 31/05/07 1.081,5 17,06 136,0 23,64
6 2007 29 29/06/07 1.024,7 -5,25 104,0 -23,53
7 2007 31 31/07/07 908,0 -11,39 94,0 -9,62
8 2007 31 31/08/07 908,0 0,01 97,0 3,19
9 2007 28 28/09/07 1.046,9 15,29 103,0 6,19
10 2007 31 31/10/07 1.065,1 1,74 95,5 -7,28
11 2007 30 30/11/07 972,4 -8,70 89,0 -6,81
12 2007 28 28/12/07 927,0 -4,67 83,0 -6,74
1 2008 31 31/01/08 844,1 -8,94 67,0 -19,28
2 2008 29 29/02/08 663,3 -21,42 51,5 -23,13
3 2008 31 31/03/08 516,9 -22,07 36,4 -29,32
4 2008 29 29/04/08 522,4 1,06 31,5 -13,46
5 2008 30 30/05/08 414,1 -20,73 23,1 -26,67
6 2008 30 30/06/08 399,4 -3,55 30,3 31,17
7 2008 31 31/07/08 451,4 13,02 23,0 -24,09
8 2008 29 29/08/08 539,1 19,43 27,8 20,87
9 2008 30 30/09/08 456,7 -15,28 24,7 -11,15
10 2008 31 31/10/08 347,1 -24,00 18,0 -27,13
11 2008 28 28/11/08 314,7 -9,33 16,0 -11,11
12 2008 31 31/12/08 315,6 0,29 15,0 -6,25
1 2009 23 23/01/09 303,2 -3,93 15,0 0,00
2 2009 27 27/02/09 245,7 -18,96 12,8 -14,67
3 2009 31 31/03/09 280,7 14,25 15,3 19,53
4 2009 29 29/04/09 321,6 14,57 18,6 21,57
5 2009 29 29/05/09 411,6 27,99 22,2 19,35
6 2009 30 30/06/09 448,3 8,92 21,9 -1,35
7 2009 31 31/07/09 466,8 4,13 19,8 -9,59
8 2009 31 31/08/09 546,8 17,14 28,8 45,45
9 2009 30 30/09/09 580,9 6,24 33,7 17,01
10 2009 30 30/10/09 587,1 1,07 35,7 5,93
11 2009 30 30/11/09 504,1 -14,14 32,5 -8,96
12 2009 31 31/12/09 494,8 -1,84 33,2 2,15
1 2010 29 29/01/10 482,0 -2,59 34,0 2,41
2 2010 26 26/02/10 496,9 3,09 34,6 1,76
3 2010 31 31/03/10 499,2 0,46 35,2 1,73
4 2010 29 29/04/10 542,4 8,65 37,2 5,68
5 2010 31 31/05/10 507,4 -6,45 34,8 -6,45
6 2010 30 30/06/10 507,1 -0,06 33,9 -2,59
7 2010 30 30/07/10 493,9 -2,60 33,5 -1,18
8 2010 31 31/08/10 455,1 -7,86 28,8 -14,03
9 2010 30 30/09/10 454,5 -0,13 27,5 -4,51
10 2010 29 29/10/10 452,6 -0,42 25,9 -5,82
11 2010 30 30/11/10 451,6 -0,22 30,5 17,76
12 2010 31 31/12/10 484,7 7,33 23,5 -22,95
1 2011 28 28/01/11 510,6 5,34 23,0 -2,13
2 2011 28 28/02/11 461,4 -9,64 22,0 -4,35
3 2011 31 31/03/11 461,1 -0,07 20,7 -5,91
4 2011 29 29/04/11 480,1 4,12 21,5 3,86
5 2011 31 31/05/11 421,4 -12,23 19,4 -9,77
6 2011 30 30/06/11 432,5 2,63 18,9 -2,58
7 2011 29 29/07/11 405,7 -6,20 19,0 0,53
8 2011 31 31/08/11 425,4 4,86 19,0 0,00
9 2011 30 30/09/11 427,6 0,52 19,3 1,58
10 2011 31 31/10/11 420,8 -1,59 22,9 18,65
11 2011 30 30/11/11 380,7 -9,53 20,5 -10,48
12 2011 30 30/12/11 351,6 -7,64 21,4 4,39
1 2012 31 31/01/12 388,0 10,35 20,1 -6,07
2 2012 29 29/02/12 423,6 9,18 20,3 1,00
3 2012 30 30/03/12 441,0 4,11 22,8 12,32
4 2012 27 27/04/12 473,8 7,44 27,8 21,93
5 2012 31 31/05/12 429,2 -9,41 28,5 2,52
6 2012 29 29/06/12 422,4 -1,58 32,5 14,04
7 2012 31 31/07/12 414,5 -1,87 28,0 -13,85
8 2012 31 31/08/12 396,0 -4,46 26,8 -4,29
9 2012 28 28/09/12 392,6 -0,86 21,0 -21,64
10 2012 31 31/10/12 388,4 -1,07 23,0 9,52
11 2012 30 30/11/12 377,8 -2,73 19,2 -16,52
12 2012 28 28/12/12 413,7 9,50 21,5 11,98

Tỷ suất sinh lợi trung bình (Rm) 12,9% 6,3%
Độ lệch chuẩn 10,9333 13,2258
Phương sai 119,5374 174,9217
Hệ số tương quan 0,7119
Đồng phương sai 102,1092




Phụ lục 2: Kết quả hồi quy tỷ suất sinh lợi của AGF với VN-Index 2002-2012
SUMMARY OUTPUT

Regression Statistics
Multiple R 0,7119
R Square 0,5068
Adjusted R Square 0,5028
Standard Error 9,3261
Observations 123,00

ANOVA
df SS MS F Significance F
Regression 1 10816,2 10816,2 124,3 0,0000
Residual 121 10524,2 86,97
Total 122 21340,4

Coefficients Standard Error t Stat P-value Lower 95% Upper 95% Lower 95,0% Upper 95,0%
Intercept -0,4452 0,8463 -0,5260 0,5999 -2,1207 1,2304 -2,1207 1,2304
X Variable 1 (Beta) 0,8612 0,0772 11,1516 0,0000 0,7083 1,0141 0,7083 1,0141
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn của Công ty Cổ phần chứng khoán Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần chứng khoán VIG Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Hyundai Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
N Nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng sản phẩm thép của Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát Quản trị chuỗi cung ứng 1
D Nâng cao hiệu quả bán hàng của công ty TNHH thương mại và dịch vụ Toàn Phượng Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp địa chất và địa vật lý hiện đại nghiên cứu địa chất môi trường vùng đồng bằng sông hồng và cửu long Khoa học Tự nhiên 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top