quangtrungks7a

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

CHƢƠNG MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là quốc gia ven biển ở khu vực Đông Nam Á, nằm trong vùng khí
hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, hệ thống sông ngòi nhiều và khá dày nên tiềm năng
thủy sản của Việt Nam đƣợc đánh giá là lớn, phong phú và có thể mang lại giá trị
cao. Trong đó, Thanh Hóa là một trong những địa phƣơng có nhiều điều kiện thuận
lợi cũng nhƣ tiềm năng, cơ hội để phát triển ngành thủy sản. Vị trí địa lý và điều
kiện tự nhiên của Thanh Hóa với 102 km chiều dài bờ biển; ngƣ trƣờng rộng lớn;
năng lực đánh bắt và nuôi trồng thủy sản lớn. Bên cạnh đó, Thanh Hóa cũng đã và
đang xây dựng, triển khai những chính sách hỗ trợ nuôi trồng và tạo đầu ra cho sản
phẩm thủy sản. Sự năng động sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh thủy sản,
của hàng ngàn lao động trong nghề cá là nguồn lực cơ bản mà tỉnh có thể khai thác
để phát triển thủy sản theo hƣớng bền vững. Trong những năm qua, giá trị đóng góp
của ngành thủy sản trong tổng thu nhập toàn tỉnh đã ngày càng khẳng định vai trò
và sự cần thiết trong việc cần định hƣớng và triển khai các hoạt động nhằm
phát triển bền vững ngành thủy sản – một ngành mà tỉnh Thanh Hóa đang có đƣợc
chỗ đứng ngày càng một vững chắc trên thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ thế giới,
góp phần vào tăng trƣởng kinh tế trong tỉnh, giải quyết công ăn việc làm và thay
đời sống nhân dân cho các huyện ven biển.
Bắt kịp xu thế của ngành thủy sản trong cả nƣớc, thời gian gần đây thủy sản
tỉnh Thanh Hóa đã có tốc độ phát triển nhanh, đóng góp nhiều vào thành tích chung
của toàn ngành thủy sản Việt Nam. Năm 2011, sản lƣợng thủy sản tỉnh Thanh Hóa
chiếm đến 9.36% của vùng Trung bộ và duyên hải miền trung so với tỷ trọng 8.43%
trong năm 2005. Điều này khẳng định sự phát triển của thủy sản tỉnh Thanh Hóa đã
đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội đồng thời giữ vững an ninh -

quốc phòng khu vực này. Xác định tầm quan trọng của thủy sản trong đời sống kinh
tế - xã hội địa phƣơng, Thanh Hóa đã xác định chiến lƣợc: lấy thủy sản làm kinh tế
"mũi nhọn", cùng với mục tiêu tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập ở vùng nông
thôn. Đây là sự lựa chọn hợp lý, cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế toàn tỉnh.
Đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành thủy sản Thanh Hóa vẫn chƣa
thực sự phát triển tƣơng xứng với tiềm năng phong phú vốn có. Sự phát triển hiện
tại trong các mảng lĩnh vực của thủy sản kém về nhiều mặt so với các tỉnh khác
trong vùng . Các hoạt động mới chỉ tập trung đánh bắt cá ven bờ, khâu chế biến còn
thủ công, chƣa có tầm nhìn vĩ mô cho sự phát triển chung của ngành thủy sản, mang
tính công nghiệp hóa, chuyên môn hóa cao....
Những hạn chế của thủy sản Thanh Hóa vẫn chƣa đƣợc giải quyết triệt để, và
đƣợc đánh giá vẫn đang trong vòng luẩn quẩn: sản xuất tự phát, nguồn nguyên liệu
không ổn định, dịch bệnh thƣờng xuyên, nguồn lợi cạn kiệt; hạ tầng yếu kém, công
nghệ, chất lƣợng hàng hóa, năng lực cạnh tranh chƣa cao. Điều này khiến cho cuộc
sống ngƣ nông dân còn bấp bênh, nhiều vấn đề xã hội về hoạt động, hỗ trợ cũng
nhƣ các nhân tố khác ảnh hƣởng đến nghề cá vẫn tồn tại và làm giảm khả năng phát
triển của ngành thủy sản. Các hoạt động sản xuất chế biến thủy sản đang diễn ra với
tốc độ nhanh, mạnh, đa dạng đã gây sức ép lớn về nhiều mặt đối với nguồn nguyên
liệu, nguồn khai thác, trong giới hạn nhất định đã ảnh hƣởng đến chính hiệu quả sản
xuất của ngành.
Phát triển thủy sản Thanh Hóa thời gian qua chú trọng lớn đến mục tiêu kinh
tế, chƣa kết hợp hài hoà các mục tiêu xã hội, bảo vệ môi trƣờng; tập trung lợi ích
trƣớc mắt, ít quan tâm định hƣớng phát triển lâu dài để nhằm đáp ứng những nhu
cầu trong tƣơng lai, đã dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng có tính chất lâu dài về
tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng sinh thái, xã hội. Nhìn chung, quá trình phát
triển vừa qua thiếu tính bền vững về môi trƣờng, nguồn lợi tự nhiên, thiếu tính bền
vững của các vấn đề KT- XH nghề cá.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, ngành thủy sản có những mục tiêu mới, không
chỉ là cung cấp đủ thực phẩm cho ngƣời dân, mà phải trở thành một trong những
ngành đóng góp cho tăng trƣởng của nền kinh tế, phát triển tốc độ cao với chi phí sử
dụng tài nguyên hợp lý, bảo vệ môi trƣờng, tham gia tích cực giải quyết các vấn đề
xã hội nghề cá. Nhƣ vậy, thủy sản cần đƣợc xem là một trong những ngành kinh tế
cần ƣu tiên xem xét phát triển theo hƣớng bền vững của tỉnh Thanh Hóa
Để đạt những mục tiêu trên đòi hỏi ngành thủy sản Thanh Hóa cần có sự tìm
kiếm phƣơng thức phát triển mới và chuyển biến cho phù hợp. Từ đó cho thấy, xây
dựng định hƣớng lâu dài với những giải pháp phát triển bền vững ngành Thủy sản
Thanh Hóa là việc làm cần thiết và cấp bách. Vì vậy tác giả chọn đề tài: “Phát triển
bền vững ngành thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” làm luận văn thạc sĩ
Quản lý kinh tế nhằm góp phần giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu ngành Thủy sản Việt Nam và lĩnh vực thủy sản tỉnh
Thanh Hóa
Về ngành thủy sản Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu bao gồm cả
ở góc độ kỹ thuật, góc độ kinh tế. Thời gian gần đây có các công trình nghiên cứu
lớn nhƣ:
- "Phát triển nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh ven biển - một năm thực hiện
Nghị quyết 09/2000/NQ-CP của Chính phủ", đề tài khoa học cấp Bộ. Đề tài đã có
những đánh giá quan trọng trong công tác triển khai, thực hiện của Ủy ban nhân dân
các tỉnh, về các chủ trƣơng và chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy
sản, những kết quả đã đạt đƣợc trong công tác nuôi trồng về diện tích, năng suất và
sản lƣợng, tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Đồng
thời, đề tài này cũng tiếp tục làm rõ những vấn đề về nguyên nhân khách quan, chủ
quan và khó khăn còn tồn tại đối với các khu vực các tỉnh ven biển. Song, đây là đề
tài mang tính tổng quan chung, giúp các nhà nghiên cứu có cái nhìn tổng thể đối với
nuôi trồng thủy sản trên cả nƣớc. Đề tài có giá trị lý luận cao đối với việc đƣa ra
những định hƣớng trong hoạt động nuôi trồng thủy sản.
- "Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH ngành Thủy sản Việt Nam đến năm
2010 và tầm nhìn đến năm 2020" vừa đƣợc Chính phủ phê duyệt. Đây chính là nền
tảng xây dựng phƣơng hƣớng, định hƣớng cũng nhƣ mục tiêu phát triển của Việt
Nam nói chung và các địa phƣơng nói chung. Mục tiêu chung của Quy hoạch tổng
thể là ngành thủy sản cơ bản đƣợc công nghiệp hóa vào năm 2020, hiện đại hóa vào
năm 2030 và tiếp tục phát triển toàn diện, hiệu quả bền vững, trở thành ngành sản
xuất hàng hóa lớn, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất,
chất lƣợng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, hội nhập vững chắc vào nền kinh
tế quốc tế, từng bƣớc nâng cao thu nhập và mức sống của nông, ngƣ dân; đồng thời
bảo vệ môi trƣờng sinh thái, nguồn lợi thủy sản và góp phần bảo vệ quốc phòng, an
ninh trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc. Theo đó, quy hoạch của các địa phƣơng,
trong đó có Thanh Hóa cũng cần phù hợp với nội dung Quy hoạch này.
- "Định hƣớng phát triển thủy sản Việt Nam đến 2010", đề tài khoa học cấp
Bộ do GS.TS Hoàng Thị Chỉnh làm chủ nhiệm. Nội dung đề tài phân tích rõ các vấn
đề nội tại cũng nhƣ các giải pháp định hƣớng phát triển thủy sản trong giai đoạn đầu
của thế kỷ 21. Đây là một trong số những nghiên cứu tổng hợp phân tích và đƣa ra
định hƣớng cho sự phát triển 10 năm của ngành Thủy sản Việt Nam. Đây cũng là
một trong số những tài liệu tham khảo tốt về mặt lý luận, đặc biệt nghiên cứu
chuyên sâu so sánh các thời kỳ trong lĩnh vực thủy sản.
- "Những giải pháp thị trƣờng cho sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt
Nam", đề tài khoa học cấp Bộ do GS.TS Võ Thanh Thu làm chủ nhiệm. Đề tài có
tính thực tiễn cao, một số giải pháp khuyến nghị có khả năng áp dụng vào thực tế.
Nội dung nghiên cứu là tài liệu tốt đối với việc tham vấn các giải pháp đối với hoạt
động chế biến và tiêu thụ thiên về xuất khẩu thủy sản.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

socubidu

New Member
Ad có thể up tài liệu này lên được không, mình cũng đang cần tài liệu này.

Mình cám ơn!
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top