Sevastianos

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Chương 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
CHO KHU KINH TẾ........................................................................................ 7
1.1. Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế ............. 7
1.1.1. Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực ................................ 7
1.1.2. Khu kinh tế và đặc điểm nguồn nhân lực khu kinh tế................... 11
1.2. Khái niệm, nội dung phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế......... 15
1.2.1. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế. ................. 15
1.2.2. Nội dung phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế. ................... 15
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh
tế. ................................................................................................................. 24
1.3.1. Trình độ năng lực của nguồn lao động.......................................... 24
1.3.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội. ............................................... 24
1.3.3. Các chính sách kinh tế - xã hội vĩ mô. .......................................... 25
1.3.4. Tốc độ gia tăng dân số................................................................... 25
1.3.5. Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp. ............................ 25
1.3.6. Hệ thống quản lý phát triển nguồn nhân lực. ................................ 26
1.3.7. Toàn cầu hóa và phát triển Khoa học công nghệ. ......................... 26
1.4. Tiêu chí đánh giá phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế.............. 27
1.4.1. Tiêu chí phản ánh về sự đáp ứng về nguồn nhân lực. ................... 28
1.4.2. Tiêu chí ðánh giá kết quả việc tuyển dụng nguồn nhân lực cho
KKT ......................................................................................................... 29
1.5. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực tại một số quốc gia............... 30
1.5.1. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực tại một số quốc gia ........ 30
1.5.2. Bài học rút ra cho phát triển nguồn nhân lực tại Khu kinh tế Vũng
Áng........................................................................................................... 36
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KHU
KINH TẾ VŨNG ÁNG................................................................................... 38
2.1. Khái quát chung về Khu kinh tế Vũng Áng......................................... 38
2.1.1. Đặc điểm Khu kinh tế Vũng Áng .................................................. 38
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý .................................................................. 40
2.1.3. Tình hình thu hút doanh nghiệp của Khu kinh tế Vũng Áng và sự
ảnh hưởng đến nhu cầu lao động............................................................. 42
2.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế Vũng Áng. ..... 44
2.2.1. Nguồn lao động tại chỗ của khu kinh tế Vũng Áng. ..................... 44
2.2.2. Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại Khu kinh tế Vũng Áng . 49
2.2.3. Công tác đào tạo nguồn nhân lực tại khu kinh tế Vũng Áng ........ 52
2.3. Đánh giá phát triển nguồn nhân lực tại Khu kinh tế Vũng Áng ......... 56
2.3.1. Đánh giá công tác tạo về số lượng NNL cho KKT......................... 56
2.3.2. Đánh giá công tác tạo về chất lượng NNL cho KKT .................... 58
2.3.3. Đánh giá cõ chế, chính sách nhằm thu hút, tạo nguồn, tuyển chọn
phát triển NNL cho KKT......................................................................... 63
2.3.4. Đánh giá cõ chế, chính sách ýu ðãi ðể thu hút, sử dụng, đãi ngộ ðối
với NNL cho KKT................................................................................... 65
2.3.5. Một số hạn chế............................................................................... 66
Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO KHU
KINH TẾ VŨNG ÁNG................................................................................... 71
3.1. Định hướng phát triển và nhu cầu nhân lực cho phát triển Khu kinh tế
Vũng Áng .................................................................................................... 71
3.1.1. Định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng.............................. 71
3.1.2. Nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển Khu kinh tế Vũng Áng... 72
3.2. Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho Khu kinh tế Vũng Áng.. 73
3.2.1. Đổi mới phương pháp quản lý và thực hiện phát triển nguồn nhân
lực tại khu kinh tế Vũng Áng .................................................................. 73
3.2.2. Hoàn thiện cơ chế và các chính sách về quản lý phát triển nguồn
nhân lực tại Khu kinh tế Vũng Áng........................................................ 76
3.2.3. Kiện toàn bộ máy và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý,
thực hiện phát triển NNL tại KKT Vũng Áng......................................... 78
3.2.4. Đổi mới cơ chế chính sách thu hút, đãi ngộ và sử dụng NNL tại KKT
Vũng Áng ................................................................................................. 79
3.2.5. Tăng cường vai trò chức năng của chính quyền địa phương trong
quản lý lao động....................................................................................... 84
3.2.6. Đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động tại KKT Vũng
Áng........................................................................................................... 87
KẾT LUẬN..................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 92
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng các Khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) trong quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà
nước. Từ khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới, nhất là từ giai đoạn đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thì vị trí vai trò và tác dụng của
các KCN, KKT ngày càng được khẳng định. Trong xu thế Quốc tế hóa và hội
nhập vừa tuần tự, vừa đi tắt đón đầu với nhiều cách khác nhau thì
phát triển các KCN, KKT được coi là một trong những cách hữu hiệu
cho phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
Theo số thống kê của Ban chỉ đạo Trung ương về phát triển KCN,
KKT, hiện cả nước có 289 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên trên 81.000
ha, 15 KKT ven biển với tổng diện tích 698.000 ha, 28 KKT cửa khẩu được
thành lập tại 21/25 tỉnh biên giới đất liền.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, các KCN, KKT đã thu hút thêm 7,9 tỷ
USD vốn đăng ký, chiếm hơn 80% tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm
của cả nước. Lũy kế đến hết tháng 6/2013, các KCN đã thu hút được 4.665 dự
án FDI với tổng vốn 70 tỷ USD, các KKT ven biển thu hút 40 tỷ USD, KKT
cửa khẩu được 700 triệu USD vốn FDI. Bên cạnh đó, các KCN, KKT đã thu
hút hơn 14.992 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước, nâng tổng vốn đầu tư lũy kế
đến nay đạt hơn 900.000 tỷ đồng với trên 6.000 dự án. Tổng doanh số 6 tháng
đầu năm đạt gần 38 tỷ USD, tăng 16%, kim ngạch xuất khẩu các doanh
nghiệp đạt 23 tỷ USD, xuất siêu 2,55 tỷ USD, đóng góp 45% tổng kim ngạch
xuất khẩu cả nước; Đóng góp ngân sách gần 30.000 tỷ đồng, tăng 26%.
Tổng số lao động lũy kế đến tháng 6/2013 là hơn 2,1 triệu lao động.
Ngoài ra có hàng vạn lao động trong lĩnh vực xây dựng, cung ứng nguyên, vật
liệu, cung cấp dịch vụ trong các cơ sở sản xuất bên ngoài KCN, KKT.
Qua những số liệu trên cho thấy KCN, KKT đã góp phần rất lớn cho sự
phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt là trong việc tạo ra việc làm cho hàng
vạn lao động.
Đối với Hà Tĩnh, KKT Vũng Áng được Thủ tướng Chính phủ thành
lập năm 2006. Qua những năm đầu của quá trình hình thành phát triển, đến
năm 2012 KKT Vũng Áng đã sử dụng trên 10.000 lao động, định hướng đến
năm 2015 KKT cần có 23.000 lao động đến năm 2020 là 42.000 lao động.
KKT Vũng Áng thuộc vùng nông nghiệp đặc biệt khó khăn và với yêu cầu
phát triển công nghiệp dịch vụ tại KKT, vấn đề về đào tạo NNL cả về chất
lượng và số lượng cho sự phát triển của KKT Vũng Áng là rất cấp thiết.
Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực cho Khu
kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh” được chọn làm đề tài cho Luận văn tốt
nghiệp thạc sỹ ngành Quản lý kinh tế( theo định hướng thực hành).
Đề tài nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
1.Tình hình phát triển nguồn nhân lực cho khu kinh tế Vũng áng-Hà
Tĩnh thời gian qua như thế nào?Có những hạn chế,tồn tại nào cần khắc phục ?
2.Cần có giải pháp gì để tiếp tục phát triển nguồn nhân lực cho khu
kinh tế Vũng áng-Hà Tĩnh?
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn
Ở nước ta các nhà khoa học,các nhà hoạt đông thực tiễn đã có những
nghiên cứu vấn đề NNL. Nhất là từ sau Đại hội Đảng lần thứ VIII, các nhà
khoa học đi sâu nghiên cứu về vấn đề nguồn lực con người, NNL chất lượng
cao đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế đất nước. Nhiều bài viết, nhiều
công trình khoa học đăng tải trên các sách báo, tạp chí, đó là những bài viết

về "Nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" của
GS,TS Nguyễn Trọng Chuẩn (Triết học số 2 - 1994); "Phát triển nguồn nhân
lực của Thanh Hóa đến năm 2010 theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa"
của TS Bùi Sĩ Lợi (Nhà xuất bản chính trị, quốc gia Hà Nội 2002); "Phát
triển nguồn nhân lực kinh nghiệm thế giới và kinh nghiệm nước ta" (NXB
chính trị quốc gia Hà Nội 1996); "Từ chiến lược phát triển giáo dục đến
chính sách phát triển nguồn nhân lực" (NXB Giáo dục - 2002).…
Như vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về NNL và phát triển NNL
tai Việt nam. Hầu hết các công trình đã tập trung nghiên cứu các phương diện
khác nhau về NNL và đề xuất những giải pháp để phát triển NNL, từ giáo dục
- đào tạo đến giải quyết việc làm, đổi mới cơ chế, chính sách nhằm phát huy
nhân tố con người, phát triển NNL ở nước ta. Tuy nhiên, nghiên cứu về phát
triển NNL cho các khu kinh tế nói chung ở Việt nam, khu kinh tế của một địa
phương cụ thể nào đó nói riêng hiện chưa có công trình nào đề cập một cách
có hệ thống.
Ở cấp tỉnh, các nghiên cứu Phát triển NNL đã được nhiều địa phương,
đơn vị quan tâm nhưng các nghên cứu đó chỉ mới dừng lại ở kinh nghiệm của
các bản báo cáo tình hình nguồn nhân lực ở các tỉnh, thành, ngành. Cũng có
công trình nghiên cứu về vấn ðề nguồn nhân lực, tuy nhiên các nghiên cứu đó
chỉ đi vào một lĩnh vực hay một khía cạnh của phát triển NNL. Nguyễn Văn
Long (2010) đã đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Bắc
Giang giai đoạn 2005-2010. Các giải pháp này chỉ dừng lại ở phạm vi chất
lượng NNL và địa bàn tỉnh Bắc Giang, chưa thể áp dụng cho KKT có tính đặc
thù. Tác giả Phạm Thị Thu (2008) đã thực hiện nghiên cứu về công tác đào
tạo phát triển NNL tại Công ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex và từ đó đề xuất
các giải pháp cho nhà nước để thu hút và khai thác NNL, đảm bảo cho sự phát
triển của công ty. Tác giả Lại Thị Bích Phương (2010) đã hệ thống hóa các
nội dung về phát triển nguồn nhân lực và thực hiện phân tích các nội dung
này khi gắn với thực tiễn của Công ty cổ phần chế tạo cầu và thiết bị phi tiêu
chuẩn Ninh Bình giai đoạn 2008 đến 2010. Lê Thị Thành (2011) đi sâu vào
nghiên cứu công tác tuyển dụng nhân sự. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đi vào
trường hợp cụ thể của Công ty Cổ phần đầu tư thương mại Trung Sơn và phân
tích thực trạng tuyển dụng nhân sự của công ty giai đoạn 2008-2010 để đưa ra
những giải pháp nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân sự. Tác giả Cù Thị
Thúy Hằng (2012) cũng khẳng định tầm quan trọng của công tác đào tạo NNL
và việc hoàn thiện quy trình, nội dung của đào tạo nhân lực cần được đẩy
mạnh hơn. Những phân tích trong nghiên cứu này gắn với thực trạng tại Công
ty cổ phần Lilama 45.3.
Như vậy, nội dung các nghiên cứu trên đã đưa ra được những đề xuất
cho phát triển NNL nhưng chỉ mới dừng lại ở phạm vi đào tạo hay tuyển
dụng. Đây là một khâu trong nội dung phát triển NNL. Mặt khác các nghiên
cứu chỉ dừng lại ở một doanh nghiệp đơn lẻ, chưa thể áp dụng cho KKT với
một cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực và có nhiều doanh nghiệp hoạt động.Đối với
địa phương Hà Tĩnh cho đến thời điểm này, chưa có một nghiên cứu nào có
tính chất hệ thống từ lý luận đến thực tiễn về phát triển NNL cho KKT Vũng
Áng; Chưa có nghiên cứu nào làm rõ hiện trạng NNL KKT Vũng Áng, những
vấn đề đặt ra cho phát triển NNL tại KKT Vũng Áng; Định hướng và các giải
pháp phát triển NNL tại KKT Vũng Áng một cách đồng bộ và khả thi. Do đó,
việc nghiên cứu các công trình có liên quan đến đề tài nhằm bổ sung, hoàn
thiện Luận văn về” Phát triển NNL cho KKT Vũng Áng, Tỉnh Hà Tĩnh”,
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
* Mục đích: Luận văn trình bày một số cơ sở lý luận về phát triển NNL
và làm rõ thực trạng NNL ở KKT Vũng Áng, từ đó đề xuất một số giải pháp
chủ yếu nhằm phát triển NNL KKT Vũng Áng trong bối cảnh mới.
* Nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về NNL, phát triển NNL cho KKT.
- Làm rõ thực trạng phát triển NNL tại KKT Vũng Áng giai đoạn 2010 - 2012
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển NNL cho KKT Vũng Áng
giai đoạn 2014 – 2020
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: phát triển NNL cho KKT.
* Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng phát triển NNL tại
KKT Vũng Áng tỉnh Hà Tĩnh
+ Về thời gian: Luận văn nghiên cứu phát triển NNL cho KKT Vũng
Áng tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2010-2012. Giai đoạn này là giai đoạn phát triển
tiếp theo sau 4 năm KKT Vũng Áng được thành lập, nhu cầu lao động tăng
nhanh và vấn đề NNL cho KKT Vũng Áng bắt đầu được quan tâm, chú trọng.
Luận văn hướng đến phân tích và tổng hợp từ những số liệu và thông tin đầy
đủ của khoảng thời gian từ 2010 đến 2012, có sự thuận tiện về nguồn số liệu
từ đó đảm bảo các nền tảng vững chắc để đánh giá thời gian trong giai đoạn
hai năm này.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích có chọn
lọc kết hợp với phương pháp so sánh kết quả trên cơ sở vận dụng phương
pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Luận văn sử dụng các số liệu thứ cấp được thu thập từ Ban Quản lý
Khu kinh tế Vũng Áng; Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Hà Tĩnh; Ủy
ban nhân dân huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh, giai đoạn 2010 - 2012
6. Kết cấu của Luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn có 3
chương. Chương 1 của luận văn trình bày các nội dung liên quan đến những
khái niệm và nội dung cơ bản gắn với NNL, phát triển NNL trong KKT gắn
với những nhân tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá. Trên cơ sở các lý luận ban
đầu của chương 1, các nội dung chương 2 được trình bày để làm rõ thực trạng
NNL của KKT Vũng Áng. Từ đó, luận văn đưa ra những đánh giá, nhận xét
về các kết quả cũng như hạn chế, tồn tại. Chương 3 của luận văn trình bày về
xu hướng NNL cho KKT Vũng Áng trong thời gian tới. Kết hợp với những
phân tích chương 2, các giải pháp về phát triển NNL cho KKT Vũng Áng
được đề xuất một cách hệ thống.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

bichphuong208

New Member
Mod có thể up cho mình xin tài liệu này được không. Thank mod nhiều. Mình là thành viên mới, nên sẽ cố gắng chia sẻ tài liệu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển nguồn nhân lực tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai Văn hóa, Xã hội 0
L Phát triển nguồn hàng nước ngoài ngành thời trang nữ của công ty TNHH Shopee Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 Quản trị Nhân lực 0
D Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ở Việt Nam Theo Hướng Kinh Tế Tri Thức Văn hóa, Xã hội 0
D Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Hưng Yên Văn hóa, Xã hội 0
D Vai trò của nguồn lực con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Văn hóa, Xã hội 0
D Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp và sự liên hệ ở các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top