rainbow_luving

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
1. Về tính cấp thiết của đề tài:
Hà Nam nằm trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc Bộ, cách
trung tâm thủ đô Hà Nội hơn 50 km (là cửa ngõ phía Nam của thủ đô), phía
Đông giáp với Hƣng Yên và Thái Bình, phía Nam giáp Nam Định và Ninh
Bình, phía Tây giáp Hòa Bình. Vị trí địa lý này tạo rất nhiều thuận lợi cho
phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh. Trong những năm vừa qua, kinh tế và xã
hội của tỉnh Hà Nam đã đạt đƣợc nhiều bƣớc phát triển đáng kể. Để đạt đƣợc
những thành tựu này, bên cạnh kết quả sản xuất kinh doanh của các thành
phần kinh tế còn có phần đóng góp rất lớn từ hoạt động đầu tƣ bằng vốn ngân
sách vào các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Trong các kênh
đầu tƣ trên địa bàn tỉnh, đầu tƣ công từ nguồn vốn ngân sách (sau đây gọi tắt
là đầu tƣ công) chiếm vị trí vô cùng quan trọng vì đây là kênh đầu tƣ để xây
dựng cơ sở hạ tầng, là đòn bẩy kinh tế, tạo điều kiện cho các khu vực kinh tế
phát huy hiệu quả cao nhờ có đƣợc kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từ đầu tƣ
công đem lại. Đầu tƣ công có vai trò, vị trí, ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong
nền kinh tế. Các lý thuyết kinh tế từ trƣớc đến nay đều khẳng định mối quan
hệ hữu cơ giữa Đầu tƣ công với tăng trƣởng, phát triển kinh tế.
Đã có một số công trình nghiên cứu về đầu tƣ công tại Việt Nam hoặc
tại một số địa phƣơng, nhƣng cho đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu
về đầu tƣ công và quản lý đầu tƣ công từ nguồn vốn ngân sách tại tỉnh Hà
Nam. Đầu tƣ công tại Hà Nam đã góp phần quan trọng vào việc phát triển
kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm,
đảm bảo an sinh xã hội, ... Tuy nhiên, hiệu quả đầu tƣ công còn thấp, chƣa
đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển xã
hội. Những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cơ bản của Tỉnh cơ bản đã đạt
đƣợc mặc dù còn ở mức độ thấp, nhƣng tính hiệu quả chƣa đạt nhƣ mong
muốn. Nâng cao hiệu quả đầu tƣ công ở Hà Nam là một yêu cầu vừa có tính
thời sự vừa có ý nghĩa thực tiễn, trong đó vai trò quản lý nhà nƣớc của Đảng
bộ, chính quyền điạ phƣơng và các sở, ban ngành đối với đầu tƣ công trên địa
bàn tỉnh có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Từ thực trạng trên cùng với những kiến thức lý luận đƣợc đào tạo và
kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác, với mong muốn đóng góp
những đề xuất để hoàn thiện quản lý đầu tƣ công cho địa phƣơng, tác giả lựa
chọn đề tài “Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh
Hà Nam” để làm luận văn thạc sỹ của mình.
1.1. Sự phù hợp của tên đề tài với chuyên ngành đào tạo.
Là học viên cao học ngành Quản lý kinh tế, với các kiến thức đã đƣợc
đào tạo, dựa trên cơ sở những kiến thức nền tảng và nâng cao về kinh tế học,
tác giả nhận thấy việc lựa chọn đề tài nhƣ vậy là hoàn toàn phù hợp với
chuyên ngành đƣợc đào tạo. Tác giả sử dụng những kiến thức đƣợc đào tạo
thuộc ngành quản lý kinh tế để tổng hợp, phân tích, luận giải các chính sách
và các hoạt động quản lý kinh tế có liên quan đến quản lý đầu tƣ công tại tỉnh
Hà Nam trong thời gian qua, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân để đề xuất
các giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả đầu tƣ công cho tỉnh
trong thời gian tiếp theo.
Với các kiến thức chuyên ngành, học viên có khả năng áp dụng các kiến
thức về quản lý kinh tế trong triển khai, tổng kết, đánh giá và phản biện các
chính sách kinh tế của nhà nƣớc và của địa phƣơng có liên quan đến quản lý
đầu tƣ công từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc; sử dụng các kiến thức chuyên
sâu về quản lý kinh tế trong quản lý, lãnh đạo, xây dựng và thẩm định chiến
lƣợc, kế hoạch phát triển các tổ chức kinh tế - xã hội vào hoạt động triển khai,
đánh giá hoạt động quản lý đầu tƣ công của các cấp tại địa phƣơng trong bối
cảnh hội nhập và cạnh tranh toàn cầu ngày càng phức tạp.
Do đó, với đề tài “Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà
nước tại tỉnh Hà Nam”, tác giả thấy rằng đây là đề tài phù hợp với ngành
Quản lý kinh tế mà mình đƣợc đào tạo.
1.2. Câu hỏi nghiên cứu của học viên đối với vấn đề nghiên cứu
Luận văn tập trung trả lời câu hỏi: cần làm gì (cần có những giải
pháp gì?) để hoàn thiện quản lý đầu tƣ công từ nguồn vốn NSNN tại tỉnh Hà
Nam trong thời gian tới?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Mục đích nghiên cứu của luận văn là:
Trên cở sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý
đầu tƣ công bằng vốn NSNN và phân tích thực trạng quản lý đầu tƣ công từ
vấn NSNN tại tỉnh Hà Nam, luận văn nhằm hƣớng tới mục đích đề xuất
những giải pháp để hoàn thiện quản lý đầu tƣ công từ vốn NSNN tại tỉnh Hà
Nam trong thời gian tới.
- Nhiệm vụ đặt ra đối với luận văn:
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý đầu tƣ
công từ vốn NSNN
+ Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý đầu tƣ công từ nguồn vốn
NSNN tại tỉnh Hà Nam
+ Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tƣ
công từ vốn NSNN tại tỉnh Hà Nam.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top