Clustfeinad

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Song song với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nƣớc
(NSNN) là một trong những công cụ quan trọng với tính chất là nội lực cho sự phát
triển của nền kinh tế quốc dân.
Sự tồn tại và phát triển của một Nhà nƣớc luôn luôn cần thiết phải có nguồn
lực tài chính đảm bảo cho hoạt động chi tiêu thƣờng xuyên, chi đầu tƣ xây dựng cơ
bản của những tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc bộ máy quản lý Nhà nƣớc. Để đáp
ứng nguồn kinh phí đó Nhà nƣớc phải tạo ra các nguồn thu để đảm bảo, đó là các
nguồn thu từ các loại thuế và các nguồn khác. Tất cả quá trình thu nộp và sử dụng
nguồn kinh phí đó của Nhà nƣớc đều phải đƣợc phản ánh qua NSNN.
NSNN là một khâu quan trọng trong điều tiết kinh tế vĩ mô. Ngân sách (NS)
huyện, xã là một bộ phận cấu thành NSNN và là công cụ để chính quyền cấp huyện,
xã thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình quản lý kinh tế xã
hội, an ninh quốc phòng. Luật NSNN năm 2002 là cơ sở pháp lý cơ bản để tổ chức
quản lý NSNN nói chung và NS cấp huyện, xã nói riêng nhằm phục vụ cho công
cuộc đổi mới đất nƣớc. Song thực tế hiện nay những yếu tố, điều kiện tiền đề chƣa
đƣợc tạo lập đồng bộ, làm cho quá trình quản lý NS các cấp đạt hiệu quả còn thấp,
chƣa đáp ứng đƣợc hết yêu cầu mà Luật NS đặt ra.
Quản lý ngân sách cấp huyện là hoạt động quản lý thu chi của Nhà nƣớc
trong một giai đoạn nhất định với mục tiêu thực hiện tốt các khoản thu và phân bổ
dự toán các khoản chi hiệu quả. Ngày 20/3/1996 Luật ngân sách đã thông qua và có
hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/1997 quy định vai trò, căn cứ phân bổ và xây dựng
dự toán NS các cấp, các ngành trong hệ thống quản lý NSNN. Nâng cao tính chủ
động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử
dụng NSNN, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả NS và tài sản
của Nhà nƣớc.
Thực tế tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, công tác quản lý NS cấp
huyện còn nhiều bất cập, việc lập, chấp hành và quyết toán NS cấp huyện đã thực
hiện tốt, tuy nhiên cũng còn chậm, chƣa đổi mới; tình trạng quản lý thu, chi vẫn còn
thất thoát do chƣa bao quát hết các nguồn thu và khoản chi, chƣa có quan điểm xử
lý rõ ràng về các khoản chi sai qui định của Nhà nƣớc hay chƣa tập trung đúng
mức về quản lý chi NS; công tác quyết toán là khâu rất quan trọng, nhƣng chƣa
đƣợc quan tâm đúng mức, chƣa làm đủ sổ sách; đội ngũ cán bộ quản lý NS còn hạn
chế về chuyên môn, chậm đổi mới nên dẫn đến nhiều sai sót trong quản lý…
Nhƣ vậy, có rất nhiều việc cần làm trong việc quản lý NS cấp huyện tại
thành phố Uông Bí. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, tác giả quan tâm và
muốn đi sâu nghiên cứu vấn đề này. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Quản lý ngân
sách cấp huyện của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh” làm đối tƣợng nghiên
cứu với mục đích góp phần hoàn thiện công tác quản lý NS cấp huyện của Thành
phố Uông Bí nói riêng và NSNN nói chung.
2. Tình hình nghiên cứu.
Hiện nay, ở nƣớc ta và trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu liên quan
vấn đề quản lý NSNN. Mỗi công trình nghiên cứu đều có mục đích, đối tƣợng,
phạm vi nghiên cứu và cách tiếp cận riêng về NSNN. Có thể nêu một số công trình
nghiên cứu tiêu biểu đƣợc công bố sau:
2.1. Các công trình nghiên cứu vấn đề quản lý NSNN
- Lƣơng Ngọc Tuyền (2005), Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường
xuyên của NSNN qua Kho bạc Nhà nước; Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh.
Đề tài tập trung phân tích công tác kiểm soát chi NSNN qua kho bạc đối với
chi thƣờng xuyên. Vấn đề kiểm soát những khoản chi lớn qua kho bạc nhƣ chi xây
dựng cơ bản, sắm trang thiết bị, xe ... chƣa đƣợc đề cập đến.
- Nguyễn Minh Phong (2013), Nâng cao hiệu quả đầu tư công từ NSNN, Tạp
chí Tài chính số 5 - 2013.
Bài viết phân tích thực trạng phân cấp quản lý đầu tƣ công, đồng thời đƣa ra
các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tƣ công từ NSNN, nhƣ: Đổi mới định hƣớng
đầu tƣ công, rà soát và hoàn thiện cơ sở luật pháp về đầu tƣ công, hoàn thiện cơ chế
đánh giá hiệu quả và giám sát đầu tƣ công.
- Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2013), Đổi mới cơ chế phân bổ và sử
dụng NSNN cho hoạt động khoa học xã hội.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, chủ nhiệm đề tài TS. Phạm Văn Vang.
Đề tài đi sâu vào nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học cho việc đổi mới cơ chế đầu
tƣ, phân bổ, sử dụng và quản lý NSNN cho hoạt động khoa học xã hội dựa trên
quan điểm đổi mới theo tƣ tƣởng “Đầu tƣ cho khoa học và công nghệ là đầu tƣ cho
phát triển”. Trên cơ sở đó đề xuất một cơ chế đầu tƣ, phân bổ, sử dụng và quản lý
có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của khoa học xã hội, phục vụ sự phát triển đất
nƣớc và tiến bộ xã hội, đồng thời phục vụ chính sự phát triển bản thân nền khoa học
nƣớc nhà.
2.2. Các công trình nghiên cứu vấn đề quản lý NSĐP
- Nguyễn Văn Ngọc (2012), Quản lý và sử dụng kinh phí NSĐP tại các cơ
quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn Lâm Đồng; Luận văn
thạc sĩ, Đại học Kinh tế.
Đề tài đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề chung quản lý sử dụng ngân sách
nhà nƣớc. Thực trạng quản lý và sử dụng NSĐP tại Cơ quan hành chính, đơn vị sự
nghiệp ở tỉnh Lâm Đồng trong những năm qua. Tăng cƣờng các biện pháp quản lý
và sử dụng kinh phí ngân sách địa phƣơng tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự
nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
- Nguyễn Văn Nhứt (2004), Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và điều
hành NSNN ở cấp chính quyền cơ sở tại Việt Nam.
Đề tài nêu những vấn đề về nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành NSNN ở
cấp chính quyền cơ sở. Thực trạng quản lý và điều hành NSNN ở cấp chính quyền
này và giải pháp nâng cao hiệu quả của việc quản lý, điều hành NS.
Ngoài ra còn hàng loạt các sách tham khảo, các bài viết đăng tải trên các tạp
chí chuyên ngành. Đây là các công trình nghiên cứu có giá trị tham khảo rất tốt về lý
luận và thực tiễn.
Ở các công trình khoa học trên, vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý NSNN đã
đƣợc nhiều tác giả đề cập, tuy nhiên mỗi đề tài có một cách tiếp cận và nội dung
nghiên cứu khác nhau. Do mục đích và yêu cầu khác nhau mà các nghiên cứu trên chỉ
tập trung phân tích, đánh giá và đƣa ra các kiến nghị, đề xuất cho từng lĩnh vực cụ thể
và gần nhƣ không thể áp dụng các giải pháp đó cho bất kì địa phƣơng nào.
Luận văn “Quản lý Ngân sách cấp huyện của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng
Ninh” đƣợc nghiên cứu và lấy số liệu tại Phòng tài chính - Kế hoạch, Ủy ban nhân
dân Thành phố Uông Bí. Luận văn cũng đƣa ra nhiều đề xuất có thể áp dụng vào thực
tiễn của NSNN nói chung và ngân sách cấp huyện của Thành phố Uông Bí, tỉnh
Quảng Ninh nói riêng. Vì vậy, đề tài không trùng lặp với các công trình nghiên cứu
trƣớc đây.
Các nội dung nêu trên để trả lời cho câu hỏi:
1.Thực trạng công tác quản lý ngân sách cấp huyện của thành phố Uống Bí
trong những năm gần đây nhƣ thế nào? Các vấn đề mà thành phố gặp phải? Nguyên
nhân của những hạn chế trong quản lý NS?
2. Làm thế nào để tăng cƣờng công tác quản lý NS cấp huyện của Thành phố
Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh?
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình quản lý NS cấp huyện của Thành
phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, tác giả đề xuất các giải pháp có căn cứ khoa học và
phù hợp với thực tiễn để tăng cƣờng công tác quản lý NS cấp huyện của thành phố
Uông Bí góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế của Thành phố.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về quản lý NS cấp huyện.
- Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý NS cấp huyện của Thành phố Uông
Bí giai đoạn từ năm 2011 đến nay.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý NS cấp huyện
của Thành phố Uông Bí trong giai đoạn tiếp theo.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Re: [Free] Quản lý ngân sách cấp huyện của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

mod cho em xin tài liệu này với ạ.
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top