Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là công cụ quan trọng trong hệ thống an sinh
xã hội của nƣớc ta nhằm phục vụ lợi ích cho nhân dân lao động. Ngay từ khi
ra đời vào năm 1930 thì quyền lợi của giai cấp công nhân và ngƣời lao động
đã đƣợc quan tâm ghi rõ trong các Nghị quyết của Đảng và trong suốt thời kỳ
kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cho đến nay Nhà nƣớc đã ban hành nhiều
văn bản pháp luật về BHXH. Trong quá trình thực hiện chính sách BHXH
không ngừng đƣợc sửa đổi, bổ sung phù hợp với từng thời kỳ của đất nƣớc
nhằm đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền lợi của ngƣời lao động góp phần ổn
định và phát triển đất nƣớc.
Luật BHXH đã đƣợc Quốc Hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thông qua và Chủ tịch nƣớc đã ký sắc lệnh số 13/2006/L-CTN ngày
12/07/2006 công bố Luật BHXH có hiệu lực từ ngày 01/01/2007. Nhƣ vậy
Nhà nƣớc ta đã có khung pháp lý cao nhất để điều chỉnh mọi quan hệ trong
hoạt động BHXH.
Tuy nhiên, theo số liệu của Cục thống kê Hà Nội thì năm 2013 chỉ có
khoảng 55% doanh nghiệp đóng BHXH, trong đó số lao động thuộc đối tƣợng
phải đóng cũng chỉ tham gia đƣợc khoảng 75%. Hơn nữa tình hình nợ đọng
quỹ BHXH ngày càng rộng, và mức độ ngày càng nghiêm trọng. Theo số liệu
đƣợc công bố tại hội nghị cung cấp thông tin định kỳ về BHXH, BHYT quý
IV năm 2013 cho thấy số số nợ BHXH lên đến 7.742,2 tỷ đồng tăng 16% so
với năm 2012. Nguyên nhân của việc nợ đọng quỹ BHXH một phần cũng do
chịu sự ảnh hƣởng của nền kinh tế khiến hàng chục nghìn doanh nghiệp vừa
và nhỏ bị phá sản hay thu hẹp sản xuất. Theo số liệu của tổng cục thống kê
công bố ngày 23/12/2013 ƣớc tính năm 2013 có 60.737 doanh nghiệp phá sản
và ngừng hoạt động. Việc khó khăn trong vấn đề kinh doanh khiến cho chủ sử
dụng lao động gặp khó khăn về tài chính dẫn đến chậm nộp BHXH cho ngƣời
lao động. Mặt khác, do cơ chế quản lý cũng nhƣ biện pháp xử lý đối với tình
trạng nợ đọng BHXH còn yếu nên nhiều đơn vị cố tình “chây lì” trong việc
đóng BHXH, điều đó ảnh hƣởng đến những khoản trợ cấp mà cơ quan BHXH
chi trả cho ngƣời lao động nhƣ thất nghiệp, ốm đau, thai sản… ảnh hƣởng đến
đời sống của ngƣời dân.
Hơn nữa, việc lạm dụng quỹ BHXH ngày càng nghiêm trọng và tinh vi
nhƣ: làm giả hồ sơ để hƣởng trợ cấp ốm đau, thai sản, làm giả sổ BHXH để
thanh toán trợ cấp BHXH môt lần… gây thất thoát cho quỹ BHXH và làm
giảm lòng tin của ngƣời lao động vào cơ quan quản lý.
Nhƣ vậy, Luật BHXH đã có hiệu lực hơn 7 năm nhƣng dƣờng nhƣ vai
trò Quản lý của nhà nƣớc đối với hoạt động BHXH chỉ mới dừng lại ở việc
ban hành các văn bản pháp luật, các văn bản hƣớng dẫn thi hành mà chƣa
phát huy hết tác dụng, thậm chí văn bản ban hành xuống vẫn còn chậm, còn
chồng chéo, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế.
Sóc Sơn là huyện ngoại thành Hà Nội, cách thủ đô Hà Nội 40km về
phía Bắc, với diện tích 306,5 km2, dân số trên 330.000 ngƣời. Là một vùng
kém phát triển so với các quận huyện khác trên địa bàn thành phố Hà Nội
(theo số liệu của phòng lao động thƣơng binh & xã hội huyện cung cấp thì cả
huyện có khoảng hơn 10,400 ngƣời nghèo, 16,700 đối tƣợng cận nghèo, 1,730
đối tƣợng bảo trợ xã hội hƣởng trợ cấp từ ngân sách Nhà nƣớc năm 2013).
Bảo hiểm xã hội huyện Sóc Sơn là cơ quan BHXH huyện đƣợc thành lập năm
1995 có chức năng tổ chức thực hiện chính sách, chế độ BHXH và quản lý tài
chính BHXH trên địa bàn huyện. Tính đến tháng 12/2013 có 18 cán bộ, viên
chức trong đó có 6 cán bộ mới vào ngành quản lý trên 660 đơn vị sử dụng lao
động với trên 25 nghìn lao động tham gia BHXH (theo số liệu báo cáo năm
2013 của BHXH huyện Sóc Sơn). Là một cơ quan BHXH trên địa bàn một
huyện chậm phát triển, lại chịu ảnh hƣởng chung của nền kinh tế đòi hỏi vai
trò quản lý nhà nƣớc về BHXH tại huyện phải phát huy hết tác dụng. Tuy
nhiên, Quản lý nhà nƣớc về BHXH tại huyện còn nhiều bất cập nên nhiều
khúc mắc, chế độ của ngƣời lao động chƣa đƣợc giải quyết kịp thời, thỏa
đáng.
Là cán bộ chính sách của cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Sóc Sơn,
nhận thức đƣợc những bất cập, những vƣớng mắc trong việc quản lý nhà nƣớc
về hoạt động BHXH nên tui lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước về bảo hiểm
xã hội tại huyện Sóc Sơn”.
Câu hỏi nghiên cứu của luận văn: Huyện Sóc Sơn cần làm gì để
hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về BHXH?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1Mục đích nghiên cứu.
Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động
BHXH trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về BHXH, quản lý nhà
nƣớc về BHXH.
- Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về BHXH tại huyện Sóc Sơn để
thấy đƣợc những khó khăn, tồn tại trong việc thực thi chính sách chế độ
BHXH trên địa bàn huyện.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về BHXH trên
địa bàn huyện Sóc Sơn để từ đó tăng hiệu quả hoạt động của cơ quan BHXH
huyện, giải quyết các chế độ của ngƣời lao động một cách thỏa đáng.
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
3.1Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu hoạt động QLNN về BHXH tại huyện Sóc Sơn.
3.2Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu tại cơ quan
BHXH huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
- Phạm vi về thời gian: Các tài liệu, số liệu nghiên cứu đƣơc thu thập từ
các nguồn trong giai đoạn từ 2009 – 2013.
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu công
tác thực thi chính sách pháp luật Bảo hiểm xã hội không bao gồm Bảo hiểm
thất nghiệp.
4 Những đóng góp mới của luận văn.
Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống về quản lý nhà nƣớc
hoạt động BHXH trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội. Từ những
tồn tại, bất cập trong công tác ban hành văn bản hƣớng dẫn thực hiện chính
sách pháp luật về BHXH; Công tác tổ chức cán bộ; Công tác thực thi chế độ
chính sách BHXH; Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát sẽ đƣa ra những giải
pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về BHXH trên địa bàn huyện Sóc
Sơn, góp phần hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về BHXH ở Việt Nam, góp phần
an sinh xã hội, ổn định tình hình kinh tế - chính trị của đất nƣớc.
5 Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn có 4 chƣơng.
- Chƣơng 1 : Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn
về quản lý nhà nƣớc về bảo hiểm xã hội trên địa bàn cấp huyện
- Chƣơng 2 : Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu.
- Chƣơng 3: Trực trạng quản lý nhà nƣớc về Bảo hiểm xã hội trên địa
bàn huyện Sóc Sơn.
- Chƣơng 4: Phƣơng hƣớng và giải pháp để hoàn thiện quản lý nhà nƣớc
về Bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Sóc Sơn trong thời gian tới.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

axenluypanh

New Member
Re: [Free] Quản lý Nhà nước về Bảo hiểm xã hội tại huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội

Cho mình xin tài liệu này với, Thanks!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quản lý nhà nước về hải quan tại chi cục hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài Luận văn Luật 0
D Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực của Cảnh sát cơ động Công an thành phố Hà Nội Văn hóa, Xã hội 0
D Quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên cấp huyện Văn hóa, Xã hội 1
D quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Văn hóa, Xã hội 0
H Em nhờ ad tải hộ em Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước đối với cơ sở du lịch trên địa bàn thành phố hồ chí minh Sinh viên chia sẻ 1
D Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo Luận văn Sư phạm 0
D quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế Văn hóa, Xã hội 0
D Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh Luận văn Kinh tế 0
D Xây dựng ứng dụng tìm kiếm và quản lý nhà trọ online trên điện thoại Công nghệ thông tin 0
D Hoàn thiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở tỉnh hưng yên trong điều kiện đô thị hóa và công nghiệp hóa Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top