Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Nghiên cứu một số nội dung lý luận và thực tiễn liên quan đến hợp tác kinh tế quốc tế trong phát triển kinh tế tiểu khu vực và khu vực. Phân tích các kinh nghiệm phát triển các tam giác phát triển và tiểu vùng ở châu Á để tìm kiếm bài học tham khảo phát triển khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Phân tích thực trạng hợp tác kinh tế của Tam giác phát triển và làm rõ những kết quả, hạn chế và tác động đối với quan hệ của 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia nói chung, khu vực Tam giác phát triển nói riêng. Dự báo triển vọng và đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác kinh tế khu vực Tam giác phát triển hiện nay và trong thời gian tới
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu. ..................................................................................... 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 6
3.1 Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 7
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 7
6. Đóng góp mới của luận văn............................................................................. 8
7. Bố cục của luận văn ........................................................................................ 8
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ NỘI DUNG LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỢP
TÁC PHÁT TRIỂN KINH TẾ KHU VỰC TAM GIÁC PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM - LÀO - CAMPUCHIA............................................................................ 9
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế............. 9
1.1.1. Khái niệm về hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế................................... 9
1.1.2. Phân loại hợp tác và hội nhập quốc tế ................................................... 10
1.1.3. Nguyên nhân hợp tác và hội nhập trong QHQT..................................... 12
1.2 Khía cạnh lý luận về hợp tác kinh tế và liên kết phát triển khu vực và tiểu
vùng. ................................................................................................................ 12
1.2.1. Cơ sở của hợp tác và liên kết khu vực................................................... 13
1.2.2. Các loại hình hợp tác tiểu khu vực........................................................ 17
1.3. Thực tiễn và bài học kinh nghiệm hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào -
Campuchia, các Tam giác tăng trưởng ở châu Á. ............................................... 19
1.3.1. Thực tiễn hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia và các Tam giác
tăng trưởng ở châu Á. .................................................................................... 19
1.3.2. Bài học kinh nghiệm trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia
và các Tam giác tăng trưởng ở châu Á............................................................ 25
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỢP TÁC KINH TẾ TRONG TAM GIÁC
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA....................................... 28
2.1. Khái quát đặc điểm và quá trình phát triển của khu vực Tam giác phát triển
Việt Nam - Lào - Campuchia............................................................................. 28
2.1.1. Đặc điểm của khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.
...................................................................................................................... 28
2.1.2. Quá trình phát triển của khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào -
Campuchia..................................................................................................... 31
2.2. Thực trạng hợp tác kinh tế trong vùng Tam giác phát triển từ 1999 đến nay. 35
2.2.1. Thực trạng hợp tác kinh tế trong vùng Tam giác phát triển từ 1999 đến
2004. ............................................................................................................. 35
2.2.2. Thực trạng hợp tác kinh tế trong vùng Tam giác phát triển từ 2004 đến
nay. ............................................................................................................... 37
2.3. Đánh giá chung về kết quả, hạn chế và tác động của hợp tác kinh tế Tam giác
phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. ............................................................ 52
2.3.1. Kết quả của hợp tác kinh tế Tam giác phát triển Việt Nam - Lào -
Campuchia..................................................................................................... 52
2.3.2. Hạn chế của hợp tác kinh tế Tam giác phát triển Việt Nam - Lào -
Campuchia..................................................................................................... 58
2.3.3. Tác động của hợp tác kinh tế Tam giác phát triển Việt Nam - Lào -
Campuchia..................................................................................................... 59
CHƯƠNG 3 MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HỢP
TÁC KINH TẾ TRONG TAM GIÁC PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - LÀO -
CAMPUCHIA ................................................................................................. 63
3.1. Mục tiêu phát triển hợp tác kinh tế Tam giác phát triển Việt Nam - Lào -
Campuchia........................................................................................................ 63
3.2. Định hướng và giải pháp chủ yếu thúc đẩy hợp tác kinh tế Tam giác phát triển
Việt Nam - Lào - Campuchia............................................................................. 65
3.2.1. Định hướng thúc đẩy hợp tác kinh tế Tam giác phát triển Việt Nam - Lào -
Campuchia..................................................................................................... 65
3.2.2. Giải pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế Tam giác phát triển Việt Nam - Lào -
Campuchia..................................................................................................... 66
3.2.2.1. Nhóm Giải pháp vĩ mô. ..................................................................... 66
3.2.2.2. Nhóm Giải pháp vi mô. ..................................................................... 82
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 86
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh quốc tế mới hợp tác phát triển nói chung, kinh tế - xã hội nói
riêng giữa các nước đã trở nên hết sức cần thiết. Thực tế của Việt Nam trong hơn 20
năm đổi mới và hội nhập quốc tế đã chỉ rõ điều đó. Không chỉ chú trọng đến hợp tác
với các nước phát triển mà chúng ta đã tăng cường mở rộng quan hệ với tất cả các
quốc gia, đặc biệt với 3 nước Đông Dương. Có thể nói 3 nước Việt Nam - Lào -
Campuchia cùng nằm trên bán đảo Đông Dương (Indochina) núi liền núi, sông liền
sông và vốn có sự gần gũi cố hữu về văn hoá, sự tương trợ lẫn nhau trên tất cả các
lĩnh vực. Hơn nữa, truyền thống hữu nghị và giúp đỡ lẫn nhau đã được thử thách và
tui luyện qua các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc và kiến thiết hòa bình. Điều đó đã
đặt cơ sở vững chắc cho mối quan hệ hợp tác giữa ba nước, đặc biệt khi các quốc
gia này giành được độc lập và lựa chọn con đường phát triển và hội nhập với mục
tiêu nhanh chóng thoát khỏi cùng kiệt nàn lạc hậu, xây dựng đất nước phồn vinh. Đây
là cơ sở hết sức quan trọng để tiếp tục mở rộng hình thức hợp tác giữa ba nước,
trước đây, hiện nay cũng như trong tương lai. Song, vấn đề đặt ra là làm thế nào
phối hợp khai thác được thế mạnh của ba nước? Hình thức hay mô hình nào thích
hợp để cùng nhau hợp tác phát triển? Đây là bài toán luôn nhận được sự quan tâm
của lãnh đạo ba nước. Do vậy, sáng kiến tại cuộc gặp cấp cao giữa Thủ tướng ba
nước Việt Nam, Lào, Campuchia tổ chức ở Viên Chăn tháng 10/1999 của Thủ
tướng Campuchia Hunsen về thành lập Khu vực Tam giác phát triển đó nhận được
hưởng ứng tích cực của các nhà lãnh đạo Việt Nam và Lào. Hợp tác phát triển vùng
Tam giác phát triển được coi như sự lựa chọn cần thiết và có đầy đủ cơ sở để ba
nước hiện thực hoá các sáng kiến về phát triển vùng của mỗi nước, cũng như của cả
ba quốc gia, nhất là ở những vùng giàu tiềm năng, song đang gặp nhiều khó khăn.
Khu vực Tam giác phát triển là vùng đất khá đặc biệt có nhiều nét tương đồng về
đặc điểm tự nhiên văn hoá, và tài nguyên phong phú, đa dạng nhưng chưa được
khai thác và có vị trí chiến lược quan trọng đối với cả ba nước về chính trị, kinh tế,
xã hội và môi trường sinh thái. Vì thế, mục đích của việc xây dựng Tam giác phát
triển là khai thác tiềm năng thế mạnh, các nguồn lực của mỗi nước trong khu vực
nhằm mục tiêu tăng trưỏng kinh tế nhanh và bền vững, rút ngắn khoảng cách phát
triển so với các vùng khác của mỗi nước, tạo động lực cho cả vùng và các khu vực
khác của ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia.
Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia là một khu vực biên giới
của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Phạm vi của Tam giác phát triển này lúc
đầu bao gồm 10 tỉnh, đó là Ratanakiri, Stung Treng, Mondulkiri ở miền Đông
Campuchia, Attapu, Salavan, Xekong ở miền Nam Lào, Kon Tum, Gia Lai, Đắk
Lắk và Đắk Nông ở Tây Nguyên Việt Nam. Sau đó, tại Hội nghị Ủy ban điều phối
chung 3 nước về Tam giác phát triển tại Đắk Lắk ngày 21-22 tháng 12 năm 2009, ba
nước nhất trí bổ sung tỉnh Bình Phước (Việt Nam), tỉnh Kratie (Campuchia) và tỉnh
Champasak (Lào) vào Tam giác phát triển. Hiện nay, Tam giác phát triển là một khu
vực gồm 13 tỉnh với tổng diện tích tự nhiên là 145.672km2, tổng dân số năm 2011
khoảng 6.548 nghìn người (mật độ dân số 45 người/km2), trong đó:
- Vùng các tỉnh thuộc Tây Nguyên của Việt Nam bao gồm Kon Tum, Gia
Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước với diện tích tự nhiên 51.740 km2, dân số
năm 2011 là 4.968 nghìn người, chiếm 35,5% diện tích tự nhiên và 75% dân số toàn
khu vực, mật độ dân số 45 người/km2.
- Vùng các tỉnh Đông bắc của Campuchia bao gồm tỉnh Mondulkiri, tỉnh
Rattanakiri, tỉnh Stung Treng và tỉnh Kratie với diện tích tự nhiên khoảng 47.246
km2, tổng dân số 471 nghìn người, chiếm 32,4% diện tích tự nhiên và 7,1% tổng
dân số toàn khu vực, mật độ dân số 10 người/km2.
- Vùng các tỉnh Nam Lào bao gồm tỉnh Attapư, tỉnh Saravan, tỉnh Sê Kông
và Champasak với diện tích tự nhiên khoảng 46.746 km2, dân số năm 2011 là 1.110
nghìn người, chiếm 32,2% diện tích tự nhiên và 16,9% dân số toàn khu vực, mật độ
dân số gần 24 người/km2./.
Động lực thúc đẩy sự ra đời các Tam giác phát triển nói chung, Tam giác
phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia nói riêng chính là nhận thức về lợi ích
thu được từ sự hợp tác tiểu vùng sẽ lớn hơn so với những hoạt động độc lập của các
địa phương riêng lẻ. Các Tam giác phát triển cho phép các quốc gia khắc phục hạn
chế về lao động, công nghệ, tài nguyên, đất đai và cơ sở hạ tầng thông qua việc tiếp
cận dễ dàng hơn với các yếu tố đầu vào này trong phạm vi tiểu vùng và có điều kiện
để khai thác và bổ sung các lợi thế của nhau.
Ngoài lợi ích mang lại cho mỗi quốc gia, Tam giác phát triển còn thúc đẩy
mối quan hệ hợp tác kinh tế khu vực. Trong trường hợp sự hội nhập rộng rãi còn
gặp nhiều khó khăn thì đẩy mạnh các quan hệ song phương hay tiểu vùng có thể là
những bước tiến đầu tiên để mở rộng quan hệ hợp tác giữa các quốc gia.
Hơn nữa, phát triển Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia còn có
ý nghĩa củng cố hoà bình và an ninh trong khu vực. Để đưa Tam giác phát triển vào
thực tế hoạt động, sự hợp tác này không chỉ dừng lại ở tầm quốc gia, mà còn phát
triển theo chiều sâu hình thành các mối quan hệ chính thức của chính quyền địa
phương trong vùng. Bằng cách tạo ra sự liên kết, phụ thuộc lẫn nhau của các nền
kinh tế địa phương và có thể giúp hạn chế những rủi ro tranh chấp xảy ra gây ảnh
hưởng đến hợp tác kinh tế của các bên cũng như của cả tam giác Việt Nam - Lào -
Campuchia.
Phát triển Tam giác phát triển tạo điều kiện tăng cường gìn giữ an ninh trong
nội bộ các quốc gia nhờ lợi ích kinh tế mà nó mang lại. Ở phần lớn các quốc gia,
nhất là ở Đông Nam Á, vùng biên giới chủ yếu là khu vực sinh sống của các dân tộc
ít người. Lợi ích kinh tế thu được từ việc mở rộng thương mại qua biên giới và đầu
tư sẽ giúp phát triển vùng biên - nơi còn vô vàn khó khăn và thường ít nhận được sự
quan tâm đầu tư của nhà nước và các nhà đầu tư nước ngoài. Cải thiện mức sống
người dân và đem lại thu nhập cao hơn cho họ chắc chắn sẽ góp phần giải quyết các
tranh chấp bắt nguồn từ xung đột lợi ích, nhất là lợi ích kinh tế.
Phát triển Tam giác phát triển còn tạo điều kiện đảm bảo nâng cao đời sống
người dân địa phương, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em trong khu vực, thúc đẩy hợp tác
ngăn chặn tội phạm xuyên quốc gia, các tệ nạn xã hội…

Để có luận cứ khoa học về phát triển Tam giác phát triển không chỉ phải làm
rõ cơ sở khách quan của việc phát triển kinh tế xã hội vùng này mà còn cần phân
tích đầy đủ thực trạng hợp tác, các tác động nội vùng và cả vùng ở cả khía cạnh tích
cực và tiêu cực, nhất là khi khu vực này đang triển khai các chương trình hợp tác
quốc tế với quy mô lớn (hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông, hợp tác các nước
ASEAN mới (CLVM) và trong khuôn khổ các hợp tác với ASEAN). Thực tế cho
thấy, việc thực hiện quy hoạch phát triển vùng này sẽ khó thực hiện hiệu quả, nếu
không đánh giá đầy đủ thực trạng và dự báo được sự phát triển của vùng, trong đó
có cả việc thu hút sự giúp đỡ hợp tác của các tổ chức quốc tế và của các nước lớn.
Hơn nữa, nghiên cứu vùng tam giác phát triển sẽ góp phần vào việc xây dựng quy
hoạch phát triển chung của các nước trong đó có Việt Nam cả về trung hạn và dài
hạn.
Từ những lý do trên việc thực hiện luận văn “Hợp tác kinh tế trong tam giác
phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Thực trạng và giải pháp” có ý nghĩa cả về
lý luận và thực tiễn xét ở góc độ lợi ích phát triển của vùng cũng như mỗi quốc gia
và của cả ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia hiện nay và trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu.
Ý tưởng về phát triển Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia mới
hình thành, do vậy trên thực tế số lượng các công trình có liên quan chưa nhiều. Tuy
nhiên, có thể quy tụ lại thành hai dạng công trình đã có sự đầu tư nghiên cứu
nghiêm túc và đạt được nhiều kết quả bước đầu đáng chú ý về khu vực này.
Nhóm thứ nhất, đó là các báo cáo của các nước, các tỉnh trong vùng tam giác
phát triển và các biên bản, các đề án của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tiêu biểu là các
công trình: “Tổng kết đề tài nghiên cứu: Sử dụng tài nguyên đất và nước hợp lý làm
cơ sở phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Đắc Lắc, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà
Nội, năm 2003. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Dự thảo báo cáo về hợp tác kinh tế (Tại
cuộc họp SOM lần thứ 3 cuộc gặp Thủ tướng ba nước ngày 18 tháng 7 năm 2004,
Xiêm Riệp, Campuchia), “Ban hợp tác Lào và Campuchia: Sáng kiến hình thành
tam giác phát triển Việt Nam - Lào và Campuchia, Hà Nội, 2007. Bộ Kế hoạch và

Đầu tư “Đề án về việc tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư khu vực tam giác phát triển,
Kon Tum ngày 12-16 tháng 3 năm 2007…
Đặc biệt công trình quan trọng với những khảo cứu rất có giá trị, đó là: “Báo
cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tam giác phát triển Việt Nam -
Lào - Campuchia ” của Viện chiến lược, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tháng 8 năm 2004.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội trong Tam giác phát triển Việt Nam -
Lào - Campuchia được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu của các bộ, các cơ
quan của các Bộ có liên quan của 3 nước tiến hành nghiên cứu về tình hình chính
trị, kinh tế xã hội của khu vực này. Các kết quả đạt được đã cụ thể hoá trong báo
cáo tổng hợp với 4 chương. Trong đó bước đầu làm rõ khái niệm, nội dung liên
quan đến tam giác phát triển và bài học kinh nghiệm từ các nước Châu Á. Các điều
kiện phát triển cũng như định hướng hợp tác giữa ba nước đã được đề cập khá đầy
đủ và có tính khả thi cao. Nhìn chung, đây là một trong số ít những công trình trực
tiếp nghiên cứu đến Tam giác phát triển có giá trị cao. Kết quả đáng ghi nhận là
bước đầu đã phác họa được bức tranh tổng thể về tam giác phát triển - Một mô hình
hợp tác còn khá mới mẻ đối với các nước Đông Dương. Tuy nhiên, bàn luận về cơ
sở lý luận và thực tiễn, nhất là vấn đề phát triển kinh tế - xã hội thì còn khá mờ nhạt,
nếu không muốn nói là hầu như chưa đề cập tới. Lý do rất dễ nhận thấy là thời gian
quá ngắn để các báo cáo này có thể đánh giá được thực trạng hợp tác phát triển của
vùng này.
Nhóm công trình nghiên cứu thứ hai là những bài viết, đề tài của các học giả
(chủ yếu là của Viện nghiên cứu Đông Nam Á). Trong đó, nổi bật là công trình
nghiên cứu cấp Bộ: “Điều tra cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội của Tam giác phát triển
Việt Nam - Lào - Campuchia ” do Phạm Đức Thành, làm chủ nhiệm. Công trình
thực hiện trong hai năm (2006 - 2007). Một số giải pháp góp phần ổn định và phát
triển ở Tây Nguyên hiện nay, Phạm Hảo - Hà Nội: Nhà Xuất bản Chính trị Quốc
gia, 2007. Những khía cạnh dân tộc - tôn giáo - văn hoá trong Tam giác phát triển
Việt Nam - Lào - Campuchia, Phạm Đức Thành, Vũ Công Quý - Hà Nội: NXB

Khoa học xã hội, 2009. Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây
Nguyên, Trương Minh Dục - Hà Nội: Nhà xuất bản CTQG, 2008.
Ngoài các báo cáo có giá trị được thảo luận tại hội thảo được tổ chức tại Hà
Nội với sự tham gia của các nhà khoa học ba nước, nhiều bài báo liên quan đến nội
dung trên đã được công bố trên các tạp chí. Các sách và bài báo đó giới thiệu một
cách tổng quát về Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, phân tích
những kết quả hợp tác ban đầu và nêu lên một số vấn đề cần giải quyết trong thời
gian tới. Các nội dung này đã được công bố trên Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á,
Kinh tế chính trị thế giới. Đặc biệt, báo cáo tổng quan đề tài cấp nhà nước: “Một số
vấn đề phát triển và quản lý phát triển kinh tế - xã hội Tam giác phát triển Việt Nam
- Lào - Campuchia ” do Nguyễn Duy Dũng chủ trì hoàn thành đầu năm 2010 đã có
nhiều đóng góp mới về nghiên cứu khu vực này.
Mặc dù các công trình đã công bố liên quan đến Tam giác phát triển Việt
Nam - Lào - Campuchia đã đạt được những kết quả có giá trị. Tuy nhiên, hầu hết
các nghiên cứu tập trung vào các vấn đề vĩ mô và cung cấp các luận cứ để luận giải
mô hình và xây dựng định hướng và quy hoạch phát triển và quản lý phát triển của
Tam giác phát triển. Vì thế, rất nhiều nội dung mới đang đặt ra và chưa được nghiên
cứu đầy đủ, trong đó có vấn đề thực trạng hợp tác kinh tế của vùng này ở các mức
độ, các chủ thể và các đối tác tham gia. Trong đó có hợp tác giữa các nước Việt
Nam - Lào - Campuchia, các địa phương trong vùng và nhất là quan hệ hợp tác kinh
tế của vùng này với các quốc gia (Trung Quốc, Nhật Bản…) các tổ chức kinh tế
quốc tế. Để góp phần làm rõ hơn thực tế của nội dung trên cần được đi sâu
nghiên cứu nhằm làm rõ hơn thực trạng và từ đó đưa ra các gợi ý về giải pháp thúc
đẩy hợp tác để phát triển khu vực này. Đây là vấn đề cấp thiết hiện nay đối với phát
triển Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia và cũng là lý do học viên lựa
chọn chủ đề này làm nội dung nghiên cứu của luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu
- Góp phần làm rõ một số khía cạnh lý luận và thực tiễn hợp tác kinh tế trong
khu vực tam giác phát triển nói riêng, hợp tác của các nước Việt Nam - Lào -
Campuchia nói chung…
- Phân tích và đánh giá thực trạng hợp tác của 3 nước Việt Nam - Lào -
Campuchia trong vùng và với các đối tác bên ngoài vùng.
- Dự báo triển vọng và gợi ý đề xuất một số các chính sách, giải pháp thúc
đẩy hợp tác kinh tế khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia hiện
nay và trong thời gian tới.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số nội dung lý luận và thực tiễn liên quan đến hợp tác kinh
tế quốc tế trong phát triển kinh tế tiểu khu vực và khu vực.
- Phân tích các kinh nghiệm phát triển các tam giác phát triển và tiểu vùng ở
châu Á để tìm kiếm bài học tham khảo phát triển khu vực Tam giác phát triển Việt
Nam - Lào - Campuchia.
- Phân tích thực trạng hợp tác kinh tế của Tam giác phát triển và làm rõ
những kết quả, hạn chế và tác động đối với quan hệ của 3 nước Việt Nam - Lào -
Campuchia nói chung, khu vực Tam giác phát triển nói riêng…
- Dự báo triển vọng và đề xuất quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm
tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác kinh tế khu vực Tam giác phát triển hiện nay và
trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực trạng hợp tác kinh tế trong Tam
giác phát triển cả ở hợp tác nội vùng và với bên ngoài.
- Phạm vi nghiên cứu :
Nghiên cứu vấn đề hợp tác kinh tế của tam giác phát triển với 13 tỉnh của ba
nước Việt Nam - Lào - Campuchia. Thời gian nghiên cứu từ 1999 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp, phương pháp nghiên cứu so sánh,
phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc nhằm thống kê, phân tích, so sánh nhằm
làm rõ hợp tác kinh tế trong khu vực Tam giác phát triển.
- Sử dụng phương pháp thống kê để rút ra những kết luận khoa học trong
việc đánh giá thực trạng hợp tác kinh tế Tam giác phát triển.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Làm rõ một số khía cạnh lý luận và thực tiễn hợp tác kinh tế của Tam giác
phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia và việc mở rộng quan hệ hợp tác trên nhiều
lĩnh vực của khu vực này.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng hợp tác kinh tế Tam giác phát triển Việt
Nam - Lào - Campuchia sẽ đề xuất và gợi ý một số giải pháp thúc đẩy phát triển
hợp tác khu vực này hiện nay và trong thời gian tới.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn gồm có 3 chương:
Chương 1 : Một số nội dung lý luận và thực tiễn về hợp tác phát triển kinh tế
khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.
Chương 2 : Thực trạng hợp tác kinh tế trong Tam giác phát triển Việt Nam -
Lào - Campuchia.
Chương 3 : Mục tiêu, định hướng và giải pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế trong
Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các khoản thu – chi tại công ty cổ phần hợp tác kinh tế và xuất nhập kh Khoa học Tự nhiên 0
T Điều tra và đánh giá tình hình kinh tế hộ của xã viên hợp tác xã Bình Thành, huyện Châu Phú, tỉnh An Kiến trúc, xây dựng 0
B Điều tra và đánh giá tình hình kinh tế hộ của xã viên hợp tác xã nông nghiệp Hoà Thuận huyện chợ mới Kiến trúc, xây dựng 0
B Tổng hợp về công tác kế toán ở Công ty xây lắp và kinh doanh vật tư thiết bị Luận văn Kinh tế 0
B Thực trạng kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp ở nước ta Công nghệ thông tin 0
G Tình hình hoạt động của Bộ kế hoạch và đầu tư vụ kinh tế đối ngoại, ban hợp tác Việt - Lào Luận văn Kinh tế 0
G Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm tại nhà m Luận văn Kinh tế 0
B Tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm tại công ty đầu tư - Luận văn Kinh tế 0
J Tình hình thực tế về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành kinh doanh buồng ngủ ở công Luận văn Kinh tế 0
U Tình hình thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh trong 10 năm qua. Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top