jenny.baovan

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của nông sản xuất khẩu. Đánh giá năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam, cũng như ở nhiều nước trên thế giới, nông nghiệp, nông thôn là
khu vực rất nhạy cảm và có tầm quan trọng đặc biệt đối với nền kinh tế quốc dân.
Vì vậy, đây là lĩnh vực luôn được chính phủ quan tâm.
Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế, hội nhập vào nền kinh tế
khu vực và thế giới, đồng thời tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH –
HĐH) đất nước. Tuy nhiên, nước ta về cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp. Sản
xuất nông nghiệp của Việt Nam trong thời gian qua đã đạt nhiều thành tựu to lớn,
đóng góp tích cực cho thời kỳ đầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Trong
thành tích chung đó phải kể tới sự đóng góp của mặt hàng lúa gạo. Tuy nhiên sản
xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản nói chung, của mặt hàng lúa gạo của Việt
Nam nói riêng hiện vẫn đang gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Trên thị trường thế giới,
sức cạnh tranh của mặt hàng gạo của Việt Nam còn nhiều hạn chế về chất lượng,
mẫu mã, giá cả,… So với Việt Nam, khả năng cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất
khẩu của Thái Lan vượt trội hơn hẳn cả về chất lượng, mẫu mã. Xuất khẩu gạo của
Việt Nam còn nhiều hạn chế do trình độ quản lý, khả năng kinh doanh trên thị
trường quốc tế của ta còn yếu kém, thường phải xuất khẩu qua trung gian, môi giới
nên bị ép giá, chịu nhiều thiệt thòi,… Mặc dù là nước đứng thứ hai trên thế giới về
xuất khẩu gạo (sau Thái Lan), nhưng Việt Nam hiện đang đứng trước nguy cơ cạnh
tranh rất gay gắt của những đối thủ tiềm năng như: Mỹ, Trung Quốc, Pakistan,
Myanma, Australia,… trong đó Myanma được đánh giá là nước có tiềm năng rất
lớn về xuất khẩu gạo.
Thực tế đó đòi hỏi cần đánh giá một cách đầy đủ, có hệ thống về năng
lực cạnh tranh của mặt hàng nông sản nói chung và của sản phẩm lúa gạo xuất khẩu
nói riêng, tìm ra những mặt hạn chế, từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của sản phẩm gạo xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh nền
kinh tế nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế khu vực và thế giới.
Xuất phát từ yêu cầu đó, tui chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình là:
“Năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam”.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt
Nam là một đề tài không mới. Liên quan đến đề tài này, đã có khá nhiều công trình
được công bố. Một số công trình đáng lưu ý bao gồm:
- Dự án Hợp tác kỹ thuật TCP/VIE/8821 (2000) về "Khả năng cạnh tranh
của ngành nông nghiệp Việt Nam: Một sự phân tích sơ bộ trong bối cảnh hội nhập
ASEAN và AFTA" của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) được
sự tài trợ của Tổ chức Nông Lương của Liên Hiệp Quốc (FAO). Dự án này bao gồm
nhiều báo cáo đề cập đến khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản Việt
Nam như gạo, đường, hạt tiêu, thịt lợn, cà phê dưới giác độ chi phí sản xuất, tiếp
thị, năng suất, kim ngạch xuất khẩu, giá cả. Thời gian phân tích của các báo cáo này
giới hạn đến năm 1999.
- Báo cáo khoa học về “Khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trong
hội nhập AFTA’’(2005), của Quỹ nghiên cứu ICARD-MISPA, TOR số MISPA
A/2003/06. Báo cáo đã nghiên cứu thực trạng, tiềm năng và lợi thế cạnh tranh của
một số mặt hàng nông sản Việt Nam bao gồm gạo, chè, tiêu, thịt lợn, gà và dứa trên
thị trường nội địa trong bối cảnh hội nhập AFTA. Đồng thời báo cáo nghiên cứu
ảnh hưởng của việc Việt Nam gia nhập AFTA đối với một số mặt hàng nông sản
trên đến năm 2004.
- Nguyễn Ngọc Quế (2000), “Khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam”, Bộ
NN & PTNT. Cuốn sách này đã đánh giá một cách khái quát về khả năng cạnh
tranh của mặt hàng gạo của Việt Nam. Tuy nhiên, đây là một nghiên cứu tổng quát
về khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam, chưa đi sâu nghiên cứu làm rõ những lợi
thế, những điểm mạnh, điểm yếu trong việc sản xuất và xuất khẩu mặt hàng gạo của
Việt Nam và chưa đánh giá năng lực cạnh tranh của gạo xuất khẩu của Việt Nam
dựa trên các tiêu chí và cũng chưa đưa ra được các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh cho mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam.
- Nghiên cứu của ISGMARD (2002) về “Tác động của tự do hóa thương mại
đến một số ngành hàng nông nghiệp Việt Nam: Lúa gạo, cà phê, chè, đường’’. Dự

án đã sử dụng mô hình cân bằng bộ phận để đánh giá tác động của Hiệp định
thương mại tự do ASEAN (AFTA) tới gạo, cà phê, chè và mía đường. Báo cáo chỉ
ra rằng, AFTA sẽ giúp tăng xuất khẩu nông sản cả về số lượng và giá xuất khẩu
(lượng gạo xuất khẩu sẽ tăng 10,5% với giá tăng 4,2%; lượng cà phê tăng 2,3% với
giá tăng 1,9%; lượng chè tăng 1,3% với giá tăng 0,8%,... ).
- Nguyễn Đình Long (2000), “Phân tích sơ bộ khả năng cạnh tranh của
ngành nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh ASEAN và AFTA”, Bộ NN & PTNT.
Nội dung của cuốn sách này mới chỉ dừng lại ở những đánh giá sơ bộ về khả năng
cạnh tranh chung của ngành nông nghiệp Việt Nam, đánh giá khả năng cạnh tranh
của những mặt hàng nông sản chủ yếu của Việt Nam như: cà phê, chè, gạo, nhân
điều, hồ tiêu,…trong điều kiện hội nhập vào nền kinh tế quốc tế của Việt Nam trong
bối cảnh của ASEAN và AFTA. Chưa đánh giá một cách đầy đủ và sâu sắc năng
lực cạnh tranh của từng sản phẩm, đặc biệt đối với sản phẩm gạo xuất khẩu của Việt
Nam trong điều kiện Việt Nam ngày càng tham gia hội nhập sâu rộng vào nền kinh
tế thế giới.
- Lê Xuân Tửu (1999), “Xuất khẩu gạo Việt Nam năm 1999 và nhìn lại 10
năm”. Nghiên cứu này chủ yếu tổng kết tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Đánh giá những thành tựu đã đạt được và những tồn tại của Việt Nam trong việc
xuất khẩu gạo trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới. Nghiên cứu này vẫn chưa
đánh giá được năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam để từ
đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo
xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện tự do hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam.
Các công trình đã điểm qua ở trên hay là mới chỉ đề cập một cách khái quát
về khả năng cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam, hay là chưa
nghiên cứu về vấn đề này trong bối cảnh mới, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế
nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới và khu vực. Do đó, nghiên
cứu về năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn là cần
thiết, có ý nghĩa thực tiễn và tầm quan trọng đặc biệt.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là đánh giá năng lực cạnh tranh, làm rõ những lợi thế,
điểm mạnh, điểm yếu của mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Trên cơ sở đó đề
xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất khẩu của
Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện những mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
của nông sản xuất khẩu.
- Đánh giá năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam
trong thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng
gạo xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo
xuất khẩu của Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động sản xuất và xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam
trong phạm vi cả nước trong vòng 10 năm từ năm 1999 đến năm 2008.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả áp dụng các phương pháp nghiên
cứu duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp trừu tượng hoá khoa học. Bên
cạnh đó, luận văn đặc biệt chú trọng sử dụng các phương pháp thống kê, phương
pháp phân tích SWOT, mô hình kim cương của Micheal Porter,…
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Đánh giá năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam
qua các tiêu chí và mô hình.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam

link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top