Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Kinh tế chính trị -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Trình bày cơ sở lý luận cơ bản về chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đánh giá tình hình ban hành và thực hiện chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội trong một số ngành sản xuất giai đoạn 2000-2010. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực của chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và quyết
định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và của quốc gia. Theo số liệu của
Bộ kế hoạch và đầu tư [27], tính đến ngày 23 tháng 8 năm 2011, cả nước đã
có 602.171 doanh nghiệp đăng kí hoạt động theo luật doanh nghiệp. Tính đến
thời điểm 31/7/2011 số lượng doanh nghiệp tồn tại pháp lý là 522.237 doanh
nghiệp. Trong đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ trên 95% trong
tổng số doanh nghiệp ở Việt Nam với khả năng cạnh tranh yếu kém do nhiều
nguyên nhân, trong đó có vấn đề năng lực công nghệ hạn chế. Vì vậy đổi mới
công nghệ là yêu cầu vô cùng cấp thiết đang được Đảng, Nhà nước và xã hội
hết sức quan tâm. Nhiều đường lối, chủ trương và chính sách đã được ban
hành nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đổi mới công nghệ nhưng
cho đến nay kết quả đạt được rất thấp.
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội lớn của cả nước, Hà
Nội có khoảng 150.000 doanh nghiệp, trong đó đa số là các doanh nghiệp nhỏ
và vừa với khả năng cạnh tranh yếu kém ở cả cấp độ sản phẩm lẫn cấp độ
doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp nêu ra các lý do làm giảm khả năng cạnh
tranh như thiếu chính sách hỗ trợ của Nhà nước và thành phố về mặt bằng,
nguồn vốn ưu đãi, nguồn nhân lực, thị trường… Tuy nhiên nếu tham khảo các
báo cáo đánh giá và khảo sát qua các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và
xem xét lại các chính sách hỗ trợ chung của Hà Nội cho các doanh nghiệp nhỏ
và vừa của Hà Nội trong 10 năm trở lại đây, có thể thấy rằng lý do chính đang
cản trở quá trình phát triển khả năng cạnh tranh của sản phẩm lại chính là
công nghệ và các năng lực công nghệ. Thành phố Hà Nội luôn dẫn đầu cả nước về số lượng doanh nghiệp
thành lập và đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp có sự phát triển mạnh góp
phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển thủ đô trở thành trung tâm
kinh tế chính trị của cả nước. Nhận thức rõ sự phát triển của doanh nghiệp
nhỏ và vừa đối với sự phát triển kinh tế xã hội của thủ đô, Nhà nước cũng như
chính quyền thành phố Hà Nội đã ban hành một số chính sách nhằm hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ. Có nhiều chính sách liên quan
tới hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội phát triển các năng lực và khả
năng cạnh tranh. Tuy nhiên, theo một số kết quả khảo sát thì công tác đổi mới
công nghệ ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội chưa thực sự được
quan tâm đúng mức và hiệu quả việc thực hiện chính sách hỗ trợ đổi mới
công nghệ cho các doanh nghiệp này còn nhiều hạn chế, chưa có tác động đủ
lớn để giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội đổi mới công nghệ
nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm nói riêng và của doanh
nghiệp nói chung. Đặc biệt trong bối cạnh hậu khủng hoảng kinh tế - tài chính
toàn cầu và các thách thức to lớn mà Việt Nam phải đối mặt trong hội nhập
quốc tế thì vấn đề đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nhằm nâng cao
khả năng cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ lại càng trở nên cấp thiết.
Do vậy, nghiên cứu về chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội là một yêu cầu cấp thiết và có ý nghĩa
về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần thay đổi nhận thức và hành động của
các cơ quan quản lý lẫn các nhà quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc
ban hành và thực thi các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ nhằm nâng cao
năng lực công nghệ và khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
của Hà Nội nói riêng và của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Đó là lý
do tác giả lựa chọn đề tài “Chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội” để nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu
Đã có một số đề tài nghiên cứu về các vấn đề liên quan tới chính sách
hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp Việt Nam như:
- Đề tài cấp bộ: “Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và định hướng hoạt
động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trong một số ngành kinh tế” của
ThS. Phạm Thế Dũng. Bộ Khoa học - Công nghệ, 2009.
- “Đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hà Nội”, luận
án thạc sĩ khoa học của tác giả Nguyễn Khắc Tiến, 2008.
- Chuyên đề nghiên cứu “Tổng quan các chính sách của Nhà nước
khuyến khích hoạt động đổi mới công nghệ trong sản xuất giai đoạn 1995-
2005” của tác giả Nghiêm Công, Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và
Công nghệ, 2006.
- Cuốn sách “Quản lý đổi mới công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa” của TS. Trần Ngọc Ca, Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, 2000.
- Giáo trình “Quản trị Công nghệ” của TS. Hoàng Đình Phi, Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011.
Tuy nhiên từ trước đến nay, tác giả chưa thấy có công trình nghiên cứu cụ
thể nào dưới góc độ chuyên ngành kinh tế chính trị về chính sách hỗ trợ đổi mới
công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội, trong đó có việc
nghiên cứu, đánh giá thực trạng ban hành và thực thi các chính sách trong thời
gian qua và đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả chính sách hỗ trợ đổi
mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội trong thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích:
Thông qua cơ sở lý luận cơ bản về chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ
cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đánh giá tình hình ban hành và thực hiện
chính sách, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu
lực của chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
của Hà Nội.
- Nhiệm vụ:
+ Một là, trình bày cơ sở lý luận cơ bản về chính sách hỗ trợ đổi mới
công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
+ Hai là, đánh giá tình hình ban hành và thực hiện chính sách hỗ trợ đổi
mới công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội trong một số ngành
sản xuất giai đoạn 2000-2010.
+ Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực của
chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là các chính sách hỗ trợ đổi
mới công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội, trong đó tập trung
vào nghiên cứu các chính sách hiện có và tình hình thực hiện các chính
sách hiện có theo hai nhóm tiêu chí là khả năng nhận biết và mức độ doanh
nghiệp được hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: chủ yếu nghiên cứu các chính sách tác động gián tiếp
và các chính sách tác động trực tiếp tới quá trình đổi mới công nghệ của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố Hà Nội. Do giới hạn về thời gian, nên
việc nghiên cứu, khảo sát và điều tra dữ liệu sơ cấp chỉ tập trung vào một số
doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội thay mặt trong hai ngành là sản xuất cơ
khí và chế biến thực phẩm.
- Về thời gian: Các dữ liệu thứ cấp (dữ liệu cứng) có các số liệu chung từ
năm 2000 đến năm 2011. Các dữ liệu sơ cấp (dữ liệu mềm) được tác giả tự
tổng hợp qua phiếu điều tra và phỏng vấn các doanh nghiệp theo mục tiêu
luận văn trong khoảng thời gian từ 10/2011 - 2/2012.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu dưới góc độ của chuyên ngành kinh tế chính trị, sử
dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng
hợp, so sánh, nghiên cứu lý thuyết và tài liệu có liên quan tới đề tài nghiên
cứu, khảo sát qua phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp, tổng hợp và phân tích
thông tin, đưa ra nhận định.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hóa và làm rõ hơn một số cơ sở lý luận cơ bản về chính sách
hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam nói
chung và của Hà Nội nói riêng.
- Đánh giá tình hình ban hành và thực hiện chính sách hỗ trợ đổi mới
công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội trong một số ngành
sản xuất giai đoạn 2000-2010.
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của chính sách hỗ trợ đổi
mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết
cấu thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận cơ bản về chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho
các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chương 2. Chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và
vừa của Hà Nội
Chương 3. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của chính
sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
của Hà Nội.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

moroxuan

New Member
e đang cần làm tài liệu tham khảo. mod up hộ e với.
e Thank mod nhiều nhiều.
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ tạo dựng việc làm cho n Văn hóa, Xã hội 0
H Một số ý kiến nhằm hoàn thiện chính sách Thuế để hỗ trợ phát triển khu vực Kinh tế tư nhân ở Việt Na Luận văn Kinh tế 0
D Ðánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái Ðịnh cư khi nhà nước thu hồi Ðất tại mộ Nông Lâm Thủy sản 0
D ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ THỰ Nông Lâm Thủy sản 0
D ÐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ÐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ÐẤT TẠI MỘ Y dược 0
D Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái Định cư khi nhà nước thu hồi Đất tại dự Nông Lâm Thủy sản 0
D ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP CHO CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN QU Nông Lâm Thủy sản 0
A Thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại huyện Đông Luận văn Kinh tế 0
M Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ở một số nước Đông Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
M Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top