p6_q6

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Kinh tế Chính trị --Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung về hợp tác xã (HTX) và đặc biệt là HTX dịch vụ nông nghiệp. Đánh giá thực trạng, chỉ ra những thành công và hạn chế của mô hình HTX dịch vụ nông nghiệp ở Hà Nội giai đoạn 1997-2008 và giai đoạn 2008-2011. Nghiên cứu một số kinh nghiệm trong nước và quốc tế có thể vận dụng vào việc tăng cường hoạt động của HTX dịch vụ nông nghiệp ở Hà Nội. Phân tích bối cảnh, phương hướng, đề xuất quan điểm và kiến nghị một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động HTX dịch vụ nông nghiệp ở Hà Nội đến năm 2020
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Việt Nam có truyền thống là một nước nông nghiệp, với trên dưới 70%
dân cư là nông dân. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng ta luôn coi
trọng hỗ trợ phát triển nông nghiệp và các hợp tác xã (HTX) với tư cách đã,
đang và sẽ tiếp tục là một trong các khu vực kinh tế quan trọng của nền kinh
tế nhiều thành phần ở Việt Nam.
Đặc biệt, Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X
đã thông qua Nghị quyết 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Theo đó, chương trình xây dựng nông thôn mới đã trở thành chương trình
mục tiêu quốc gia, nhằm tạo mọi điều kiện và phối hợp đồng bộ các giải pháp,
nguồn lực cho phát triên toàn diện khu vực nông thôn, ổn định, đời sống vật
chất và tinh thần của người dân. Hơn nữa, theo tinh thần Nghị quyết trên, các
hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTX DVNN) vừa là một trong những tiêu
chí cần đạt được, vừa là công cụ phát huy nội lực rất hiệu quả trong sự nghiệp
xây dựng nông thôn mới.
Trong 5 năm qua, hoạt động của các hợp tác xã ở Hà Nội đã đạt được
một số kết quả nhất định như tổ chức bộ máy quản lý chặt chẽ, gọn nhẹ hơn
trước; hoạt động trong các ngành, lĩnh vực đã có chuyển biến và tạo ra bước
phát triển mới; từng HTX có điều lệ phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ
riêng, có danh sách xã viên chính thức và tuyển dụng lao động có hợp đồng
theo đúng quy định. Tình hình tài chính của các HTX cũng đã có sự phân
định rõ ràng; thu hút, giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho hàng trăm
ngàn xã viên và lao động; tham gia thực hiện các chương trình xóa đói giảm
nghèo, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn và từng bước tham gia các chương trình xã hội hóa trong phát triển kinh tế, xã hội của
thủ đô Hà Nội.
Tuy nhiên, thời gian qua, nhất là từ năm 2008, khi địa giới hành chính
Hà Nội được mở rộng, sự phát triển của các HTX dịch vụ nông nghiệp tổng
hợp ở Hà Nội còn nhiều hạn chế và tồn tại, cả về cơ cấu tổ chức và nội dung
hoạt động; Nội lực các HTX nhìn chung còn yếu; Hiệu quả sản xuất kinh
doanh thấp, chưa đáp ứng đầy đủ nguyện vọng của xã viên và đòi hỏi của cơ
chế thị trường.
Khu vực nông nghiệp hàng năm đang tạo ra khoảng gần 6% GDP của
Thủ đô, tạo việc làm cho khoảng 1/3 tổng số lao động của Hà Nội. Sự phát
triển mạnh mẽ nông nghiệp sẽ góp phần đẩy mạnh công cuộc công nghiệp
hóa- hiện đại hóa đất nước. Phát triển HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp ở
Hà Nội hiện nay là đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn cuộc sống, đồng thời phù
hợp chủ trương chung về phát triển khu vực HTX của Đảng và Nhà nước,
cũng như của Thành phố Hà Nội, góp phần xây dựng bộ mặt thủ đô mới, phát
triển phù hợp với yêu cầu của cơ chế thị trường.
Cho đến nay, cả trên phạm vi quốc gia, cũng như ở Hà Nội chưa có
công trình khoa học nào trực tiếp đề cập đến chủ đề này.
Vì vậy, tác giả chọn “Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp ở Hà Nội” làm
đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều
tổ chức, nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách và được nghiên cứu dưới
góc độ, phạm vi, mức độ và trên nhiều phương diện khác nhau, như:
- Kết quả Tổng điều tra các HTX nông nghiệp năm 2004 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục HTX và Phát triển nông thôn
(2007).
- Hiệ n tra ̣ ng Hơ ̣ p tá c xa ̃ ơ ̉ nươ ́ c ta : Phân tí ch mộ t số kế t quả tổ ng điề u
tra Hơ ̣ p tá c xa ̃ năm 2008 của Bô ̣ Kế hoạ ch và Đầ u tư, Vụ HTX (2009).
- Kinh nghiệm hoạt động của một số HTX sau 6 năm thực hiện Luật HTX
ở Việt Nam của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2009).
- Mô hình HTX dịch vụ nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá của Liên
minh HTX thành phố Hà Nội (2009).
- Đổi mới tổ chức và quản lý các hợp tác xã trong nông nghiệp, nông
thôn của GS.TS Lương Xuân Quỳ (chủ biên), nhà xuất bản Nông
nghiệp, Hà Nội (2005).
- Mô hình phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam của GS.TS Hồ
Văn Vĩnh (chủ biên), nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội (2005).
Hầu hết các công trình này về cơ bản là nghiên cứu HTX ở tầm vĩ mô,
giai đoạn trước năm 2008, chưa có công trình nào tập trung chuyên sâu
nghiên cứu về thực trạng HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp ở Hà Nội sau
khi Hà Nội mở rộng địa giới.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu của đề tài nhằm trả lời hai câu hỏi nghiên cứu sau:
a, Thực trạng tổ chức và hoạt động của HTX dịch vụ nông nghiệp ở Hà Nội
giai đoạn 2008 - 2011;
b, Phương hướng và giải pháp tăng cường hoạt động của HTX dịch vụ nông
nghiệp ở Hà Nội đến năm 2020.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để trả lời hai câu hỏi nghiên cứu trên, đề tài đặt ra một số nhiệm vụ nghiên
cứu cụ thể:
- Góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung về HTX và đặc biệt là
HTX dịch vụ nông nghiệp.
- Đánh giá thực trạng, chỉ ra những thành công và hạn chế của mô hình HTX
dịch vụ nông nghiệp ở Hà Nội giai đoạn 1997-2008 và giai đoạn 2008-2011;
- Nghiên cứu một số kinh nghiệm trong nước và quốc tế có thể vận dụng vào
việc tăng cường hoạt động của HTX dịch vụ nông nghiệp ở Hà Nội;
- Phân tích bối cảnh, phương hướng, đề xuất quan điểm và kiến nghị một số
giải pháp nhằm tăng cường hoạt động HTX dịch vụ nông nghiệp ở Hà Nội
đến năm 2020.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
+ Các khái niệm, mô hình tổ chức và nội dung hoạt động của HTX và HTX
dịch vụ nông nghiệp.
+ Các cơ chế chính sách của Nhà nước có liên quan đến HTX, HTX dịch vụ
nông nghiệp ở Hà Nội từ năm 2008 đến nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Thành phố Hà Nội (sau khi mở rộng địa giới).
+ Về thời gian: Từ năm 1997 đến năm 2020
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Sử dụng đồng bộ, linh hoạt và hài hòa các phương pháp nghiên cứu khoa
học như: thu thập tư liệu, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh và sự kế
thừa khoa học.
- Tiếp cận nghiên cứu mang tính hệ thống, liên ngành, lịch sử, cụ thể và biện
chứng.
6. Những đóng góp mới của luận văn:
- Luận văn sẽ góp phần luận giải rõ những đặc điểm, thành công, bất
cập trong phát triển HTX dịch vụ nông nghiệp sau khi Hà Nội mở rộng địa
bàn.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
Q Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý lao động tại Hợp tác xã thương mại Hương Lụa Luận văn Kinh tế 0
T Điều tra và đánh giá tình hình kinh tế hộ của xã viên hợp tác xã Bình Thành, huyện Châu Phú, tỉnh An Kiến trúc, xây dựng 0
B Điều tra và đánh giá tình hình kinh tế hộ của xã viên hợp tác xã nông nghiệp Hoà Thuận huyện chợ mới Kiến trúc, xây dựng 0
N Liên hệ vận dụng các giải pháp phát triển hợp tác xã công nghiệp - Tiểu thủ cong nghiệp ở Hà Nội Công nghệ thông tin 0
B Thực trạng kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp ở nước ta Công nghệ thông tin 0
T Đổi mới hợp tác xã nông nghiệp theo Luật ở tỉnh Nam Định, thực trạng và giải pháp Công nghệ thông tin 0
S Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Gia Lâm Luận văn Kinh tế 2
N Những giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới và phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Luận văn Kinh tế 0
A Hạch toán và phân tích giá thành dịch vụ trong hợp tác xã nông nghiệp bình hoà xã Bình Hoà - Giao thuỷ – Nam Định Luận văn Kinh tế 2
Q Tình hình hoạt động tại Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ Phù Nham – Văn Chấn – Yên Bái Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top