locla1987

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Ứng dụng khoa học - công nghệ để phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình : Luận văn ThS. Kinh tế : 60 31 01
Nhà xuất bản: ĐHKT
Ngày: 2013
Chủ đề: Khoa học công nghệ
Kinh tế chính trị
Phát triển nông nghiệp
Thái Bình
Miêu tả: Luận văn ThS. Kinh tế chính trị -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về ứng dụng khoa học công nghệ (KH – CN) trong nông nghiệp và kinh nghiệm của một số địa phương trong ứng dụng KH - CN để phát triển nông nghiệp. Đánh giá thực trạng ứng dụng KH - CN trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thái Bình trong trồng trọt và chăn nuôi thời gian qua. Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng KH - CN để phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Bình trong thời gian tới
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .........................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................ii
DANH MỤC CÁC HỘP ....................................................................................iii
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG KHOA
HỌC - CÔNG NGHỆ TRONG NÔNG NGHIỆP............................................7
1.1. Khoa học - công nghệ và ứng dụng khoa học - công nghệ trong nông
nghiệp ...................................................................................................................7
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ....................................................................7
1.1.2. Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng trong việc ứng dụng khoa học -
công nghệ trong nông nghiệp ....................................................................16
1.1.3. Các hình thức ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông
nghiệp..........................................................................................................23
1.2. Kinh nghiệm ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
.............................................................................................................................32
1.2.1. Kinh nghiệm ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông
nghiệp ở một số địa phương.......................................................................32
1.2.2. Bài học rút ra cho ứng dụng khoa học - công nghệ và sản xuất
nông nghiệp ở Thái Bình. ..........................................................................36
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
TRONG NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH THÁI BÌNH ..........................................38
2.1. Chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc ta và điều kiện kinh tế, văn hóa, xã
hội… của tỉnh Thái Bình liên quan đến ứng dụng khoa học - công nghệ
trong nông nghiệp .............................................................................................38
2.1.1. Chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về ứng dụng khoa học - công
nghệ vào phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển nông nghiệp
nói riêng ......................................................................................................38
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiv
2.1.2. Những điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, lịch sử, … của tỉnh Thái
Bình liên quan đến ứng dụng khoa học - công nghệ trong nông nghiệp...40
2.2. Thực tiễn ứng dụng khoa học - công nghệ trong nông nghiệp ở tỉnh
Thái Bình............................................................................................................43
2.2.1. Ứng dụng khoa học - công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt............43
2.2.2. Ứng dụng khoa học - công nghệ trong chăn nuôi..........................50
2.3. Đánh giá thực trạng ứng dụng khoa học - công nghệ trong nông nghiệp
.............................................................................................................................57
2.3.1. Những thành tựu đạt được ..............................................................57
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân .....................................................67
CHƢƠNG 3: NHỮNG PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH
ỨNG DỤNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP Ở TỈNH THÁI BÌNH .......................................................................75
3.1. Phƣơng hƣớng ứng dụng khoa học - công nghệ để phát triển nông
nghiệp ở tỉnh Thái Bình....................................................................................75
3.1.1. Phương hướng ứng dụng khoa học - công nghệ để phát triển nông
nghiệp ở Thái Bình đến 2020 - cơ sở xác định phương hướng ứng dụng
khoa học - công nghệ vào nông nghiệp.....................................................75
3.1.2. Phương hướng ứng dụng khoa học - công nghệ để phát triển nông
nghiệp ở tỉnh Thái Bình............................................................................77
3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ trong nông
nghiệp ở tỉnh Thái Bình thời gian tới..............................................................84
3.2.1. Tạo môi trường thuận lợi cho quá trình ứng dụng khoa học - công
nghệ vào nông nghiệp ................................................................................84
3.2.2. Xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển thị trường khoa học - công
nghệ.............................................................................................................91
3.2.3. Phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao trình độ dân trí cho nông
dân, đào tạo nguồn nhân lực khoa học - công nghệ trong lĩnh vực nông
nghiệp..........................................................................................................95vi
3.2.4. Nhóm giải pháp đổi mới và hoàn thiện các tổ chức nghiên cứu,
chuyển giao khoa học - công nghệ để phát triển nông nghiệp ................98
3.2.5. Tăng cường công tác quản lý của nhà nước ................................102
KẾT LUẬN ......................................................................................................105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................107
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khoa học - công nghệ (KH - CN) có vai trò rất lớn đối với sự phát triển
của loài người. Đặc biệt, trong những năm gần đây, sự tác động mạnh mẽ của
KH - CN đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội. KH - CN đã trở thành
lực lượng sản xuất trực tiếp có bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn
chất lượng: giá trị sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng lên; năng suất lao
động, năng suất cây trồng, vật nuôi tăng đáng kể, góp phần nâng cao khả năng
cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường trong và ngoài nước. Mặc dù
vậy, việc áp dụng KH - CN trong nền nông nghiệp nước ta vẫn còn nhiều hạn
chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn. Vì thế, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa X đã xác định cần đẩy nhanh hoạt động nghiên cứu,
chuyển giao, ứng dụng KH - CN, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đại hội lần thứ XI của Đảng nhấn mạnh:
“Phát triển KH - CN thực sự là hoạt động then chốt của quá trình phát triển
nhanh và bền vững. Hướng trọng tâm vào hoạt động KH - CN phục vụ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…” và “...đẩy nhanh áp dụng tiến bộ KH -
CN hiện đại vào sản xuất nông nghiệp”.
Thái Bình là một tỉnh nằm ở khu vực đồng bằng sông Hồng, có nhiều
điều kiện thuận lợi cả về tự nhiên, kinh tế - xã hội để phát triển nền nông
nghiệp hàng hóa theo hướng hội nhập, bền vững. Tỉnh đang đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, khai thác lợi thế của nền
nông nghiệp nhiệt đới để phát triển sản xuất hàng hóa lớn, góp phần tăng năng
suất, chất lượng, hiệu quả của cây trồng và vật nuôi, tăng khả năng cạnh tranh
trên thị trường. Vì thế, việc ứng dụng KH - CN vào trong nông nghiệp tỉnh
Thái Bình, đặc biệt là trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi là một yêu cầu
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2
bức bách hiện nay để tiếp tục đưa nông nghiệp của tỉnh phát triển lên một nấc
thang mới.
Xuất phát từ yêu cầu đó, vấn đề: “Ứng dụng khoa học - công nghệ để
phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình”, được chọn làm đề tài luận văn
thạc sĩ kinh tế chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu, tài liệu, bài
viết đề cập đến ứng dụng KH - CN ở góc độ lý luận và thực tiễn. Cũng có
những công trình, bài viết về ứng dụng KH - CN trong nông nghiệp, nhưng ở
các góc độ, khía cạnh khác nhau. Một số công trình tiêu biểu như sau:
2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về khoa học - công nghệ nước
ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Vũ Đình Cự (2009), “Cách mạng khoa học, công nghệ, những thành tựu
mới và ảnh hưởng của chúng”, Đề cương bài giảng chương trình cao cấp lý
luận chính trị, Học viện Chính trị Hành chính Quốc Gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Nguyễn Mạnh Hùng (2012), Thị trường khoa học và công nghệ ở Việt
Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sỹ kinh tế, Chuyên
ngành kinh tế chính trị, Đại học quốc gia Hà Nội.
- Nguyễn Thị Hường (2007), Thị trường khoa học - công nghệ ở nước
ta, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Đặng Hữu (1989), Khoa học, công nghệ với sự phát triển kinh tế - xã
hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.
- Danh Sơn (1999), Quan hệ giữa phát triển khoa học, công nghệ với
phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về khoa học - công nghệ ngành
nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.3
- Bộ nông nghiệp & PTNT (2005), Khoa học, công nghệ ngành nông
nghiệp 20 năm đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Vũ Tuyên Hoàng, Đoái Duy Ban, Hồ Huy Liêm, Lê Quang Long
(2003), Khoa học đại chúng phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
- Nguyễn Đức Lợi (2000), Vận dụng tiến bộ khoa học trong phát triển
nông nghiệp ở nước ta, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Hành chính
Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Lê Quốc Lý (2012), Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn: Vấn
đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam -
hôm nay và mai sau, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Đặng Kim Sơn (2008), Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông dân,
nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Nguyễn Danh Sơn (2010), Nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt
Nam trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
- Lê Vĩnh Thảo (CB,2005), Các giống lúa đặc sản, giống lúa chất
lượng cao và kỹ thuật canh tác, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
- Ngô Thị Anh Thư (2003), Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào
sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Bình Định - thực trạng và giải pháp, Luận văn
thạc sĩ kinh tế chính trị, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
- Nguyễn Kế Tuấn (2006), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn ở Việt Nam - con đường và bước đi, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi4
- Nguyễn Thị Vân (2008), Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào
sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị, Học
viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Mai Thị Thanh Xuân, Ngô Đăng Thành (2006), Phát triển công
nghiệp chế biến nông sản ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
Hà Nội.
Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến vấn đề KH - CN, vai trò
của KH - CN trong phát triển kinh tế - xã hội, giải pháp ứng dụng KH - CN để
phát triển nông nghiệp ở một vài địa phương, vấn đề ứng dụng KH - CN vào
ứng dụng ở một số tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn ít công trình nghiên cứu một cách
có hệ thống, toàn diện và đầy đủ vấn đề ứng dụng KH - CN để phát triển nông
nghiệp ở Thái Bình, nhất là trong trồng trọt và chăn nuôi. Vì thế, đề tài nghiên
cứu luận văn này vẫn còn cần thiết và không trùng lặp với các công trình
nghiên cứu nêu trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng KH - CN trong lĩnh vực nông
nghiệp ở tỉnh Thái Bình; chỉ ra những tồn tại, hạn chế của quá trình này; trên
cơ sở đó đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng KH - CN để phát triển
nông nghiệp ở Thái Bình với hiệu quả cao.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về ứng dụng KH - CN trong
nông nghiệp và kinh nghiệm của một số địa phương trong ứng dụng KH - CN
để phát triển nông nghiệp.
- Đánh giá thực trạng ứng dụng KH - CN trong sản xuất nông nghiệp
của tỉnh Thái Bình trong trồng trọt và chăn nuôi thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng KH - CN để phát triển
nông nghiệp tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Ứng dụng KH - CN để phát triển nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi)
dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị, tức là nghiên cứu làm rõ các mối liên
quan trong việc ứng dụng KH - CN, những định hướng và giải pháp ứng dụng
KH - CN ở tầm vĩ mô (tỉnh).
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Địa bàn nghiên cứu: Nông nghiệp tỉnh Thái Bình, tập trung chủ yếu
vào ngành trồng trọt và chăn nuôi.
- Thời gian: Từ 2001 đến 2013.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận: Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin; đường
lối, quan điểm của Đảng; những lý luận hiện đại về ứng dụng KH - CN vào
sản xuất nông nghiệp.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Dựa trên lý luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác
- Lênin, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương
pháp phân tích, tổng hợp, logic với lịch sử, thống kê và so sánh. Cụ thể:
Luận văn tổng hợp và phân tích các lý luận cơ bản về vai trò của KH
- CN đối với phát triển nông nghiệp. Luận văn tổng hợp kinh nghiệm của
một số tỉnh trong ứng dụng KH - CN để phát triển nông nghiệp và có sự đối
chiếu với Thái Bình để rút ra những bài học kinh nghiệm.
Phương pháp phân tích định tính, định lượng và thống kê được sử
dụng trong luận văn để đánh giá thực trạng vai trò của KH - CN trong phát
triển nông nghiệp ở Thái Bình. Các số liệu của phương pháp thống kê và
phân tích định lượng để kiểm chứng, chứng minh các nhận xét, đánh giá
được đưa ra.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi6
Luận văn sử dụng phương pháp dự báo để dự báo bối cảnh quốc tế,
bối cảnh trong nước và các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng KH - CN
để phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.
6. Đóng góp mới của luận văn.
- Làm rõ thêm vai trò của KH - CN đối với sự phát triển của nông nghiệp;
- Đánh giá về thực trạng ứng dụng KH - CN trong nông nghiệp trên địa
bàn tỉnh Thái Bình;
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh ứng dụng KH - CN để
phát triển nông nghiệp của tỉnh Thái Bình.
7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về ứng dụng khoa học - công
nghệ trong nông nghiệp.
Chương 2: Thực trạng ứng dụng khoa học - công nghệ để phát triển
nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình.
Chương 3: Những phương hướng và giải pháp đẩy mạnh ứng dụng
khoa học - công nghệ để phát triển nông nghiệp ở tỉnh Thái Bình.7
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG KHOA HỌC -
CÔNG NGHỆ TRONG NÔNG NGHIỆP
1.1. Khoa học - công nghệ và ứng dụng khoa học - công nghệ trong
nông nghiệp
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khoa học - công nghệ và mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ
Khoa học: Khoa học, tiếng Latin là “scientia”, có nghĩa là “kiến thức”
hay “hiểu biết”, là các nỗ lực thực hiện phát minh, để tăng lượng tri thức
hiểu biết của con người về cách thức hoạt động của thế giới vật chất xung
quanh. Có nhiều quan niệm về khoa học:
+ Định nghĩa về khoa học được chấp nhận phổ biến đó là tri thức tích
cực đã được hệ thống hoá. Theo Luật Khoa học và công nghệ năm 2000 của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Khoa học là hệ thống tri thức về
các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy” [21].
+ Viện Ngôn ngữ học thuộc Ủy ban Khoa học xã hội cho rằng: Khoa
học là hệ thống tri thức tích luỹ trong quá trình lịch sử và được thực tiễn
chứng minh, phản ánh những quy luật khách quan của thế giới bên ngoài cũng
như các hoạt động tinh thần của con người, giúp con người có khả năng cải
tạo thế giới hiện thực.
+ Theo ý kiến của các nhà triết học: Khoa học (science) là hệ thống tri
thức gồm những quy luật về tự nhiên, xã hội và tư duy, được tích lũy trong
quá trình nhận thức trên cơ sở thực tiễn, được thể hiện bằng những khái niệm,
phán đoán, học thuyết.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi8
Những quan niệm trên cho thấy, bản chất của khoa học là hệ thống tri
thức mang tính quy luật. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong nhận thức và
cải tạo thế giới tự nhiên, phục vụ nhu cầu tồn tại, phát triển của con người và
xã hội loài người. Khoa học là lĩnh vực hoạt động của con người, cùng với
các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội…
Xã hội loài người càng phát triển thì khoa học cũng ngày càng phát
triển và phân ngành của khoa học càng chi tiết hóa và phức tạp hóa hơn như:
khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học cơ bản, khoa học
ứng dụng. Trong thời đại ngày nay, khoa học phát triển có tính chất liên
ngành, trong đó khoa học xã hội và nhân văn rất được chú ý.
Tóm lại, khoa học là một hình thái ý thức xã hội phản ánh một lĩnh vực
hoạt động nghề nghiệp xã hội có tính đặc thù nhằm tìm kiếm, sắp xếp một
cách có hệ thống các tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy trên cơ sở tổng
hợp, khái quát những tri thức kinh nghiệm đã được tích lũy trong quá trình
lịch sử, từ thực tiễn hoạt động sản xuất và đời sống để định hướng, dẫn dắt
hoạt động thực tiễn của con người.
Công nghệ: Thuật ngữ công nghệ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là
“Technologia” hay “vexvonopơ”. “Techne” có nghĩa là “thủ công” và “logia” là
“châm ngôn”; “Technologia” là một thuật ngữ rộng ám chỉ đến các công cụ và
mưu mẹo của con người. Trong tiếng Anh, công nghệ là “Technology” có nghĩa
là “tài nghệ học”, sự tinh xảo của tay nghề, một nghệ thuật hay một kỹ năng, bí
quyết,… để đạt tới sản phẩm chất lượng cao của nghề thủ công trước đó.
Hiện nay, trên thế giới có nhiều quan niệm về công nghệ, đơn cử như:
+ Tác giả F. R. Root cho rằng: “Công nghệ là dạng kiến thức có thể áp
dụng được vào việc sản xuất ra các sản phẩm và sáng tạo ra các sản phẩm
mới”. Theo quan niệm này, công nghệ chính là sự vận dụng những thành tựu9
khoa học vào sản xuất. Đây là ưu điểm nổi bật của khái niệm này, đã làm rõ
được quan hệ giữa khoa học và công nghệ.
+ Tác giả P. Strunk. Ông cho rằng: “Công nghệ là sự áp dụng khoa học
vào công nghiệp bằng cách sử dụng những nghiên cứu và cách xử lý một cách
có hệ thống và có phương pháp”. Sự khác nhau giữa ông và tác giả trên ở chỗ
là ông đã cảm nhận được tính phức tạp của công nghệ. Nhiều nhà nghiên cứu
khác cũng đã đưa ra những quan niệm tương tự.
+ R. Jones cho rằng: “Công nghệ là cách thức mà qua đó các nguồn lực
được chuyển thành hàng hoá”. Theo quan niệm này, công nghệ được gắn với nền
kinh tế hàng hoá hay kinh tế thị trường. Tuy nhiên, khái niệm này lại có nhược
điểm là khá đơn giản, chưa đề cập đến quan hệ giữa khoa học và công nghệ.
Theo Ủy ban kinh tế xã hội châu Á - Thái Bình Dương: “Công nghệ là
hệ thống tri thức về quy trình kỹ thuật chế biến vật liệu và thông tin. Nó bao
gồm tất cả kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp sử dụng trong sản
xuất, chế tạo dịch vụ công nghiệp, dịch vụ quản lý”. Khái niệm này sâu rộng
hơn những khái niệm trên nhưng chủ yếu mới đề cập đến mặt kỹ thuật.
UNCTAD đưa ra định nghĩa về công nghệ đầy đủ hơn: “Công nghệ là
một đầu vào cần thiết cho sản xuất. Như vậy, nó được mua bán trên thị trường
như một hàng hoá, được thể hiện ở một trong những dạng sau: tư liệu sản xuất
và đôi khi là các sản phẩm trung gian, được mua và bán trên thị trường, đặc
biệt là gắn với các quyết định đầu tư; nhân lực, thông thường là nhân lực có
trình độ và đôi khi là nhân lực có trình độ cao và chuyên sâu, với khả năng sử
dụng đúng các thiết bị và kỹ thuật và làm chủ được bộ máy giải quyết vấn đề
và sản xuất thông tin; thông tin, dù đó là thông tin kỹ thuật hay thông tin
thương mại, được đưa ra trên thị trường hay được giữ bí mật như một phần
của hoạt động độc quyền”.
Theo Luật KH - CN năm 2000 thì: “Công nghệ là tập hợp các phương
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi10
pháp, các quy trình, kỹ năng bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi
các nguồn lực thành sản phẩm” [21].
Như vậy, công nghệ là tập hợp những giải pháp kỹ thuật để chế tạo ra
hàng hoá và dịch vụ; là toàn bộ quá trình biến các nguồn lực thành sản phẩm
hàng hoá theo yêu cầu của thị trường. Bản chất của công nghệ là kỹ thuật
(Công nghệ là tập hợp những giải pháp kỹ thuật để chế tạo ra hàng hoá và
dịch vụ). Như vậy, giữa khái niệm công nghệ và khái niệm kỹ thuật không có
sự khác biệt về bản chất.
Công nghệ gồm bốn thành phần: (i) Thành phần kỹ thuật (technoware),
bao gồm các thiết bị, máy móc kỹ thuật, nhà xưởng mang hình thái vật thể
“hữu hình”; (ii) thành phần thông tin phi vật thể “vô hình” (inforeware), gồm
các bí quyết, phát minh, sáng chế, quy trình công nghệ, phương pháp công
nghệ, cách thức xử lý giải pháp công nghệ; (iii) thành phần nhân lực
(humanware), gồm kiến thức, kỹ năng, trình độ tay nghề, kinh nghiệm, về các
lĩnh vực của người lao động, khả năng thích ứng với các điều kiện sản xuất
của người lao động; (iiii) thành phần tổ chức (orgaware), gồm việc tổ chức,
quản lý, điều hành, kiểm tra, điều phối bố trí các nguồn lực...
Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ
Khoa học và công nghệ có quan hệ chặt chẽ với nhau. Những thành tựu
về khoa học là cơ sở, tiền đề cho sự phát triển công nghệ. Sự phát triển công
nghệ, một mặt, làm cho các thành tựu khoa học được ứng dụng trong thực
tiễn, làm cho hoạt động khoa học mang tính thực tiễn, phục vụ thực tiễn; mặt
khác, sự phát triển của công nghệ làm cho hoạt động thực tiễn của con người
có hiệu quả cao hơn nên có điều kiện đầu tư nhiều hơn cho khoa học. Thực
tiễn đặt ra cho khoa học những đòi hỏi mới cao hơn, từ đó thúc đẩy khoa học
tiếp tục phát triển. Ph.Ăng ghen đã viết về quan hệ này: “Nếu kỹ thuật phụ
thuộc một phần lớn vào tình trạng của khoa học thì khoa học lại còn phụ
thuộc nhiều hơn nữa vào những đòi hỏi của kỹ thuật. Khi xã hội có nhu cầu về11
kỹ thuật thì nhu cầu này thúc đẩy khoa học tiến lên hơn mười trường đại học”.
Hầu hết các bước ngoặt trong lịch sử kinh tế thế giới đều gắn với các
phát minh khoa học và sáng chế công nghệ. Chúng là những yếu tố chủ yếu,
động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội. Mặt dù cả
hai đều có điểm chung về mục đích và hoạt động dựa trên cơ sở phát triển trí
tuệ của con người, nhưng giữa chúng có những khác biệt quan trọng cần chú ý:
Một là, khoa học là tìm ra các quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy;
còn công nghệ lại là việc ứng dụng các nguyên lý, quy luật mà khoa học đã
tìm ra vào sản xuất và đời sống;
Hai là, khoa học tập trung lý giải tìm ra nguyên nhân, còn công nghệ
tìm ra bí quyết để áp dụng;
Ba là, các tri thức khoa học có thể phổ biến không hạn chế, thì công
nghệ lại là một thứ hàng hoá dùng để mua bán gắn với các yếu tố sở hữu và
giá cả;
Bốn là, các hoạt động khoa học được đánh giá bằng các thước đo trực
cảm, trong khi đó thước đo đối với công nghệ lại là phần đóng góp cụ thể đối
với việc giải quyết các mục tiêu kinh tế - xã hội;
Năm là, các hoạt động khoa học thường đòi hỏi phải có một thời gian giải
quyết dài hơn và yếu tố bất định luôn là đặc trưng của hoạt động này. Ngược lại,
đối với các hoạt động công nghệ thời gian giải quyết thường ngắn hơn.
Mặc dù, giữa khoa học, công nghệ có điểm khác nhau như vậy, nhưng
cả hai đều thống nhất, tồn tại trong mối quan hệ tác động qua lại với nhau.
Khoa học tạo cơ sở lý thuyết và phương pháp cho ứng dụng triển khai công
nghệ mới vào sản xuất và đời sống. Công nghệ kích thích sự phát triển của
khoa học và cung cấp các phương tiện, công cụ cho nghiên cứu khoa học. Ngày
nay, cùng với sự phát triển của xã hội loài người, vai trò của khoa học ngày
càng tăng. Khoa học có vai trò quyết định đối với sự phát triển của thế giới và
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi12
các quốc gia, dân tộc. Nhờ những phát minh lớn của khoa học mà nhiều công
nghệ mới ra đời, phát triển như: công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới,
công nghệ sinh học (CNSH), công nghệ vật liệu composit, sợi quang học, công
nghệ biến đổi gen, công nghệ vũ trụ, công nghệ nano, … đang được ứng dụng
rộng rãi vào sản xuất và đời sống ở các nước trên thế giới.
Tiến bộ công nghệ: Tiến bộ công nghệ cần được hiểu là:
Thứ nhất, đó là những thành tựu khoa học, những nguyên lý, những thử
nghiệm và cải tiến sản phẩm, quy trình công nghệ hay thiết bị kỹ thuật;
Thứ hai, là sự áp dụng, phổ biến các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm
vào thực tế nhằm nâng cao trình độ phát triển chung của sản xuất. Nghiên
cứu, phát minh và sáng chế sẽ tạo ra kiến thức, còn quá trình triển khai và cải
tiến sẽ đưa kiến thức vào sản xuất.
Theo cách hiểu rộng hơn, tiến bộ công nghệ còn thu được qua quá
trình: “học thông qua làm” (learning by doing). Theo đó, công nhân, người
quản lý, nhà đầu tư, … tích lũy kinh nghiệm và kết quả là có thể tăng hiệu quả
sản xuất trong tương lai. Tiến bộ công nghệ có thể được đầu tư vào vốn con
người, đặc biệt là thông qua giáo dục và đào tạo.
1.1.1.2. Ứng dụng khoa học - công nghệ trong nông nghiệp
Ứng dụng KH - CN (ứng dụng những tiến bộ KH - CN) theo cách hiểu
chung nhất là quá trình đưa các kỹ thuật tiến bộ đã được khẳng định là đúng
đắn trong thực tiễn vào áp dụng trên diện rộng để đáp ứng nhu cầu của sản
xuất và đời sống của con người. Chẳng hạn như ứng dụng công nghệ thông
tin truyền thông vào các lĩnh vực đời sống xã hội, ứng dụng CNSH trong
nông nghiệp…
Mục tiêu chính của ứng dụng KH - CN trong nông nghiệp là góp phần
nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả đối với sản phẩm cây trồng, vật
nuôi. Ứng dụng KH - CN trong nông nghiệp còn có mục tiêu hơn nữa là rút
ngắn thời gian sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi, cũng có nghĩa là rút ngắn13
thời gian nghiên cứu, thử nghiệm và triển khai các tiến bộ KH - CN, làm cho
hiệu quả của hoạt động KH - CN được nâng lên.
Trong nông nghiệp, công nghệ được ứng dụng phổ biến là CNSH gắn
liền với các kỹ thuật khác như thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa học
hóa, … đã đem lại năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao. Sự phát
triển của CNSH đã tạo ra cuộc cách mạng trong nông nghiệp. Ứng dụng
CNSH trong nông nghiệp được coi là giải pháp đột phá xây dựng nền nông
nghiệp nước ta phát triển toàn diện theo hướng hiện đại. Ứng dụng CNSH là
một phần giải pháp quan trọng có thể giúp Việt Nam ứng phó với biến đổi khí
hậu và bảo đảm an ninh lương thực cho tương lai, đồng thời cũng góp phần
nâng cao thu nhập cho người nông dân, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong
sản xuất nông nghiệp. Ngày nay, các nhà khoa học đều nhất trí cho rằng
CNSH là “sự may mắn” và là yếu tố quan trọng bậc nhất để các nước đang
phát triển tranh thủ đón bắt, đuổi kịp trình độ tiên tiến của thế giới. Người ta
đoán rằng khoảng 10 -15 năm nữa, nhân loại sẽ đạt đỉnh cao về CNSH và
vi điện tử. Ứng dụng những thành quả của CNSH, đặc biệt là trong lĩnh vực
nông nghiệp với một số mô hình sau:
Một là, kỹ thuật cấy mô. Đây là phương pháp đã được áp dụng từ lâu
bởi các nhà trồng hoa và các nhà chọn giống muốn nhân nhanh những giống
đặc cấp, cải thiện hiệu quả của từng thời kỳ chọn lọc. Ngày nay, với tiến bộ
của kỹ thuật nuôi cấy mô người ta có thể sản xuất giống trong phòng thí
nghiệm để đưa ra sản xuất nhanh chóng hơn nhiều lần phương pháp cổ điển.
Ví dụ, chỉ cần một gốc cây hồng mà một người có thể sản xuất ra 130.000 cây
hồng trong một năm. Với phương pháp dâm cành thì người đó chỉ có thể sản
xuất tối đa 50 cây mà thôi. Như vậy, với công nghệ mới này năng suất của
người công nhân nông nghiệp đã tăng lên 2.500 lần. Kỹ thuật nuôi cấy mô
còn cho phép với một quy trình dài có được những sản phẩm có tính di truyền
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi14
hoàn hảo như nhau và như thế có thể sử dụng như “bố mẹ lai” và cũng dùng
để tạo ra những dòng mới.
Hai là, kỹ thuật sinh học phân tử. Đây là mô hình có phạm vi ứng dụng
rộng rãi, cho phép chúng ta phát hiện những độc hại trong quá trình sản xuất,
trong thức ăn hay trong hệ sinh thái (trong đất, các nôi vi sinh, …). Kỹ thuật
sinh học phân tử còn giúp cho việc chọn lọc các các cá thể rất sớm từ phôi
hay mầm non của những cá thể mang những đặc tính có lợi như giới tính, sức
sống chịu bệnh, sức kháng trong những điều kiện đặc biệt. Chẳng hạn như
phôi của bê 6 ngày tuổi đã xác định được là bê đực hay bê cái. Điều này có ý
nghĩa rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp. Những “ống thăm dò phân tử”
cũng được dùng để xác định cấu trúc của các tổ chức, các bộ phận cho phép
tách rời được ADN đặc thù của một bộ phận hay một chức năng cụ thể, đánh
giá được chính xác chất lượng tinh dịch và sự phát triển của phôi. Với kỹ
thuật sinh học phân tử người ta đã sản xuất ra chất kháng thể monoclinaux có
tác dụng rất đa dạng trong việc chuẩn đoán. Vì vậy, ứng dụng đặc biệt nổi bật
của sinh học phân tử được thực hiện trong lĩnh vực chuẩn đoán (bệnh dịch cây
trồng và gia súc) và trong chọn giống.
Ba là, kỹ thuật di truyền. Cho đến nay, cách mạng chính về CNSH là
kỹ thuật di truyền (hay kỹ thuật tái tổ hợp gen). Giờ đây người ta có thể thực
hiện đưa một gen lạ vào bất cứ bộ phận nào chỉ cần kiểm tra “sự đồng ý” của
tế bào tiếp nhận gen mới. Kỹ thuật di truyền đã mở ra những triển vọng, viễn
cảnh mới về lý thuyết là không có giới hạn, con người có thể thiết kế và chế
tạo ra những vi sinh vật, những tế bào mà trước đây chưa hề có. Những vi
sinh vật nhân tạo này có thể tổng hợp ra ở quy mô công nghiệp và những sản
phẩm có giá trị phục vụ đắc lực cho việc bảo vệ sức khoẻ và nâng cao chất
lượng sống của con người. Đương nhiên, nông nghiệp và y tế ứng dụng thành15
quả kỹ thuật di truyền nhiều nhất, đây là những lĩnh vực đột phá thực hiện
cuộc cách mạng CNSH.
Về trồng trọt, áp dụng kỹ thuật di truyền, người ta có thể tạo ra các loại
cây trồng kháng sâu bệnh cao, hay tạo ra giống cây trồng đặc biệt như: Việc
tạo ra cây khoai - cà nhờ quá trình dung hợp tế bào của cây khoai tây với tế
bào của cây cà chua là một thành tựu độc đáo. Cây khoai - cà mọc ra củ khoai
tây ở bộ rễ dưới đất và sinh ra quả cà chua ở trên cây.
Trong chăn nuôi, sử dụng kỹ thuật di truyền đã tạo ra được những
giống gia súc và vật nuôi có sức đề kháng bệnh tật, có khả năng cải thiện đáng
kể về chất lượng của thịt, sữa và trứng.
Bốn là, công nghệ vi sinh vật. Mô hình này đã nghiên cứu một số công
nghệ sản xuất phân vi sinh vật, thức ăn bổ sung cho gia cầm, chế phẩm thuốc
bảo vệ thực vật và bả diệt chuột sinh học; ứng dụng thành công công nghệ
biogas để xử lý chất thải hữu cơ; sử dụng vi sinh vật để làm phân bón (phân vi
sinh vật cố định Nitơ tự do hay hội sinh. Những nghiên cứu trong ứng dụng
công nghệ vi sinh để xử lý nước thải, chuyển đổi sinh học các mùa vụ, phế
thải nông - lâm nghiệp cũng đang được tiến hành. Sản xuất nấm ăn, nấm dược
liệu bằng các phế, phụ liệu trong nông nghiệp - nông thôn như: cám, trấu,
mùn cưa, bã mía, lỏi ngô, rơm rạ, … đã thu được nhiều kết quả, vừa tăng thu
nhập, vừa giải quyết việc làm cho người dân.
Năm là, công nghệ enzyme. Hiện nay, công nghệ enzyme được ứng
dụng trong chế biến lương thực, thực phẩm nhằm làm tăng năng suất, chất
lượng sản phẩm. Một số kết quả tốt thu được trong nghiên cứu hoàn thiện
công nghệ sản xuất vacxin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm. Sử dụng kỹ
thuật phân tích enzyme xác định hàm lượng các độc tố nấm mức độ tồn dư
thuốc trừ sâu trong sản phẩm nông nghiệp, trong lên men lá, củ sắn để giảm
hàm lượng độc tố (xyanua - glucozit), tăng protein. Sử dụng công nghệ
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi16
enzyme để chế biến thực phẩm như: sản xuất chế phẩm đậu tương lên men từ
vi khuẩn (Bacillus subtilis nato); hương thơm trên cơ chất gạo, ngô và một số
loại trái cây ít hương thơm; rượu vang; chế phẩm Bacteriocin để bảo quản
thực phẩm tươi sống.
Việc ứng dụng CNSH trong nông nghiệp đã đem lại nhiều thành công:
Hàng loạt giống cây trồng mới được tạo ra, đặc biệt là các giống kháng sâu,
bệnh, chịu hạn. Đối với mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao, các lĩnh vực công nghệ thường được ứng dụng là tạo giống bằng công
nghệ nuôi cấy mô (hoa, cây ăn quả), lai tạo giống cây năng suất cao, chất
lượng tốt, sạch bệnh, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng; phương pháp canh
tác hữu cơ bảo đảm sạch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm; kỹ thuật trồng
cây trong nhà kính từ hiện đại đến đơn giản có hệ thống điều khiển tự động,
hay bán tự động đối với các yếu tố: nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, phân bón,
nước tưới, nhằm giảm bớt sự lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên; sử dụng vật liệu
mới như nilon che phủ để chống cỏ dại, giữ ẩm đất, có thể tự phân huỷ khi
cây lớn; sử dụng các phế liệu nông nghiệp như trấu, mùn cưa, … làm giá để
trồng cây, đảm bảo vô trùng, thoáng khí, giữ ẩm tốt; tự động hoá, cơ giới hoá
trong các quá trình sản xuất, vận chuyển sản phẩm, chăm sóc, thu hoạch, bảo
quản, chế biến nông sản.
1.1.2. Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng trong việc ứng dụng khoa
học - công nghệ trong nông nghiệp
1.1.2.1. Vai trò của ứng dụng khoa học - công nghệ đối với sự phát
triển nông nghiệp
Thứ nhất: Tăng hệ số sử dụng đất đai.
KH - CN không chỉ có vai trò làm tăng năng suất và chất lượng nông
sản phẩm mà còn có vai trò làm tăng hệ số sử dụng của đất, nhờ đó làm tăng
sản lượng nông nghiệp. Trước đây, khi khoa học - kỹ thuật chưa phát triển,17
sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên thì người nông dân
chỉ gieo trồng 2 vụ/ năm, thậm chí có nơi điều kiện thời tiết khắc nghiệt thì
chỉ gieo trồng được 1 vụ. Nhờ sự phát triển của KH - CN và ứng dụng rộng
rãi những thành tựu của KH - CN vào sản xuất, thời gian làm đất, thời gian
sinh trưởng của cây được rút ngắn lại, nhờ đó người nông dân đã có thể làm
cho đất quay nhiều vòng, tức là làm tăng vụ, gieo trồng 3 - 4 vụ, thậm chí 5 -
6 vụ/ năm.
Thứ hai: Tăng năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi và gia tăng
sản phẩm.
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão, KH - CN đã quyết định trực
tiếp đến năng suất và chất lượng sản phẩm, trong đó có sản phẩm nông
nghiệp. Việc nghiên cứu, ứng dụng và triển khai trở thành yếu tố quan trọng
đưa các tiến bộ KH - CN vào sản xuất. Trong những năm qua, các tổ chức KH
- CN của TW và địa phương đã ứng dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất
có hiệu quả, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi.
Những tiến bộ kỹ thuật sản xuất được áp dụng rộng rãi như: Kỹ thuật sạ
hàng cho phép tiết kiệm được 40 - 60% số hạt giống; tổ chức bón phân theo
bảng so màu, giúp tiết kiệm được 15 - 20% lượng phân đạm và hạn chế số lần
phun thuốc bảo vệ thực vật, góp phần bảo vệ sức khỏe người lao động. Thành
công trong nghiên cứu các công thức lai giữa bò nội và bò ngoại đã tạo ra con
lai F1 có năng suất thịt cao hơn đàn bò vàng Việt Nam 20 - 50%, phát triển
được đàn bò lai hướng thịt với các giống lai Charolais, Hereford.
Thứ ba: Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Trên thực tế, việc công nhận và đưa vào ứng dụng các thành tựu KH -
CN trên đồng ruộng đã góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu cây
trồng và sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả hơn trên một đơn vị diện
tích. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm nhưng nhờ thực hiện
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi18
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nên giá trị sản xuất nông nghiệp hàng
năm vẫn tăng trưởng khá.
Về cây trồng: Các loại giống cũ năng suất thấp, chất lượng kém đều
được thay thế bằng các loại giống chất lượng cao, năng suất cao. Ví dụ, hiện
nay hầu hết các địa phương đều áp dụng các loại giống mới như lúa khang
dân, trung nông, Việt Hương, cà chua Ấn Độ, … Xu hướng hiện nay là trên
cơ sở phát triển của KH - CN nông nghiệp, các nước đang phát triển đã và sẽ
chuyển sang nền nông nghiệp mới có giá trị cao.
Về vật nuôi: Các loại lợn siêu nạc, vịt siêu trứng, bò lai sind, cá rô phi
đơn tính, các loại thủy sản, … cũng được phổ biến khắp các vùng nông thôn.
Nhờ ứng dụng KH - CN, cơ cấu giống được tuyển chọn, thay thế các loại
giống cũ đã bị thoái hóa, năng suất thấp; đồng thời giữ lại các giống lúa thuần
có năng suất cao thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng hiệu quả. Bên
cạnh đó, nhiều diện tích ao đầm kém hiệu quả cũng được đầu tư chuyển đổi
theo hướng hiệu quả hơn. Do đó, nhiều hộ gia đình đã có thể yên tâm làm
giàu từ nông nghiệp do kết hợp được những biện pháp khoa học kỹ thuật.
Thứ tư: Rút bớt lao động khỏi nông nghiệp chuyển sang các ngành phi
nông nghiệp.
Việc ứng dụng thành tựu KH - CN vào sản xuất nông nghiệp để chuyển
nền kinh tế thuần nông sang nền kinh tế nông nghiệp sản xuất hàng hóa, đa
dạng sản phẩm đang diễn ra đồng thời với việc một bộ phận lao động được rút
khỏi nông nghiệp để chuyển sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Ví dụ,
việc cơ giới hóa sản xuất đã làm giảm nhu cầu lao động trong lĩnh vực này,
đặc biệt là lao động chân tay như trong khâu thu hoạch, nếu sử dụng lao động
thủ công để thu hoạch 1ha lúa phải cần đến 20 người làm trong một ngày,
nhưng nếu sử dụng máy gặt đập liên hợp thì chỉ cần 4 - 5 người, rút bớt được
15 - 16 người/ha. Hay trong khâu xới đất nếu sử dụng máy xới tay BL 120 với
công suất đạt 10h/ha, thay thế cho 10 lao động. Việc giảm lao động trong19
ngành nông nghiệp đã tạo thuận lợi hơn cho sự phát triển của ngành phi nông
nghiệp (thương mại, dịch vụ, công nghiệp nông thôn).
Ngoài ra, ứng dụng KH - CN, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông
dân nhằm giúp họ có khả năng tự giải quyết các vấn đề của gia đình và cộng
đồng nhằm đẩy nhanh sản xuất, nâng cao đời sống dân trí, góp phần xây dựng
và phát triển nông thôn mới. Thông qua áp dụng thành công tiến bộ KH - CN
bao gồm cả kiến thức, kỹ năng về quản lý, thông tin và thị trường; các chủ
trương, chính sách về nông nghiệp, nông thôn; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
còn giúp nông dân liên kết lại với nhau để phòng chống thiên tai, tiêu thụ sản
phẩm, phát triển ngành nghề, xúc tiến thương mại, giúp nông dân phát triền
khả năng tự quản lý, điều hành, tổ chức các hoạt động xã hội, nông thôn ngày
càng tốt hơn, từng bước thay đổi một số tập quán canh tác cũ và kỹ thuật lạc
hậu, kém hiệu quả.
1.1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng trong việc ứng dụng khoa học - công
nghệ trong nông nghiệp
Một là, nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp nói
chung và ứng dụng KH - CN trong nông nghiệp nói riêng. Nguồn nhân lực có
trình độ cao thì việc tiếp cận với công nghệ hiện đại sẽ dễ dàng và hiệu quả
hơn. Ngược lại, nguồn nhân lực phổ thông khó tiếp thu những thành tựu mới
của KH - CN.
Để chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp có hiệu quả cao, ngoài
yếu tố nguồn nhân lực trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp (nông dân), thì
đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ (gồm những người nghiên cứu khoa học
công nghệ, những người trong các trung tâm nghiên cứu chuyển giao công
nghệ) có vai trò đặc biệt quan trọng. Đội ngũ cán bộ này không chỉ nghiên
cứu tìm ra công nghệ tiên tiến hiện đại, mà còn biết áp dụng nhiều hình thức
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi20
chuyển giao có hiệu quả những thành tựu đó đến người nông dân. Đội ngũ
cán bộ khuyến nông cơ sở đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của
các mô hình khuyến nông hay chuyển giao những tiến bộ khoa học công nghệ
đến với nông dân. Nếu đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở yếu về trình độ thì
việc chỉ đạo mô hình chuyển giao kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi sẽ khó sát với
thực tế. Bởi thế, mô hình khuyến nông được xây dựng sẽ không mang lại hiệu
quả kinh tế cao. Ngược lại, nếu có trình độ, họ sẽ có phương pháp tiếp cận tốt
hơn, thực sự là nòng cốt khuyến nông ở cơ sở. Họ là lực lượng bám sát cơ sở,
hiểu được tập quán canh tác của nông dân nên có thể hướng dẫn, tư vấn chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hơn nữa,
họ có thể tham mưu cho địa phương xây dựng chương trình nông - lâm nghiệp
có ý nghĩa thiết thực đối với công tác phát triển kinh tế của địa phương.
Hai là, hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp.
Một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến đường đi của công nghệ
xuống đồng ruộng là kết cấu hạ tầng. Khi nói đến kết cấu hạ tầng nông nghiệp
là nói tới các hạng mục công trình như: đường giao thông (liên đồng, liên
thôn, liên xã, liên huyện), hệ thống thủy lợi (các công trình thủy nông tưới
tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp), hệ thống điện, công nghệ thông tin, hệ
thống cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh cho dân cư nông thôn. Sự phát triển
kết cấu hạ tầng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả ứng dụng KH - CN trong nông
nghiệp nói riêng, của sản xuất nông nghiệp nói chung.
Ba là, tính đặc thù của nông nghiệp.
Trước tiên, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự
nhiên và mang tính vùng, khu vực rõ rệt. Nông nghiệp là một trong hai ngành
sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội. Sản xuất nông nghiệp có những đặc
điểm riêng mà các ngành sản xuất khác không thể có đó là: Sản xuất nông
nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, phụ thuộc vào điều21
kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt. Ở mỗi vùng, mỗi quốc gia có điều
kiện đất đai và thời tiết, khí hậu rất khác nhau. Lịch sử hình thành các loại
đất, quá trình khai phá và sử dụng các loại đất ở các địa bàn có địa hình khác
nhau, ở đó diễn ra các hoạt động nông nghiệp cũng không giống nhau. Điều
kiện thời tiết khí hậu, đất đai không giống nhau giữa các vùng làm cho nông
nghiệp mang tính vùng rõ rệt. Điều này đòi hỏi quá trình ứng dụng KH - CN
phải lựa chọn tiến bộ KH - CN và tính toán bước đi, cách thức chuyển giao
cho phù hợp với từng vùng cụ thể.
Thêm vào đó, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, mùa vụ đều ảnh hưởng
đến nông nghiệp, và do đó cũng có tác động đến ứng dụng KH - CN đối với
vật nuôi và cây trồng:
Đối với vật nuôi: Sự đa dạng về điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai,
sinh vật, những điều kiện khác trong sản xuất vật nuôi vừa tạo điều kiện thuận
lợi, vừa đặt ra những phương án lựa chọn để nghiên cứu, ứng dụng KH - CN
trong sản xuất, cải tạo giống vật nuôi, quy trình, thức ăn, chăm sóc, phòng trừ
dịch bệnh, đảm bảo năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện
sinh thái của vùng chăn nuôi. Trong điều kiện khí hậu, môi trường thuận lợi
sẽ ít xảy ra dịch bệnh đối với vật nuôi, tạo ra giống con khỏe mạnh, có sức
sinh trưởng tốt, từ đó sẽ giúp cho việc ứng dụng KH - CN như nuôi cấy tế
bào, chuyển gien, thụ tinh và cấy truyền phôi vào tế bào động vật một cách an
toàn, hiệu quả. Ngược lại, khí hậu, môi trường, thời tiết không thuận lợi sẽ
xuất hiện hiện tượng tự hoại tế bào, vì vậy phải chuyển sang môi trường mới
thuận lợi, phù hợp sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt. Đó là quy luật tất yếu của quá
trình sinh tồn và phát triển của vật nuôi.
Đối với cây trồng: Sự đa dạng sinh học đã tạo ra những nguồn gen
phong phú và quý hiếm cho chọn, lai tạo giống và phát triển công nghệ gen,
cung cấp nguồn nguyên vật liệu đa dạng, dồi dào cho quá trình ứng dụng
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi22
CNSH, điển hình như công nghệ lên men, công nghệ enzim, công nghệ chiết
rút các loại hoạt chất sinh học. Ngoài ra, nguồn bức xạ mặt trời và sự phân bố
đều trong năm đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thực vật, đặc
biệt là các cây trồng. Từ đó, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật như nuôi cấy mô
và tế bào trong lai tạo chọn giống cây trồng, rút ngắn thời gian sản xuất giống.
Bốn là, liên kết giữa nhà khoa học và nông dân trong việc chuyển giao
tiến bộ kỹ thuật.
Trong sự liên kết này, nhà khoa học sẽ chuyển giao những tiến bộ kỹ
thuật cho nông dân. Khi đã được chuyển giao thì nông dân tiếp nhận nó và
đưa vào sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có chất lượng
hơn. Tất nhiên, nông dân phải chi trả chi phí cho sự chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật. Điều này đòi hỏi nông dân phải có năng lực tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật
(kiến thức, sự hiểu biết, nguồn vốn cần thiết để xây dựng mô hình và nhân
rộng trong sản xuất). Ví như, chuyển giao công nghệ Bioga để chuyển các
chất thải hữu cơ thành khí đốt và để bảo vệ môi trường đòi hỏi nông dân phải
có sự hiểu biết về công nghệ này, phải biết cách sử dụng nó và nhất là phải có
tiền để xây dựng các bể chứa chất thải hữu cơ và các thiết bị khác.
Năm là, các nhân tố khác, đó là
Chính sách khuyến khích ứng dụng KH - CN vào các lĩnh vực, trong đó
có nông nghiệp thông qua các chương trình, dự án của các bộ ngành từ Trung
ương đến địa phương. Nhà nước có chính sách hỗ trợ vốn, kinh phí tổ chức
các lớp tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn để các nông dân tham gia, học
tập kinh nghiệm và áp dụng vào thực tiễn.
Phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Thị trường khoa học và
công nghệ có vai trò rất lớn đối với sự phát triển khoa học và công nghệ quốc
gia, tăng trưởng kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Thị trường khoa học và
công nghệ truyền bá và chuyển giao tri thức khoa học và công nghệ. Phát23
triển thị trường khoa học và công nghệ đòi hỏi phải có nhiều hình thức thông
tin, giới thiệu các hoạt động, các sản phẩm KH - CN và hoàn thiện các thể chế
mua bán các sản phẩm KH - CN trên thị trường, phát triển đội ngũ cán bộ
khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư…
1.1.3. Các hình thức ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất
nông nghiệp
1.1.3.1. Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ
cho các chủ thế kinh doanh nông nghiệp
Chủ thể kinh doanh nông nghiệp là đơn vị sản xuất kinh doanh trong
nông nghiệp, bao gồm một tập thể những người lao động, có sự phân công và
hiệp tác lao động để khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả các yếu tố,
các điều kiện của sản xuất nông nghiệp nhằm sản xuất ra nông sản hàng hoá
và thực hiện dịch vụ theo yêu cầu của xã hội.
Chủ thể kinh doanh trong nông nghiệp có nhiều hình thức, bao gồm:
+ Hộ nông dân: Là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong
nông, lâm, ngư nghiệp, bao gồm một nhóm mgười có cùng huyết tộc hoặc
quan hệ huyết tộc sống chung trong một mái nhà, có chung một nguồn thu
nhập, tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp với mục đích chủ yếu
phục vụ cho nhu cầu của các thành viên trong hộ.
+ Trang trại: Là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, ngư
nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá; tư liệu sản xuất thuộc
quyền sở hữu hay quyền sử dụng của chủ thể độc lập; sản xuất được tiến
hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung tương đối
lớn; với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao; hoạt động
tự chủ và luôn gắn với thị trường.
+ Hợp tác xã nông nghiệp: Là một trong các hình thức cụ thể của kinh
tế hợp tác trong nông nghiệp, là tổ chức kinh tế của những người nông dân có
KẾT LUẬN
Thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn; phát triển nền nông nghiệp hàng hóa và thực hiện đường lối của Đảng
về phát triển kinh tế nông nghiệp đã cho thấy vai trò không nhỏ của KH - CN.
Nhất là trong giai đoạn hiện nay, KH - CN đã trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp, góp phần quan trọng trong thay đổi bộ mặt đời sống kinh tế - xã hội
nói chung, trong nông nghiệp nói riêng. Nghiên cứu việc ứng dụng KH - CN
để phát triển nông nghiệp bổ sung những luận cứ khoa học trong quá trình
hoạch định chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống
người nông dân, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung
và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Vấn đề
này được nghiên cứu trên nhiều góc độ: Kinh tế học, kỹ thuật công nghệ, xã
hội và quản lý với nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau. Với phương pháp
tiếp cận dưới góc độ kinh tế chính trị, mục tiêu của luận văn là làm rõ cơ sở lý
luận và thực tiễn của việc ứng dụng khoa học và công nghệ trong nông nghiệp
sẽ tạo sự tăng trưởng, phát triển sản xuất, kinh tế nông nghiệp và mang lại
hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống người nông dân Thái Bình; từ đó đề xuất
phương hướng cho những năm tới và những giải pháp cơ bản để đưa nhanh
việc ứng dụng KH - CN để phát triển nông nghiệp, từng bước xây dựng nền
nông nghiệp hàng hóa hiện đại và phát triển bền vững.
Thái Bình là tỉnh nông nghiệp, kinh tế chậm phát triển, sản xuất nông
nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, mang nặng tính tự cung, tự cấp, đang trong quá
trình chuyển sang sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại, từng bước tham gia hội
nhập kinh tế quốc tế. Nghiên cứu quá trình ứng dụng KH - CN trong nông
nghiệp tại tỉnh Thái Bình cho thấy việc thực hiện đường lối công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn do Đảng đưa ra tại Đại hội VIII (1996),
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi106
nền nông nghiệp của tỉnh đã đạt bước tiến khá dài, đặc biệt là trong hoạt động
nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.
Trong những năm gần đây, nền nông nghiệp Thái Bình đã có bước chuyển đổi
căn bản, phát triển cả về số lượng và chất lượng. Những thành công đó đã
bước đầu tạo ra nhận thức mới trong đại bộ phận nhân dân và cán bộ về hình
thức, nội dung, vai trò của KH - CN trong nông nghiệp. Đó là tiền đề quan
trọng, mở ra khả năng thực tế giải quyết các vấn đề về KH - CN hiện nay, tạo
hướng đi mới cho ứng dụng KH - CN trong thời gian tới. Tuy nhiên, dân số
sống dựa vào lao động nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao, thu nhập của lao
động nông nghiệp còn thấp nhiều so với những ngành lao động khác, quá
trình thực hiện còn chậm, chưa tương xứng với yêu cầu phát triển sản xuất.
Việc tồn tại những yếu kém đó do nhiều nguyên nhân, cả khách quan lẫn chủ
quan. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh ứng dụng KH - CN để phát triển nông
nghiệp của tỉnh Thái Bình càng trở thành nhiệm vụ cấp thiết trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong
nông nghiệp, nông dân, nông thôn của tỉnh phát triển theo hướng công nghiệp
hoá, toàn diện, bền vững, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh
tranh cao.
Để thực hiện được những mục tiêu đã đặt ra, luận văn đã trình bày
những phương hướng ứng dụng KH - CN để phát triển nông nghiệp Thái
Bình trong thời gian tới. Luận văn đã nêu lên hệ thống các giải pháp đồng bộ,
cơ bản, tổng hợp nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng KH - CN để phát triển nông
nghiệp, góp phần tích cực vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn của tỉnh nhà.107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), Giáo trình kinh tế chính trị Mac - Lenin,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ Nông nghiệp & PTNT (2000), Con đường công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Bộ nông nghiệp & PTNT (2005), Khoa học, công nghệ ngành nông
nghiệp 20 năm đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Cục thống kê Thái Bình (2011), Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình 2010,
Nxb Thống kê.
5. Vũ Đình Cự (2009), “Cách mạng khoa học, công nghệ, những thành tựu
mới và ảnh hưởng của chúng”, Đề cương bài giảng chương trình cao cấp
lý luận chính trị, Học viện Chính trị Hành chính Quốc Gia Hồ Chí Minh,
Hà Nội.
6. Phan Xuân Dũng (2004), Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam, thực trạng
và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
7. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện hội nghị ban chấp hành trung
ương lần thứ 2 về chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000, khóa VIII,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện hội nghị Ban chấp hành trung
ương lần thứ 5 về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn,
khóa IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện hội nghị Ban chấp hành trung
ương lần thứ 7 về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn,
khóa X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Tình hình hoạt động tại Công ty ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Luận văn Kinh tế 0
A Hộ gia đình đối với việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp Luận văn Kinh tế 0
D Khảo sát việc thực hiện đề tài cuối kì môn Thống kê ứng dụng của sinh viên Khoa Kinh Tế - ĐHQG TPHCM Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng bản đồ hiện trạng môi trường thành phần và ứng dụng để xây dựng bản đồ hiện trạng môi trường đất Luận văn Sư phạm 3
H Tạo dựng ảnh hiển vi với tốc độ phân giải siêu cao phục vụ cho các ứng dụng khoa học Luận văn Sư phạm 0
B Ứng dụng thực tại trộn trong đào tạo điện tử (Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại họ Luận văn Sư phạm 0
D Chiến lược phát triển Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Lạng Sơn đến năm 2020 Luận văn Kinh tế 0
T Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong nông nghiệp ở tỉnh Nam Định Luận văn Kinh tế 0
T Các yếu tố cơ bản để các trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ cấp tỉnh thực hiện thành công Kinh tế quốc tế 0
J Nhận diện những rào cản hạn chế khả năng ứng dụng vào thực tiễn của các kết quả nghiên cứu khoa học Kinh tế quốc tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top