nh0c_kute_112

New Member

Download miễn phí Đề tài Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo cách tín dụng chứng từ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Hà Nội





Lời mở đầu 1

Chương I

Khái quát về thanh toán quốc tế theo cách tín dụng chứng từ 2

1.1.Thanh toán quốc tế và tầm quan trọng của nó trong phát triển kinh tế 2

1.1.1.Hoạt động xuất nhật khẩu và xu hướng hội nhập của Việt Nam trong những năm gần đây 2

1.1.2. Thanh toán quốc tế và vai trò của nó trong hoạt động kinh tế đối ngoại 3

1.2.Các cách chủ yếu trong thanh toán quốc tế 7

1.2.1.cách chuyển tiền 8

1.2.2.cách nhờ thu (Collection of Payment) 9

1.2.3.cách thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary of Credit) 11

1.3.Tín dụng chứng từ-Một cách quan trọng trong thanh toán quốc tế 13

1.3.1.Thư tín dụng (Letter of credit-L/C) là công cụ chủ yếu trong cách thanh toán tín dụng chứng từ 14

1.3.2.Các yêu cầu của cách thanh toán tín dụng chứng từ 17

1.3.3.Một số nhận xét về cách thanh toán tín dụng chứng từ 19

Chương II

Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo cách tín dụng chứng từ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn TP. Hà nội 22

2.1.Đôi nét về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà nội 22

2.1.1.Giới thiệu về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tp. Hà nội 22

2.1.2.Tình Hình hoạt động kinh doanh của NHNo &PTNT Hà nội đến cuối năm 2002 24

2.2.Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo cách tín dụng chứng từ tại NHNo &PTNT Hà nội trong những năm gần đây. 27

2.2.1.Phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu 27

2.2.2. Thông báo và thanh toán L/C xuất khẩu. 31

2.2.3.Kết quả thanh toán quốc tế theo cách thanh toán thư tín dụng 35

2.2.4.Một số nhận xét về thanh toán quốc tế theo cách tín dụng chứng từ 37

Chương III

Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo cách tín dụng chứng từ tại NHNo &PTNT Hà Nội 41

3.1.Định hướng phát triển công tác thanh toán quốc tế tại chi nhánh NHNo &PTNT Hà Nội 41

3.2.Một số kiến nghị và giải pháp 42

3.2.1.Kiến nghị đối với cấp lãnh đạo nhà nước 42

3.2.2.Giải pháp đối với ngân hàng 43

Kết luận 51

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:



1.3.3.1.Ưu điểm
-Trong giao dịch thương mại, thông thường người bán cho phép hàng hoá chuyển về phía người mua song vẫn có quyền định đoạt đối với hàng bằng cách giữ chứng từ sở hữu hàng hoá; người mua khi mua hàng lại muốn trả tiền cho người bán sau khi đã nhận được hàng đầy đủ đúng như đã ký kết trong hợp đồng. Do vậy, con đường hợp lý nhất để giải quyết mâu thuẫn này là sử dụng một bên thứ ba độc lập có thể đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên. Trong khi các cách thanh toán khác không giải quyết được mâu thuẫn này một cách trọn vẹn và hợp lý nhất để lựa chọn là thông qua cách tín dụng chứng từ. Theo cách này, tín dụng chứng từ là cam kết trừu tượng độc lập của ngân hàng mở đảm bảo thanh toán cho nhà xuất khẩu ngay cả trong trường hợp người mua không muốn hay không có khả năng thanh toán; thông qua cách này, quyền lợi của người nhập khẩu cũng được bảo về vì nếu người xuất khẩu xuất trình đầy đủ giấy tờ, anh ta mới có thể được ngân hàng mở L/C chấp nhận thanh toán.
-Trong cách tín dụng chứng từ, thư tín dụng đóng vai trò là người cầm cân nảy mực cho cả hai bên tham gia do vậy không bên nào có thể lợi dụng được trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là cả hai bên không được mắc sai sót trong bộ tín dụng chứng từ, nếu không thiệt hại có thể xảy ra cho bất kỳ bên nào.
-cách tín dụng chứng từ là cách thanh toán không dùng tiền mặt giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu. Do vậy, đây là một cách thanh toán an toàn và tiện lợi cho cả hai bên Xuất nhập khẩu.
-Trong cách tín dụng chứng từ có một hình thức tín dụng chứng từ được người nhập khẩu sử dụng là cách dùng L/C trả chậm. Theo cách này, người nhập khẩu vẫn có thể nhập được những loại hàng hoá có giá trị lớn hơn và thời gian hoàn vốn chậm mà chưa phải thanh toán ngay với người xuất khẩu. Trong khi đó, người bán vẫn được ngân hàng đảm bảo thanh toán sau một thời gian đã thoả thuận trong hợp đồng và được ghi vào trong thư tín dụng chứng từ trả ngay, ngân hàng vẫn có thể đứng ra trả tiền cho nhà xuất khẩu với điều kiện khi có hàng người nhập khẩu thanh toán đầy đủ cho ngân hàng và khi đó người nhập khẩu mới có hàng.
-Do tính an toàn cao mà phí để sử dụng cho cách tín dụng chứng từ lại không quá cao, do vậy cách này được cả hai bên xuất và nhập khẩu có thể chấp nhận được.
-Trong cách tín dụng chứng từ, ngân hàng đã tham gia vào thanh toán một cách chủ động vì vậy nếu người mua không muốn trả tiền cho người bán mà các chứng từ hoàn toàn phù hợp thì ngân hàng sẽ đứng ra thanh toán cho người bán. Do đó cách này là sự cam kết thanh toán của ngân hàng đối với người bán, là cơ sở khá chắc chắn để người bán giao hàng cho người mua một cách dứt khoát.
-Trong cách tín dụng chứng từ, ngân hàng có thể thu được lợi nhuận từ các thủ tục phí liên quan đến L/C và lãi suất từ việc cho vay để thanh toán hay từ cho vay ứng trước.
1.3.3.2.Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm, cách này vẫn còn một số nhược điểm sau:
-cách tín dụng chứng từ đòi hỏi cả hai bên Xuất nhập khẩu phải thực hiện đúng hầu như không được có sai sót những nguyên tắc đã được nêu trên. Những sai sót trong các chứng từ của bộ tín dụng chứng từ có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tài chính và uy tín của các công ty và cả ngân hàng.
-Do thư tín dụng độc lập hoàn toàn với hợp đồng ngoại thương mà hai bên Xuất nhập khẩu đã ký kết. Trong trường hợp hàng hoá được chuyển giao cho người nhập khẩu, nếu đúng với thư tín dụng thì người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền, nhưng nếu số hàng này lại không phù hợp với hợp đồng ngoại thương đã được ký kết thì người mua phải chịu và điều này không nằm trong sự điều chỉnh của cách tín dụng chứng từ mà hai bên xuất và nhập khẩu sau đó sẽ phải làm việc với nhau.
-Do cách tín dụng chứng từ quá phụ thuộc vào bộ chứng từ, nên trong một số trường hợp sai sót, nếu không thương lượng được, người ta lại đổi sang các cách thanh toán khác như cách thanh toán nhờ thu kèm chứng từ.
-Trong cách tín dụng chứng từ, ngân hàng đứng ra thanh toán trực tiếp, trong một số trường hợp ngân hàng bên mua chưa giao tiền cho ngân hàng thông báo nhưng bộ chứng từ thanh toán L/C là một bộ chứng từ hoàn hảo. Nếu người hưởng lợi muốn có tiền ngay, ngân hàng thông báo sẽ tuỳ theo yêu cầu của người hưởng lợi có thể hưởng lợi chiết khấu bộ chứng từ hay cho người hưởng lợi vay với điều kiện thế chấp bộ chứng từ. Như vậy, người hưởng lợi sẽ bị giảm sút lợi nhuận do vừa phải trả chi phí liên quan đến L/C và chi phí chiết khấu bộ chứng từ hay trả lãi vay ngân hàng.
Chương II
Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo cách tín dụng chứng từ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn TP. Hà nội
2.1.Đôi nét về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà nội
2.1.1.Giới thiệu về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tp. Hà nội
Theo quyết định số 51 ngày 27/6/1988 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam ra đời đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước. Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà nội (NHNo &PTNT Hà nội) là một chi nhánh cấp 1, loại 1 thuộc NHNo &PTNT Việt Nam, đóng vai trò tạo lập vốn cung cấp các hình thức dịch vụ ngân hàng, đáp ứng các nhu cầu tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn, góp phần thực hiện các mục tiêu, chương trình giải pháp của Thống đốc ngân hàng nhà nước đề ra, định hướng phát triển kinh doanh của NHNo &PTNT Việt Nam và công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Chi nhánh NHNo &PTNT Hà nội có tên giao dịch quốc tế Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development – Hanoi Branch. Trụ sở số 77 Lạc Trung – Quận Hai Bà Trưng – Hà nội
Tháng 9 năm 1991, Quốc hội yêu cầu tách tỉnh và quy hoạch 7 huyện thành cấp tỉnh, NHNo &PTNT Hà nội được giao quản lý 5 huyện: Từ Liêm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Gia Lâm. Với chức năng quản lý này, vai trò phát triển nông nghiệp và nông thôn bị eo hẹp, ngân hàng chủ yếu phục vụ các doanh nghiệp và hộ nông dân trên địa bàn.
Năm 1995, NHNo &PTNT Việt Nam đổi mới và hoàn thiện mô hình tổ chức với hoạt động thí điểm quản lý theo mô hình hai cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà nội. Các chi nhánh cấp huyện chịu sự quản lý của NHNo &PTNT Việt Nam, NHNo &PTNT Hà nội chỉ quản lý chi nhánh ở các quận, huyện nội thành (chi nhánh ngân hàng cấp III). Hoạt động thí điểm này đã tạo nên một bước ngoặt trong hình thức quản lý của NHNo &PTNT Hà nội: từ chủ yếu tập trung kinh doanh ở ngoại thành chuyển về tập trung kinh doanh ở nội thành với một cơ cấu tổ chức bao gồm các phòng ban và ngân hàng cấp III.
Chi nhánh NHNo &PTNT Hà nội là một chi nhánh khá lớn mạnh với s...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T [Free] Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Đống Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại sở giao dịch I ngân h Luận văn Kinh tế 0
R [Free] Một số ý kiến về tăng thu nhập , tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân hàng nông nghiệp Luận văn Kinh tế 0
Y [Free] Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân Hàng Nông nghiệ Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát tri Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh ngân Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh ngân hàng công thương Khu công nghiệ Luận văn Kinh tế 0
A [Free] Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung- Dài hạn tại Chi nhánh ngân hàng đầu tư p Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hoàn thiện hạch toán nguyên liệu, vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tr Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top