b0y_kut3_b791

New Member

Download miễn phí Qui hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020





Vùng Nội Địa có 6 mỏ/ công trường khai thác than, sản lượng dưới 1 triệu tấn/năm, phân bố ở các tỉnh: Thái Nguyên, Lạng Sơn, Đà Nẵng.

*Các mỏ than địa phương có 101 mỏ ( không kể than bùn) phân bố rải rác ở nhiều địa phương, trữ lượng nhỏ, công suất khai thác nhỏ chỉ đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng than của địa phương,

* Và 216 mỏ than bùn phân bố rải rác khắp cả nước.

Bảng thống kê các mỏ/ công trường khai thác than và công suất khai thác hiện tại có trong phụ lục I.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


với tuyến QL18A chưa được giải quyết gây mất an toàn giao thông trên tuyến QL18A, hạn chế năng lực vận tải của tuyến QL18A.
+ Tiến độ đầu tư các cảng lớn, tập trung tại các khu vực theo qui hoạch chậm theo yêu cầu do đó vẫn còn tồn tại một số cảng xuất than nhỏ bố trí trong nội thị các thị xã Uông Bí, Cẩm Phả gây ô nhiễm môi trường một cách đáng kể.
Các vấn đề trên cần được tiếp tục nghiên cứu và giải quyết một cách đồng bộ và triệt để trong các giải pháp qui hoạch phát triển trong thời gian tới để đảm bảo cho ngành than phát triển ổn định, bền vững và thân thiện với môi trường.
5. Bảo vệ môi trường ngành than
Công nghiệp khai thác than có tác động rất lớn đến các thành phần môi trường như: môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí, và cảnh quan của các khu vực,... được đánh giá như sau:
- Một trong các nhân tố có tác động rất lớn đến môi trường là các bãi thải đất đá của các mỏ lộ thiên và các nhà máy tuyển. Đá thải trôi lấp đất đai, sông suối, ven biển và ô nhiễm môi trường không khí. Vì vậy cần thiết nghiên cứu qui hoạch bãi thải một cách hợp lý, chống trôi lấp đá thải và khôi phục đất đai thảm thực vật ở khu đã ngừng khai thác và nước thải ngừng đổ.
- Quá trình khai thác làm mất đi lớp đất mặt, xào trộn các tầng đất đá và ảnh hưởng đến các đối tượng tự nhiên khác nằm trên khu vực có tài nguyên, từng bước làm thay đổi đặc tính môi trường, tác động đến khí hậu và ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước, đất, không khí...
- Các hoạt động khai thác than, đặc biệt là việc khai thác lộ thiên của nhiều năm qua đã để lại hậu quả nghiêm trọng do nạn chặt phá rừng bừa bãi. Rừng tại Quảng Ninh trong những năm qua đã bị suy thoái nghiêm trọng, kể cả các rừng đặc dụng, rừng phòng hộ của các hồ dự trữ nước. Vài năm gần đây, do được chú trọng công tác trồng từng nên độ che phủ rừng của Quảng Ninh có thể đạt tới 43% năm 2005.
- Việc khai thác, chặt phá rừng nhất là ở các khu phòng hộ, rừng cạnh các hồ chưa nước đã làm đất đá thải bồi lấp lòng hồ, làm suy giảm trữ lượng và chất lượng nước. Nước thải của các mỏ các nhà máy, nước thải sinh hoạt không được xử lý trước khi ra môi trường tự nhiên đã làm ô nhiễm nguồn nước ở các hồ, các giếng và khu nước ven biển.
- Công tác vận tải, sàng tuyển và tiêu thụ than do chưa được xem xét bố trí hợp lý cũng gây ra ô nhiễm môi trường. Việc gây ô nhiễm không khí chủ yếu do công tác vận tải, chế biến và tiêu thụ than, các cụm sàng tuyển. Việc hình thành nhiều các cảng nhỏ của các mỏ đã dẫn đến tình trạng than tiêu thụ của các mỏ được vận tải bằng ô tô cắt qua các khu vực dân cư. Bụi, khói, khí thải sinh ra trong quá trình khai thác, vận chuyển và sàng tuyển làm ô nhiễm không khí cần tiến hành các giải pháp về công nghệ vận tải, chống bụi động bộ ở khai trường, trên đường vận chuyển, nơi sàng tuyển than.
- Tình hình suy giảm môi trường trong các khu vực sản xuất than đặc biệt là trong các mỏ hầm lò, các nhà máy sàng tuyển than đã ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của công nhân lao động ngành than, tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp có chiều hướng gia tăng. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng dân cư ở những nơi môi trường suy thoái liên quan đến sản xuất than.
Quá trình khai thác than hàng trăm năm đã để lại những hậu quả nặng nề về môi trường, đặc biệt là khu vực Quảng Ninh. Trong các năm gần đây nganh than Việt Nam đã có những cố gắng đáng kể trong công tác bảo vệ môi trường tại các khu vực khai thác và sản xuất than. Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ môi trường là vấn đề rất to lớn của toàn xã hội. Để bảo vệ môi trường vùng than Quảng Ninh, phát triển ngành than một cách bền vững cần có sự quan tâm thích đáng của Nhà nước, Tập đoàn công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh.
II. Hiện trạng phân bố ngành than
1. Phân bố tài nguyên than
Theo kết quả thăm do khảo sát trữ lượng than tính đến 01/01/2006 là khoảng 5.882.885 ngàn tấn bao gồm 4 chủng loại: than antraxit, than ábitum, than nâu và than bùn.
Trong đó, phân bố chủ yếu ở vùng Quảng Ninh, nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Chủ yếu tập trung ở tiểu vùng phía tây của tỉnh Quảng Ninh, kéo dài từ Phả Lại qua Đông Triều đến Hòn Gai, Cẩm Phả- Mông Dương- Cái Bầu- Vạn Hoa dài 130 km, rộng từ 10 đến 30 km. Trữ lượng vùng than Quảng Ninh vào khoảng 3.863.947 ngàn tấn, chiếm 65,7% tổng trữ lượng than toàn quốc. Than Quảng Ninh là chủng loại than antraxit, chất lượng tốt, phân bố vào 3 vùng chính: Vùng Hòn Gai, vùng Uông Bí, vùng Cẩm Phả.
Thứ hai là bể than đồng bằng sông Hồng, nằm trọn trong vùng đồng bằng sông Hồng, có đỉnh là Việt Trì và cạnh đáy là đường bờ biển kéo dài từ Ninh Bình đến Hải Phòng, thuộc các tỉnh: Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Sơn Tây, Hà Nam, Phủ lý, Phúc Yên, Vĩnh Yên và dự kiến kéo dài ra vùng thềm lục địa của biển Đông Việt Nam, với diện tích khoảng 3500 km2. Trong đó đã tiến hành khảo sát trữ lượng vùng than Khoái Châu thuộc tỉnh Hưng Yên (có diện tích khoảng 80 km2) và khảo sát tỉ mỉ mỏ than Bình Minh (thuộc vùng than Khoái Châu, diện tích khoảng 25 km2). Trữ lượng than theo kết quả khảo sát tính đến 01/01/2006 vào khoảng 1.580.956 ngàn tấn, chiếm 26,9% tổng trữ lượng than toàn quốc. Than vùng Khoái Châu- Hưng Yên thuộc chủng loại than ábitum, chất lượng không tốt bằng than antraxit ở vùng Quảng Ninh.
Vùng phân bố lớn thứ 3 là vùng than Nội Địa, bao gồm một số mỏ than ở các tỉnh: Thái Nguyên, Lạng Sơn, Đà Nẵng. Trữ lượng khoảng 165.109, chiếm 2,8% tổng trữ lượng than toàn quốc. Than vùng nội địa thuộc chủng loại than antraxít, than abitum và than nâu. Trữ lượng than không lớn, phân bố nhỏ lẻ nên vùng than này chủ yếu được khai thác để phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng tại địa phương, như phục vụ cho công nghiệp thép ở Thái nguyên,...
Thứ tư, còn lại là các mỏ than địa phương (trừ than bùn). Trữ lượng nhỏ khoảng 37.434 ngàn tấn, chiếm 0,6% tổng trữ lượng than toàn quốc. Do trữ lượng nhỏ lại phân bố manh mún, nên việc khai thác các mỏ than địa phương chủ yếu là để tiêu thụ ngay tại địa phương phục vụ cho tiêu dùng của nhân dân trong vùng.
Riêng về than bùn, Than bùn ở Việt Nam có trữ lượng vào khoảng 235.438 ngàn tấn, chiếm 4% tổng trữ lượng than toàn quốc (đã trừ đi trữ lượng than bùn bị tiêu huỷ do cháy rừng tại U- Minh, khoảng 165.446 ngàn tấn). Trong đó: miền Bắc là 13.869 ngàn tấn, miền Nam là 221.569 ngàn tấn. Than bùn cho nhiệt lượng ít, nhiều tro, hàm lượng lưu huỳnh cao nên việc sử dụng làm năng lượng bị hạn chế. Tuy nhiên, than bùn có thể làm phân bón rất tốt, vì vậy khai thác và sử dụng than bùn có ý nghĩa lớn đối với ngành công nghiệp phân bón- hoá chất. Các mỏ than bùn nước ta phân bố khá rộng và đều khắp cả nước. Tổng số điểm và mỏ than bùn có trên 216 điểm. Ở miền Bắc và miền Trung các mỏ thường là loại nhỏ và vừa. Các mỏ than bùn lớn tập trung ở các tình đồng bằng Nam Bộ. Tài nguyên than bùn phân bố rải rác và đều trên khắp cả nước là một ưu đãi của ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T [Free] Một số vấn đề về qui hoạch sử dụng đất ở đô thị việt nam và giải pháp Tài liệu chưa phân loại 0
P [Free] Qui chế pháp lý chung về đấu thầu trong xây lắp và thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH Cavico Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Giải pháp nhằm hoàn thiện qui trình nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty Điện máy- Xe đạp- Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Phân tích nội dung qui luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược l Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm định dự thảo văn bản qui phạm pháp l Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Từ luật khiếu nại, tố cáo suy nghĩ về nội dung thẩm tra, thẩm định dự án, dự thảo văn bản qui Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Nhận diện đặc trưng của văn bản qui phạm pháp luật - Tiền đề của hoạt động thẩm địn Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Tiểu luận Tìm hiểu một số qui định của pháp luật về nhượng quyền thương mại Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Chứng minh rằng quá trình xây dựng, hoàn thiện các quy định về cách xác định và qui Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Đề tài Hình thức và nội dung của hợp đồng dân sự theo qui định của pháp luật hiện hành – Nhận Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top