trinhhoa85

New Member

Download miễn phí Đề tài Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc





Sau 8 năm thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, tỉnh Vĩnh Phúc đã thu được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, tạo cho tỉnh một vị thế mới đối cả nước và vùng Đồng Bằng Sông Hồng:

 Vĩnh Phúc đã trở thành một tỉnh có ngành công nghiệp khá phát triển với vai trò động lực là ngành cơ khí chế tạo và lắp ráp các phương tiện vận tải (ô tô, xe máy, xe đạp) và đang trở thành trung tâm công nghiệp lớn của Vùng;

 Với vị trí địa lý thuận lợi và với các cơ chế chính sách liên tục được hoàn thiện, Vĩnh Phúc đang trở thành một địa chỉ hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược huy động các nguồn vốn FDI vào tăng trưởng kinh tế của Vùng và cả nước;

 Trong các năm gần đây, quy mô nguồn thu ngân sách tỉnh ngày càng lớn, đóng góp quan trọng vào ngân sách quốc gia và dành cho đầu tư phát triển;

 Với tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng, Vĩnh Phúc đang trở thành một trung tâm du lịch lớn của vùng;

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ho nền kinh tế của tỉnh phát triển không có đột phá. Như vậy, nếu cố định các yếu tố khác thì đây là xu thế Đầu tư không đúng, không phù hợp với nguyên tắc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm trong điều kiện vốn có hạn.
3.7. Quan hệ giữa Đầu tư và tăng trưởng GDP :
Vốn đầu tư vào các ngành khác nhau không chỉ mang lại mức độ tăng trưởng khác nhau cho các ngành riêng biệt mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế . Tỷ lệ đầu tư vào các ngành khác nhau cũng mang lại sự chuyển dịch lớn về cơ cấu của GDP, bởi vì đối với mỗi ngành mức độ đóng ghóp của vốn khác nhau :
Biểu 25 :Quan hệ giữa Đầu tư và tăng trưởng GDP
Đơn vị : %
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Nhịp độ bình quân thời kỳ
00 -05
1. Tốc độ tăng GDP
10.7
11.9
12.9
19.5
14.6
14.7
14.7
2. Tốc độ tăng VĐT
20.37
32.2
34.9
24.4
20.9
19.9
26.35
3. Tốc độ phát triển các ngành
NLN - TS
12
5.5
7.7
7.05
6.9
6.92
6.85
CN & XD
14.7
16.32
18.17
28.5
23.8
23.86
22
DV
10.07
13.5
11.25
19.2
7.4
7.3
11.65
Phi NN
( = CN & DX + DV)
11.23
15.13
15.3
24.8
17.5
18.05
18.1
4. Tốc độ tăng lao động trong các ngành KTQD
2.9
3.2
3.13
3.64
2.99
1.72
2.0
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc. Xử lý theo số liệu thống kê
Theo biểu 25 , ta có thể thấy :
- Trong vòng 5 năm ( 2000 - 2005 ) tốc độ tăng của GDP từ 10.7 % lên 14.7% ( tăng 4 %); tốc độ tăng vốn đầu tư từ 20.37%( năm 2000) lên 26.35%( năm 2005).
- Tốc độ phát triển các ngành trong GDP :
+ Ngành Nông lâm nghiệp : tốc độ phát triển giảm từ 12% ( năm 2000) xuống còn 6.85% ( năm 2005)
+ Ngành CN & XD : Tốc độ phát triển tăng từ 14.7%( năm 2000) lên 22 % ( năm 2005)
+Ngành DV : cũng có xu hướng tăng cao : từ 10.07%( năm 2000) lên 11.65%( năm 2005)
3.8. Một số tác động khác của đầu tư đến kết quả kinh tế, xã hội của tỉnh
Nhìn một cách tổng thể, việc tích cực huy động các nguồn vốn và đầu tư phát triển đã góp phần quyết định sự phát triển có tính bứt phá của tỉnh, sự phát triển nhanh chóng và toàn diện trong những năm vừa qua, làm cho nền kinh tế của Vĩnh Phúc tăng nhanh, từ chỗ thu ngân sách chỉ khoảng vài chục ngìn tỷ nay đã đạt mức khoảng 3 ngàn tỷ đồng. Hiện Vĩnh Phúc và Bình Dương, Hưng Yên, Đồng Nai đang là những tỉnh có bước phát triển khá nhất so các tỉnh khác, đặc biệt về thu hút đầu tư từ tỉnh ngoài và từ nước ngoài. Tỷ lệ đầu tư xã hội trên GDP đạt mức khá cao, khoảng trên 40% ( trong khi tỷ lệ này của cả nước cũng chỉ đạt khoảng 38%
Biểu 26: Đánh giá Kết quả và Hiệu quả Đầu tư
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
2005
1. ĐTXH / GDP(%)
27.9
32.9
39.4
40.9
43.2
45.2
2. ICOR
2.47
3.09
3.44
2.51
3.38
3.53
3. NSLĐ
5.2
5.6
6.1
7.1
7.9
8.9
4. Tỷ lệ thất nghiệp(%)
7.1
7.4
7.4
7.12
7.08
7.05
5. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị (%)
4.0
3.8
2.5
2.37
2.2
2.0
6. Tỷ lệ đói nghèo(%)
12.26
10.91
9.7
8.7
7.0
5.6
7. GDP / NG
( Triệu đ )
3.53
3.94
4.62
5.66
6.8
8.2
8. KWH/GDP
0.61
0.58
0.57
0.55
0.53
0.51
9. Thu ngân sách / GDP(%)
17.5
18.9
31.4
27.9
26.9
17.5
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc; Báo cáo tình hình
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc năm 2005. Xử lý theo số liệu thống kê
Từ những phân tích nêu trên cho thấy đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc có quan hệ mật thiết với nhau. Tương ứng với tỷ lệ đầu tư xã hội trên GDP tăng thì cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh và nhờ đó tốc độ tăng GDP cao; đồng thời các chỉ tiêu phản ánh về hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế khá rõ, trong đó nổi bật là năng suất lao động tăng, tiêu hao điện năng trên một đơn vị GDP giảm, GDP/người tăng, tỷ lệ đóighèo giảm....Diều này còn được thể hiện cụ thể bơỉ đầu tư và chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành.
Kết quả và hiệu quả của đầu tư tuy chưa bóc tách riêng ra được nhưng nếu quan sát các chỉ tiêu tổng hợp cũng phần nào thấy được điều mà chúng ta muốn nói tới:
(1) - Tốc độ tăng GDP cao và có chiều hướng tăng liên tục trong 5 năm vừa qua. Do đó GDP/người cũng tăng lên.
(2) - Trong 5 năm 2001 - 2005, năng suất lao động tăng lên, gấp khoảng 1,8 lần, từ khoảng 5,2 triệu đồng/ lao động lên 8,9 triệu đồng/lao động.
(3) - Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ mức 7,1% năm 2000 xuống còn khoảng 6% vào năm 2005.
Với cơ cấu kinh tế như đã trình bày và căn cứ vào những kết quả phan tích ở biểu trên cho thấy về cơ bản trong những năm vừa qua cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc chuyển dịch tương đối đúng hướng và đem lại kết quả, hiệu quả rõ rệt: nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định (13 -14%), tỷ lệ đói cùng kiệt giảm liên tục (giảm được 6,6 điểm phần trăm), duy trì tỷ lệ thu ngân sách khoảng 26%, tiêu hao điện năng giảm từ 0,61 xuống 0,51, GDP bình quân đầu người trên địa bàn tăng từ 1,4 trđ ( năm 1995) lên 5,1 triệu đồng (năm 2005).
3.9. Xu hướng phát triển của mối quan hệ giữa Đầu tư và Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tr ên đ ịa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2000 - 2005
Qua những phân tích trên cho thấy cơ cấu đầu tư ảnh hưởng quyết định đến hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc. Đầu tư vào những ngành chủ lực có lợi thế cạnh tranh như đã đề cập và đầu tư mạnh vào kết cấu hạ tầng sẽ đem lại sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của tỉnh. Vì thế trong tương lai cần tiếp ục đầu tư theo hướng này. Tức là đầu tư nhiều hơn cho kết cấu hạ tầng và cho phát triển các sản phẩm chủ lực mà tỉnh có lợi thế so sánh cũng như các nhà đầu tư quan tâm nhiều.
Trừ năm 2000, theo con số thống kế cứ tăng đầu tư vào khu vực phi nông nghiệp 1% và tăng đầu tư vào kết cấu hạ tầng 1,2% thì tỷ trọng cácc ngành phi nông nghiệp có thể tăng khoảng 1,5 - 2%. Có thể chưa thật chính xác nhưng cũng cho phép đưa ra một hệ số tương quan để dự báo quan hệ tăng vốn đầu tư cho khu vực phi nông nghiệp và việc thay đổi cơ cấu kinh tế trong tương lai. Đây là vấn đề có ý nghiã quan trọng trong phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô của tỉnh Vĩnh Phúc.
Biểu 27 : Cơ cấu đầu tư và cơ cấu kinh tế
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
2005
Cơ cấu ĐT
100
100
100
100
100
100
Nông nghiệp
5,76
9,6
7,61
7,6
7,4
7,2
Phi nông nghiệp
94,24
90,38
92,39
92,4
92,6
92,8
Cơ cấu KT
100
100
100
100
100
100
Nông nghiệp
33,2
31,3
29,9
26,7
24,9
23,3
Phi nông nghiệp
66,8
68,7
70,1
73,3
75,1
77,3
ĐTPT Sản xuất
75,5
77,1
77
74,3
73,1
73,5
ĐT vào KCHT
24,5
22,9
23
25,7
26,9
26,5
Nguồn: N ên giám thống k ê tỉnh Vĩnh Phúc. X ử lý theo số liệu thống kê.
Xem xét xu hướng đầu tư theo ngành cho thấy, trong giai đoạn 1996 - 2000 , quy mô đầu tư cho các ngành kinh tế đều có xu hướng giảm, kể cả đầu tư công nghiệp, dịch vụ (vận tải, tài chính, tín dụng, nhà hàng ). 5 năm gần đây ( 2000 - 2005), đầu tư có xu thế phục hồi, tăng mạnh trở lại, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ (đạt tốc độ tăng vốn đầu tư gần 50%). Tuy nhiên, cần nhận thấy rằng, đầu tư công nghiệp và dịch vụ vẫn chưa đủ mạnh so với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh. Nhất là chưa đóng góp nhiều cho gia tăng thu nhập của phần lớn lực lượng lao động của tỉnh hiện nay vẫn tham gia chủ yếu vào hoạt động nông nghiệp và dịch vụ. Đây ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N [Free] Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Thực trạng và 1 số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý và hoạt động tác nghiệp tại hiệu sách Nguyễn Văn C Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Hoàn thiện công tác quản trị tài sản bảo đảm là bất động sản trong hoạt động cho vay tại sàn Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tạo động lực cho người lao động ở công ty xâ Luận văn Kinh tế 0
Q [Free] Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay tại ngân hàng ngoại thương Hà Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Công tác thu thập, xử lý, cung cấp thông tin của văn phòng Bộ công nghiệp phục vụ hoạt động q Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động ngoài nước nhằm đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động Luận văn Kinh tế 0
Q [Free] Tác động làm ô nhiễm bầu không khí tập thể của điều phối hoạt động trong doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý lao động hướng dẫn nhằm nâng cao chất lượng chương trì Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top